Nến tăng và nến giảm trong mô hình nến Nhật
Trước tiên bạn cần phải hiểu khái niệm về phiên giao dịch và giá trong các phiên giao dịch, từ đó áp dụng vào biểu đồ nến.
Giá và phiên giao dịch là gì?
Bạn có thể hiểu nôm na phiên giao dịch là một phiên chợ, nó sẽ có thời gian mở cửa chợ, thời gian đóng cửa chợ và mức giá của các mặt hàng trong khoảng thời gian cho phép giao dịch buôn bán đó. Ông Munehisa Homma đã vẽ lên tường biểu đồ giá của các phiên chợ nên từ đó biểu đồ nến mới ra đời.
Thời gian của một phiên giao dịch phụ thuộc vào ban quản lý của chợ, còn trong giao dịch trade coin thì nó phụ thuộc vào kế hoạch của bạn, bạn có thể chọn 1h, 2h, hay thâm chí là 15 phút hoặc 1 phút.
Một số mức giá bạn cần biết
Mỗi giao dịch sẽ có 4 mức giá chính như sau:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Giá mở cửa (1): Là mức giá giao dịch lúc phiên chợ bắt đầu, hay còn gọi là giá của người đầu tiên thực hiện giao dịch. Ví dụ bạn ra chợ mua thịt Gà với giá 30k/kg và bạn là người đầu tiên mua gà thì 30k là giá mở cửa.
Giá đóng cửa (2): Là mức giá của giao dịch cuối cùng trong phiên giao dịch đó, nó cũng là giao dịch chốt giá cho phiên giao dịch. Ví dụ bạn ra chợ mua thịt Gà với giá 25k/kg và bạn là người cuối cùng mua trong ngày hôm đó thì 25k chính là giá đóng cửa. Đây là mức giá có ý nghĩa và quan trọng nhất trong việc phân tích kỹ thuật.
Giá thấp nhất (3): Là mức giá thấp nhất trong tất cả các giao dịch của phiên giao dịch đó. Ví dụ có 100 người mua thịt gà và bạn là người ép giá mua được rẻ nhất 10k/kg thì mức giá 10k chính là giá thấp nhất trong phiên chợ.
Giá cao nhất (4): Là mức giá cao nhất trong tất cả các giao dịch của phiên giao dịch đó. Ví dụ có 100 người mua thịt gà và bạn là người mua bị hớ có giá cao 50k/kg thì mức giá 50k chính là giá cao nhất trong phiên chợ.
Mỗi cây nến sẽ chứa 4 thông tin trên như hình sau:
Mỗi cây nến sẽ có 3 đoạn đó là bóng nến trên, bóng nến dưới và thân nến. Bóng nến trên là phân đoạn giữa hai phần 4 và 2, bóng nến dưới là phân đoạn giữa hai phần 1 va 3 và thân nến chính là phân đoạn giữa 2 và 1.
Như vậy nhìn vào cây nến này ta sẽ biết được 4 mức giá quan trọng nhất trong một phiên giao dịch (phiên chợ).
Nến tăng và nến giảm
Trước tiên bạn hãy nhìn vào mô hình dưới đây.
Chúng ta có hai loại nến đó là nến tăng (thường là màu xanh) và nến giảm (thường là màu đỏ).
Nhắc lại: Mỗi cây nến thể hiện giá cho một phiên giao dịch, một phiên giao dịch có khoảng thời gian do bạn tự chọn. Bạn có thể chọn 1h, 2h hay thậm chí 1 ngày hoặc 2 ngày, miễn sao bạn thích trade trong khoảng thời gian đó là được.
Nến tăng
Thường được thể hiện bằng màu xanh, đây là nến có giá mở cửa thấp hơn giá đóng cửa (giá bán thịt gà cho người đầu tiên rẻ hơn người cuối cùng). Nến này thể hiện người bán được giá hơn người mua nên xu hướng bán là cao hơn. Trong trade coin thì thể hiện nếu bạn mua ở giá mở cửa và bán ra ở giá đóng cửa thì bạn sẽ được lãi.
Nến giảm
Thường được thể hiện bằng màu đỏ, đây là nến có giá mở cửa cao hơn giá đóng cửa (giá bán thịt gà cho người đầu tiên cao hơn người cuối cùng). Nến này thể hiện người bán lỗ còn người mua được lợi nên xu hướng mua là cao hơn. Trong trade coin thì thể hiện nếu bạn mua ở giá mở cửa và bán ở giá đóng cửa thì bạn sẽ bị lỗ.
Bán đỉnh, mua đáy sẽ sinh lời
Tuy nhiên không phải lúc nào nến đỏ cũng thể hiện là bị lỗ mà nó phụ thuộc vào toàn bộ các phiên giao dịch mà bạn đã thực hiện. Ví dụ hôm nay bạn mua gạo với giá 20k ở giá mở cửa, nhưng ở giá đóng cửa thì giá có 10k nên nếu bán là bạn sẽ bị lỗ, vì vậy bạn sẽ chờ phiên giao dịch ngày mai xem tình hình giá có cao hơn không, nếu cao hơn thì ngày mai bạn sẽ bán, còn thấp hơn thì bạn tiếp tục chờ. Việc phán đoán giá cho phiên giao dịch kế tiếp này chính kết quả của kỹ thuật phân tích biểu đồ nến mà chúng ta đang học.
Tóm lại nếu bạn mua ở đáy mà bán ở đỉnh thì sẽ sinh lời.
Trên thực tế không phải cây nến nào cũng có đẩy đủ hai thành phần bóng nến trên và bóng nến dưới, những cây nến này ta gọi là các cây nến kì dị và nó cũng chính là các đặc điểm quan trọng để bạn có thể đoán được giá trong phiên giao dịch kế tiếp.Trong bài này mình sẽ không nói đến các cây nến kì dị này mà sẽ để dành nó ở một bài khác.
Lời kết
Như vậy qua bài này bạn đã hiểu được khái niệm về nến Nhật, các thành phần về giá trong một phiên giao dịch và trong một cây nến. bài này mình xin dừng tại đây, hẹn gặp lại các bạn ở bài tiếp theo.