Bài 05: Mô hình CPM - CPC - CPA trong Affiliate Marketing
Tiếp tục series học affiliate marketing thì trong bài này chúng ta cùng thảo luận về ba mô hình tính phí CPM - CPC - CPA thường được sử dụng trong affiliate, đây là ba mô hình thông dụng nhất mà bạn cần phải hiểu trước khi bạn tham gia vào tiếp thị liên kết.
1. Tổng quan về ba mô hình CPM - CPC và CPA
Phần này mình sẽ giải thích ý nghĩa của ba mô hình này cho các bạn hiểu, sau đó ở phần sau mình sẽ phân tích kỹ tại sao trong affliate marketing lại sử dụng mô hình CPA.
Mô hình CPM là gì?
CPM là chữ viết tắc của "cost per a thousand impression", có nghĩa là chi phí cho 1000 lần hiển thị sản phẩm. Đây là hình thức affiliate áp dụng cho việc đặt banner hoặc link liên kết, nghĩa là advertiser sẽ đặt banner hoặc link lên website của publisher và nếu có 1000 lượt click vào banner thì sẽ tính phí. Với cách này thì hệ thống cần phải nhận biết đâu là click ảo và đâu là click thật để đảm bảo quyền lợi cho advertiser.
Trên thực tế không phải lúc nào con số 1000 kia là chuẩn xác mà nó còn phụ thuộc vào sự đám phán giữa hai bên advertiser và publisher. Thông thường mô hình này các doanh nghiệp sử dụng để mở rộng thương hiệu bởi khi user click vào banner chỉ với mục đích tò mò mà thôi, khả năng họ mua sản phẩm không cao, vì vậy họ sẽ lựa chọn đặt banner ở những vị trí mà user có thể nhìn thấy banner và khả năng user click vào càng ít càng tốt.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Mô hình CPC là gì?
CPC là chữ viết tắt của "cost per click", nghĩa là chi phí cho một lần nhấp chuột, hình thức này cũng áp dụng cho việc đặt banner hoặc đặt liên kết link. Với CPM thì các doanh nghiệp lớn sử dụng với mục đích mở rộng thương hiệu như với CPC thì họ sử dụng với mục đích tăng lượng truy cập vào website.
Với mô hình CPC thì doanh nghiệp đã bắt đầu chịu chi để lôi kéo người dùng vào trong website của mình, vì vậy họ sẽ lựa chọn những vị trí HOT với giá cả cao hơn so với các vị trí của CPM. Tuy nhiên nếu cho hai sự lựa chọn giữa CPM và CPC thì thường doanh nghiệp sẽ chọn CPM.
Mô hình CPA là gì?
CPA là chữ viết tắt của "cost per action", nghĩa là chi phí cho một hành động cụ thể. Hành động ở đây có thể là hành động mua hàng, hành động nhập form, hành động follow website, hành động cài đặt phần mềm, ... Với mô hình CPA thì doanh nghiệp không chỉ đạt được mục tiêu có lượng truy cập vào website mà họ còn có thể bán thêm được hàng, đây chính là được mục đích cuối cùng của họ.
Bây giờ có một câu hỏi đặt ra là trong ba mô hình trên thì nên sử dụng mô hình nào? Thực ra các affiliate network hiện nay đều sử dụng mô hình CPA bởi vì nó có lợi cho nhiều đối tượng tham gia affiliate.
2. Lợi ích mô hình CPA trong Affiliate Marketing
Mô hình CPM và CPC về nguyên tắc hoạt động giống nhau ở chỗ là đều tính chi phí dựa trên số click, nhưng xét về chi phí và hiệu quả thì các doanh nghiệp vẫn thích sử dụng mô hình CPM hơn bởi mục đích của họ cũng chỉ là kéo traffic vào website và quảng bá thương hiệu.
Mô hình CPA lại khác, nó bao trọn cả mô hình CPM và CPC bởi chi phí tính khi người dùng thực hiện một hành động cụ thể như mua hàng, đăng ký, điền form, mà muốn thực hiện các hành động đó thì bắt buộc người dùng phải truy cập vào website (bao luôn CPM và CPC), vì vậy đây có thể coi là mô hình ưa chuộng nhất.
Mô hình CP - nguồn: internet
CPA đối với Advertiser
Khi sử dụng mô hình CPA trong affiliate thì doanh nghiệp sẽ vừa quảng bá được thương hiệu, vừa bán được sản phẩm. Doanh nghiệp sẽ không mất các khoảng chi phí lên tới hàng chục triệu đồng để kéo user vào website mà đơn hàng lại không bán chạy.
CPA đối với Publisher
Người affiliate sẽ nhận được doanh thu dựa vào giá trị và số lượng của đơn hàng nên nếu họ càng kiếm được nhiều đơn hàng thì càng có thêm thu nhập, điều này sẽ thúc đẩy publisher trở nên máu hơn trong các chiến dịch affiliate của mình.
3. Lời kết
Chung quy lại mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là bán được hàng và có lượng traffic vào website nên mô hình CPA là một sự lựa chọn hoàn hảo, trừ những trường hợp ngoại lệ như doanh nghiệp muốn quảng bá nhanh thương hiệu thì họ sẽ sử dụng thêm mô hình CPM.