CODEIGNITER 3X
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Bài 13: Tìm Hiểu Helper Date Trong Codeigniter

Trong bài này bạn sẽ được học:

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.
  1. Giới thiệu về helper date.
  2. Các hàm thông dụng.

Lưu ý:
Tôi sử dụng Codeigniter version 2.1.4.
Tên folder của tôi là citest cho bài viết này.

Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu sâu hơn về các helper mà CI đã cung cấp, nếu bạn nào chưa hiểu rõ khái niệm về helper thì xin mời xem lại bài helper này , do bài viết này chỉ tập trung vào các hàm thông dụng và trong thực tế thì hầu như là ít lập trình viên nào sử dụng helper date, nên tôi sẽ không nói quá nhiều về cách thức hoạt động của nó.

Giới thiệu về helper date:

Khi các bạn bắt tay xây dựng hoàn chỉnh một ứng dụng website thì ít nhất chúng ta phải xử lý một số chức năng có liên quan đến thời gian & ngày,tháng,năm , đối với PHP thuần thì chúng ta cũng có vài hàm xử lý vấn đề này, nhưng chúng ta đang làm việc trên nền tảng framework CI, nói nôm na helper date cung cấp cho chúng ta đầy đủ các hàm để xử lý các vấn đề về thời gian.Chúng ta sẽ đi qua từng hàm để biết cách sử dụng chúng.

Cấu hình helper date:

Để sử dụng được toàn bộ các hàm bên trong nó, việc đầu tiên vẫn phải load helper vào controller bằng cú pháp sau.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

$this->load->helper('date');
Sau khi hoàn tất quy trình này, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng toàn bộ hàm của helper date một cách thoải mái.

Các hàm thông dụng trong helper date:

now():

Hàm này trả về thời gian hiện tại trong hệ thống Unix.

Kiểu thời gian trả về có thể là thời gian local của vị trí đặt Server của hệ thống hoặc thời gian chuẩn GMT, chúng ta có thể thiết lập kiểu trả về bằng cách cấu hình lại ở vị trí $config['time_reference'] trong file config.php.
 
Nếu thiết lập giá trị nó là local thì hàm now() này không khác gì hàm time() trong php thuần.
 

mdate():

Hàm này tương đương với hàm date() của php thuần, chỉ khác ớ chỗ là mỗi kiểu hiển thị date thì phải bắt đầu bằng prefix %. Cái này rất hữu ích nếu chúng ta muốn hiển thị thông tin theo ngày, tháng, năm.
 

Ví dụ:

$dates = "Nam: %Y Thang: %m Ngay: %d - %h:%i %a";
$time = time();

echo mdate($dates, $time);

Mấy tham số trên nếu các bạn đã biết php thuần thì tôi cũng không cần phải giải thích làm gì, vì nó thuộc về basic rồi nhé.

days_in_month():

Hàm này giúp chúng ta đếm số ngày trong một tháng, ví dụ nếu các bạn muốn biết số ngày trong tháng 5 có bao nhiêu ngày thì chúng ta có cú pháp sau.

echo days_in_month(05, 2014);

Kết quả sẽ trả về con số 31, không tin thì mở lịch ra xem nhé :D

timezone_menu():

Hàm này giúp chúng ta có được list danh sách toàn bộ múi giờ thế giới với cú pháp sau.

echo timezone_menu('UM8');

Danh sách múi giờ trên thế giới.

  • UM12 - (UTC - 12:00) Enitwetok, Kwajalien
  • UM11 - (UTC - 11:00) Nome, Midway Island, Samoa
  • UM10 - (UTC - 10:00) Hawaii
  • UM9 - (UTC - 9:00) Alaska
  • UM8 - (UTC - 8:00) Pacific Time
  • UM7 - (UTC - 7:00) Mountain Time
  • UM6 - (UTC - 6:00) Central Time, Mexico City
  • UM5 - (UTC - 5:00) Eastern Time, Bogota, Lima, Quito
  • UM4 - (UTC - 4:00) Atlantic Time, Caracas, La Paz
  • UM25 - (UTC - 3:30) Newfoundland
  • UM3 - (UTC - 3:00) Brazil, Buenos Aires, Georgetown, Falkland Is.
  • UM2 - (UTC - 2:00) Mid-Atlantic, Ascention Is., St Helena
  • UM1 - (UTC - 1:00) Azores, Cape Verde Islands
  • UTC - (UTC) Casablanca, Dublin, Edinburgh, London, Lisbon, Monrovia
  • UP1 - (UTC + 1:00) Berlin, Brussels, Copenhagen, Madrid, Paris, Rome
  • UP2 - (UTC + 2:00) Kaliningrad, South Africa, Warsaw
  • UP3 - (UTC + 3:00) Baghdad, Riyadh, Moscow, Nairobi
  • UP25 - (UTC + 3:30) Tehran
  • UP4 - (UTC + 4:00) Adu Dhabi, Baku, Muscat, Tbilisi
  • UP35 - (UTC + 4:30) Kabul
  • UP5 - (UTC + 5:00) Islamabad, Karachi, Tashkent
  • UP45 - (UTC + 5:30) Bombay, Calcutta, Madras, New Delhi
  • UP6 - (UTC + 6:00) Almaty, Colomba, Dhaka
  • UP7 - (UTC + 7:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  • UP8 - (UTC + 8:00) Beijing, Hong Kong, Perth, Singapore, Taipei
  • UP9 - (UTC + 9:00) Osaka, Sapporo, Seoul, Tokyo, Yakutsk
  • UP85 - (UTC + 9:30) Adelaide, Darwin
  • UP10 - (UTC + 10:00) Melbourne, Papua New Guinea, Sydney, Vladivostok
  • UP11 - (UTC + 11:00) Magadan, New Caledonia, Solomon Islands
  • UP12 - (UTC + 12:00) Auckland, Wellington, Fiji, Marshall Island

standard_date():

Hàm này giúp chúng ta tạo ra các mốc thơi gian theo tiêu chuẩn nào đó với cú pháp sau.

$format = 'DATE_RFC822';
$time = time();

echo standard_date($format, $time);  

Tham số đầu tiên chứa kiểu chuẩn thời gian, tham số thứ 2 chứa thời gian theo chuẩn unix.

Các định dạng hỗ trợ:

  • DATE_ATOM : 2005-08-15T16:13:03+0000
  • DATE_COOKIE : Sun, 14 Aug 2005 16:13:03 UTC
  • DATE_ISO8601 : 2005-08-14T16:13:03+00:00
  • DATE_RFC822 : 14 Aug 05 16:13:03 UTC
  • DATE_RFC850 : Sunday, 14-Aug-05 16:13:03 UTC
  • DATE_RFC1036 : Sunday, 14-Aug-05 16:13:03 UTC
  • DATE_RFC1123 : Sun, 14 Aug 2005 16:13:03 UTC
  • DATE_RFC2822 : Sun, 14 Aug 2005 16:13:03 +0000
  • DATE_RSS : Sun, 14 Aug 2005 16:13:03 UTC
  • DATE_W3C : 2005-08-14T16:13:03+0000

Kết thúc bài học:

Với helper date chúng ta được cung cấp rất nhiều hàm dùng để xử lý vấn đề thời gian, và tôi chỉ liệt kê một số hàm thông dụng hay dùng mà thôi, nếu các bạn muốn hiểu sâu hơn thì mở user guide của nó và xem thêm, hoặc có thể google tìm theo bài viết hướng dẫn về nó. Ở loạt bài tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu một số helper thông dụng khác.

Cùng chuyên mục:

Chia sẻ theme web blog mobile đơn giản (Theme FMB1)

Chia sẻ theme web blog mobile đơn giản (Theme FMB1)

Freetuts Mobile Blog được code trên nền tảng PHP và MySQL, sử dụng Codeigniter Framework.

Bài 19: Rewrite URL trong Codeigniter

Bài 19: Rewrite URL trong Codeigniter

Sau một khoảng thời gian không đụng tới Codeigniter thì hôm nay lại có dịp…

Tìm hiểu quy trình load model trong codeigniter

Tìm hiểu quy trình load model trong codeigniter

Việc load model rất quen thuộc với những bạn sử dụng framwork codeigniter nhưng đôi…

Tự tạo thư viện load widget trong codeigniter

Tự tạo thư viện load widget trong codeigniter

Như các bạn biết mặc định hệ thống của Codeigniter hoạt động theo mô hình…

Hướng dẫn custom bộ core codeigniter

Hướng dẫn custom bộ core codeigniter

Có khi nào bạn đặt câu hỏi có nên sửa các file nằm trong bộ…

Bài 18: Tìm Hiểu Library Shopping Cart trong Codeigniter

Bài 18: Tìm Hiểu Library Shopping Cart trong Codeigniter

Chào mừng các bạn đã quay trở lại freetuts.net. Như vậy ở bài trước chúng…

Bài 17: Xây dựng crud add - update - edit user

Bài 17: Xây dựng crud add - update - edit user

Crud là một thuật ngữ không hề xa lạ với dân lập trình, nó là…

Bài 16: Kỹ thuật master layout trong codeigniter

Bài 16: Kỹ thuật master layout trong codeigniter

Đây là một vấn đề mở rộng mà CI không đề cập trong user guide,…

Bài 15: Tìm Hiểu Helper Language Trong Codeigniter

Bài 15: Tìm Hiểu Helper Language Trong Codeigniter

Trong bài viết này , chúng ta chỉ tìm hiểu ở khái niệm cơ bản…

Bài 14: Tìm Hiểu Helper Text Trong Codeigniter

Bài 14: Tìm Hiểu Helper Text Trong Codeigniter

Nhìn tiêu đề, hẳn các bạn đã đoán ra hôm nay chúng ta sẽ tìm…

Bài 12: Đóng dấu watermark image trong codeigniter

Bài 12: Đóng dấu watermark image trong codeigniter

Đầu tiên xin gửi lời cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi…

Bài 11: Tìm Hiểu Library Image Trong Codeigniter

Bài 11: Tìm Hiểu Library Image Trong Codeigniter

Kết thúc bài trước, chúng ta đã hoàn thành khá xuất sắc phần upload hình…

Bài 10: Tìm hiểu library upload trong codeigniter

Bài 10: Tìm hiểu library upload trong codeigniter

Chào mừng các bạn đã quay trở lại freetuts.net, đã lâu rồi tôi không viết…

Bài 9: Tìm Hiểu Library Form Validation

Bài 9: Tìm Hiểu Library Form Validation

Cho tới bài viết này, chắc hẵn các bạn đều đã biết rõ cách load…

Bài 8: Tìm hiểu Helper Url Và Form Trong Codeigniter

Bài 8: Tìm hiểu Helper Url Và Form Trong Codeigniter

Trong Codeigniter Framework nó chia ra 2 khái niệm đó là helper & library, vậy…

Bài 7: Load Library Pagination Trong Codeigniter

Bài 7: Load Library Pagination Trong Codeigniter

Đây là một library cũng khá là phổ biến, hay được sử dụng trong quá…

Bài 6: Load Library Database Trong Codeigniter

Bài 6: Load Library Database Trong Codeigniter

Tôi sẽ không giới thiệu về library này mà sẽ xoáy sâu vào các thao…

Bài 5: Load Library Session Trong Codeigniter

Bài 5: Load Library Session Trong Codeigniter

Đây là một thư viện khá là quan trọng , trong framework CI (Codeigniter) .…

Bài 4: Load Model Trong Codeigniter

Bài 4: Load Model Trong Codeigniter

Trong Codeigniter để kết nối với Database chúng ta phải cấu hình thông tin cho…

Bài 3: Load View Trong Codeigniter

Bài 3: Load View Trong Codeigniter

Trong Codeigniter tất cả các Views đều được đặt trong thư mục application/views. Các bạn…

Top