Root Android với hai cách dùng và không dùng máy tính
Root điện thoại Android có lẽ là cụm từ không còn quá xa lạ gì đối với những người yêu thích công nghệ và những ai muốn vọc vạch nghiên cứu những điều mới mẻ về công nghệ.
Còn đối với những người lần đầu mới tham gia tìm hiểu về vấn đề này, thường có những thắc mắc chung như root điện thoại là gì? root có làm hư hại đến điện thoại hay không? Và những cách dùng để root điện thoại Android là gì?
Tất cả những thắc mắc này sẽ được đề cập trong bài viết hướng dẫn root Android với hai cách dùng và không dùng máy tính ngay sau đây.
1. Root điện thoại là gì?
Trước tiên, bạn cần phải hiểu rõ định nghĩa về cụm từ này. Root máy là thao tác cho phép người dùng các thiết bị công nghệ chạy hệ điều hành Android có quyền truy cập và dành quyền kiểm soát cao nhất vào hệ thống Android. Việc Root điện thoại sẽ giúp bạn thỏa sức tùy chỉnh các cài đặt trên hệ thống cũng như có thể vượt qua rào cản bảo mật cao nhất của nhà sản xuất điện thoại đưa ra.
Sau khi root máy thành công, người dùng có thể gỡ bỏ hoàn toàn các ứng dụng rác, những ứng dụng được cài đặt sẵn trên điện thoại mà bạn sẽ chẳng bao giờ đụng tới nhằm tiết kiệm dung lượng bộ nhớ và cải thiện hoạt động của thiết bị.
2. Những điều cần biết trước khi root điện thoại Android
Nếu đây là lần đầu tiên bạn root điện thoại Android, thì sau đây sẽ là một vài điều mà bạn cần ghi nhớ:
Trước khi root điện thoại, bạn nên kích hoạt chế độ gỡ lỗi USB và bật chế độ cài đặt ứng dụng từ Nguồn không xác định.
Nên sao lưu đầy đủ dữ liệu của bạn trước khi root điện thoại của bạn nếu không may những rủi ro có thể xảy ra.
Nên nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng các quá trình root điện thoại Android cũng như chuẩn bị sẵn những thiết bị, phụ kiện cần thiết để sẵn sàng cho việc root.
Hầu hết các ứng dụng root Android có trên CH Play đều không thể root máy được, nên bạn không cần mất công tải các ứng dụng root đó về làm gì cả.
Những điều cần lưu ý:
Root điện thoại luôn tiềm ẩn những rủi ro, nếu không biết root điện thoại đúng cách sẽ khiến cho máy của bạn có thể bị hư hỏng hoặc trở thành một “cục gạch” đúng nghĩa.
Root có thể làm mất quyền bảo hành điện thoại của bạn.
Root Android được hiểu giống như là hack, nên ở một số quốc gia, root Android là hành động bất hợp pháp.
3. Root Android không cần dùng máy tính
Trong phần này, chúng tôi đã đưa ra 2 ứng dụng phần mềm root Android tốt nhất mà bạn có thể sử dụng mà không cần dùng đến máy tính. Về cơ bản, đây đều là những ứng dụng root chỉ với vài thao tác đơn giản mà không cần cài đặt thêm phần mềm root trên máy tính. Để ứng dụng root này hoạt động, bạn cần phải tải xuống APK và cài đặt ứng dụng trên thiết bị Android của bạn. Sau khi cài đặt, bạn có thể bắt đầu root thiết bị của mình.
Ứng dụng KingRoot
Một trong những ứng dụng root Android phổ biến nhất chính là KingRoot.
Với hơn một triệu lượt tải xuống, KingRoot là một trong những công cụ tốt và nhanh nhất để root các thiết bị Android. Bạn chỉ cần tải xuống APK và cài đặt rồi sau đó khởi chạy ứng dụng để bắt đầu root, thật dễ dàng phải không nào?
Về cơ bản, KingRoot được coi là công cụ root dành cho những người không có nhiều thời gian bận rộn và không am hiểu nhiều về root. Họ chỉ muốn root thiết bị mà không muốn gặp phải các rắc rối nào. Ứng dụng này có thể hoạt động trên hầu hết các thiết bị, đặc biệt là các thiết bị chạy hệ điều hành Android từ 2 đến 5.0.
Cách root Android bằng ứng dụng KingRoot như sau:
Bước 1: Trên trình duyệt của bạn, hãy truy cập vào www.kingroot.net và tải xuống APK KingRoot.
Bước 2: Cài đặt ứng dụng KingRoot.
Bước 3: Nhấn vào “Try It”, sau đó nhấn vào “Get Now”. Ứng dụng sẽ bắt đầu root thiết bị của bạn.
Ứng dụng Root Master
Nếu bạn chưa quen với việc root Android nhưng vẫn muốn thực hiện, thì một ứng dụng được khuyên dùng cho người mới bắt đầu đó là ứng dụng Root Master.
Tương tự như các ứng dụng root khác, ứng dụng Root Master cũng cung cấp tính năng root chỉ với vài thao tác. Đơn giản là bạn chỉ cần tải xuống APK và cài đặt nó. Sau khi hoàn tất, tất cả những gì bạn phải làm là khởi chạy ứng dụng rồi chạm vào “Root Now”.
Đây là công cụ root đơn giản và nhanh chóng nhất có mặt trên Android mà bạn có thể sử dụng. Các bước root bằng ứng dụng Root Master như sau:
Bước 1: Tải xuống APK Root Master.
Bước 2: Cài đặt và khởi chạy nó. Nhấn vào nút Start để bắt đầu root.
Nếu thiết bị của bạn tương thích với ứng dụng, bạn sẽ được nhắc nhở và tiến hành root.
4. Root Android với máy tính
Chúng tôi sẽ giới thiệu 2 phần mềm root Android tốt nhất được sử dụng qua máy tính. Điều này sẽ yêu cầu bạn kết nối điện thoại với máy tính để root. Tốt nhất là bạn nên đảm bảo rằng tất cả các yêu cầu cần thiết của các ứng dụng này sẽ được đáp ứng đầy đủ để việc root Android có thể thực hiện suôn sẻ. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng các loại dây cáp chất lượng để tránh quá trình root bị gián đoạn và gặp rủi ro.
Ứng dụng iRoot
Một trong những công cụ tốt và đơn giản nhất mà được nhiều người khuyên dùng để root điện thoại Android trên máy tính chính là ứng dụng iRoot.
Ưu điểm của ứng dụng này đó là phần mềm miễn phí, tỷ lệ root thành công cao và hỗ trợ nhiều các phiên bản Android mới.
Phần mềm iRoot có 2 phiên bản khác nhau, một là phiên bản máy tính và hai là phiên bản ứng dụng trên Android. Trong bài viết này, chúng mình sẽ hướng dẫn cách root bằng ứng dụng iRoot trên máy tính.
Bước 1: Tải xuống và cài đặt công cụ iRoot PC trên máy tính.
Bước 2: Kết nối điện thoại Android của bạn với máy tính thông qua cáp USB.
Trên màn hình máy tính, nhấn vào Connect device.
Bước 3: Cài đặt trình điều khiển Driver của điện thoại bạn bằng cách tìm Driver trên trang web của nhà sản xuất.
Bước 4: Khi thiết bị của bạn được máy tính phát hiện, iRoot sẽ hỏi bạn có muốn bắt đầu root hay không. Nhấn vào nút Root để bắt đầu root.
Thiết bị của bạn sau đó sẽ được nhắc khởi động lại sau khi root.
Ứng dụng KingoRoot
KingoRoot cũng là một phần mềm root miễn phí phổ biến dành cho Android. Giống như phần mềm root ở trên, KingoRoot cũng có khả năng root chỉ bằng một cú nhấp chuột. Phần mềm này có tỷ lệ thành công cao cho các thiết bị chạy Android 2.3 cho đến 7.0.
Tuy nhiên, đối với phiên bản Android 8 trở lên, việc root trên các thiết bị này sẽ khó khăn hơn. Ưu điểm của phần mềm này là nó hoàn toàn miễn phí, có tỷ lệ root thành công cao cho Android 7.0 trở lên và hỗ trợ tính năng Unroot.
Cách root bằng ứng dụng KingoRoot tiến hành như sau:
Bước 1: Tải xuống và cài đặt KingoRoot trên máy tính.
Bước 2: Kết nối điện thoại Android của bạn với máy tính thông qua cáp USB.
Trên màn hình máy tính, nhấn vào Connect device.
Bước 3: Khi thiết bị của bạn được máy tính tìm ra, KingoRoot sẽ hỏi bạn có muốn bắt đầu root hay không. Nhấp vào nút Root để bắt đầu root.
Thiết bị của bạn sau đó sẽ được nhắc khởi động lại sau khi hoàn thành root.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn các bạn các cách đơn giản để root Android với hai cách dùng và không dùng máy tính một cách hiệu quả nhất. Chúc các bạn thực hiện thành công!