Cách khắc phục các lỗi máy in thường gặp trên Windows 10
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách khắc phục các lỗi máy in thường gặp trên Windows, nhất là đối với những ai đang sử dụng máy in trên máy tính chạy [Windows 10].
Một trong những ưu điểm khi sử dụng Windows 10 đó là nó có khả năng thiết lập các cài đặt trên bất kỳ thiết bị ngoại vi nào được kết nối với máy tính, chẳng hạn như máy in. Do đó, nếu trong quá trình sử dụng bạn gặp phải các sự cố liên quan đến máy in thì chúng đều sẽ có cách để khắc phục thật dễ dàng trên Windows 10.
Đó là những lỗi nào và cách khắc phục ra sao? Mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
1. Kiểm tra kết nối giữa máy in và máy tính
Một trong những điều đầu tiên khi thiết lập máy in phổ biến nhất trên [Windows] mà bạn cần làm đó là kiểm tra kết nối giữa máy in và máy tính khi gặp lỗi.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Đối với máy in có dây, lỗi có thể xảy ra khi dây cáp không được cắm ở hai đầu. Máy in thời nay thường sử dụng cổng USB hoặc ethernet, vì vậy bạn hãy kiểm tra kỹ xem dây cáp của máy in đã được cắm ở cả hai đầu không. Tuy nhiên, để khắc phục sự cố trên máy in không dây lại phức tạp hơn khá nhiều.
Máy in không dây cũng giống như hầu hết các thiết bị kết nối Wifi khác, tức là chúng sẽ cần được kết nối thông qua mạng wifi của nhà bạn trước khi các thiết bị khác có thể tiến hành in trên máy in đó. Tuy nhiên, do hiện nay có nhiều dòng và thương hiệu máy in khác nhau, nên bạn cần đọc thêm tờ hướng dẫn sử dụng để biết các bước thực hiện thao tác này, nhưng trong nhiều trường hợp, trên cả máy in và bộ router wifi của bạn của bạn còn phải có nút WPS thì mới kết nối được.
Bằng cách nhấn nút này trên cả hai thiết bị, máy in của bạn sẽ tự động kết nối với mạng wifi của nhà bạn. Nếu nó lúc đầu không hoạt động, bạn hãy thử thêm một lần nữa.
Khi đó, máy in của bạn sẽ được Windows phát hiện, miễn là chúng đều được kết nối chung một mạng wifi. Nếu phương pháp WPS không hoạt động, bạn có thể cần xem xét kết nối máy in với máy tính bằng cổng USB trước và cài đặt cấu hình mạng không dây theo cách thủ công.
2. Cài đặt driver của máy in khi gặp lỗi
Máy in là một thiết bị ngoại vi phổ biến được dùng trên Windows 10. Do đó, Microsoft đã dành hẳn một phần mục lớn trên máy tính để lưu trữ các driver của máy in, bằng cách tải về và cài đặt chúng khi máy in được kết nối vào máy tính.
Trong hầu hết các trường hợp, người dùng sẽ không cần phải thực hiện việc cài đặt driver của máy in, vì Windows sẽ tự động làm điều này hộ bạn. Tuy nhiên, đôi khi máy tính sẽ gặp trường hợp đó chúng thiếu driver cho các kiểu máy in mới hoặc nhiều driver có thể không được cài đặt tự động, do đó những lúc này người dùng phải cài đặt driver theo cách thủ công. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn cần lên mạng để tìm kiếm phần mềm driver phù hợp nhất với máy in mà mình đang dùng. Để thực hiện việc này, bạn bấm chuột phải vào nút menu Start và nhấn Settings.
Bước 2: Tại đây, nhấn vào Devices > Printers & Scanners. Ở phía trên màn hình, bạn nhấn vào dòng Add a printer or scanner.
Bước 3: Đợi Windows tìm và quét thiết bị máy in của bạn. Nếu Windows phát hiện ra nó, hãy nhấp vào tên của máy in đó khi nó xuất hiện trong danh sách tìm kiếm. Nếu máy tính không thể tìm thấy máy in của bạn, hãy nhấn vào The printer that I want isn’t listed để tiếp tục.
Bước 4: Trong phần hướng dẫn Add Printer, bạn hãy chọn tùy chọn có liên quan đến thiết bị của bạn. Nếu đó là máy in không dây, chọn Add a Bluetooth, wireless or network discoverable printer và nhấn vào Next để tiếp tục.
Còn không thì hãy chọn vào My printer is a little older nếu máy in của bạn là phiên bản cũ hơn (ví dụ: máy không sử dụng USB).
Bước 5: Làm theo các hướng dẫn trên màn hình cho loại máy in của bạn để bắt đầu cài đặt. Bạn cũng có thể sử dụng Windows Device Manager để định vị hoặc cập nhật driver máy in. Để làm điều này, bạn bấm chuột phải vào nút menu Start của Windows và chọn Windows Device Manager.
Bước 6: Trong phần Windows Device Manager, bạn hãy tìm danh mục Printers. Nếu bạn không thể tìm thấy máy in của mình được liệt kê ở đây, hãy nhấn vào View > Show hidden devices hoặc tìm thiết bị của bạn trong mục Other devices.
Bước 7: Nhấn chuột phải vào thiết bị máy in của bạn và chọn vào Update driver, rồi bấm vào dòng Search automatically for updated driver software trong cửa sổ xuất hiện sau đó.
Lúc này Windows sẽ tìm kiếm trực tuyến các driver có liên quan đến máy in của bạn và nếu tìm thấy, thì máy tính sẽ tự động cài đặt chúng. Còn nếu Windows không thể tìm thấy driver máy in của bạn, bạn sẽ cần tự tìm và cài đặt driver máy in bị thiếu theo cách thủ công bằng cách truy cập vào phần hỗ trợ trên trang web của nhà sản xuất và tải xuống phiên bản driver mới nhất cho thiết bị của bạn để cài đặt.
Bước 8: Khi bạn đã có driver mới nhất cho máy in của mình, bạn có thể quay lại phần Device Manager, nhấn chuột phải vào tên máy in của mình, sau đó nhấn vào Update driver > Browse my computer for driver software. Ngoài ra, hãng sản xuất máy in có thể cung cấp các công cụ cài đặt driver tự động cho máy in của bạn.
3. Đặt máy in làm thiết bị mặc định trên máy tính
Nếu bạn đã cài đặt nhiều máy in, thì bạn sẽ có thể gặp một số vấn đề trong quá trình in tài liệu. Việc đặt máy in mới của bạn làm máy in mặc định trên Windows có thể sẽ khắc phục các sự cố này, hạn chế được tình trạng bạn vô tình gửi tài liệu in đến máy in khác. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Để đặt máy in của bạn làm máy in mặc định trên Windows, bạn nhấn chuột phải vào nút menu Start và bấm Settings.
Bước 2: Trong phần Settings, bạn nhấn vào Devices > Printers & Scanners. Lúc này bạn sẽ cần bỏ dấu tích ở ô Allow Windows to manage my default printer, nếu không thì bạn sẽ không thể cài đặt máy in thành mặc định được.
Bước 3: Khi cài đặt này đã bị tắt, bạn nhấn vào tên máy in của mình và chọn Manage. Trong cài đặt quản lý máy in, bạn bấm nút Set as default để biến nó trở thành máy in mặc định của máy tính là xong.
Nếu cấu hình máy in của bạn là chính xác, là bạn sẽ có thể bắt đầu in tài liệu từ máy in này. Đây sẽ là máy in mặc định bất cứ khi nào bạn tiến hành in trên máy tính đó.
4. Chạy công cụ khắc phục sự cố - Windows 10 Troubleshooter
Nếu máy in của bạn vẫn không thể hoạt động sau khi đã làm theo các phương pháp trên, thì có lẽ bạn nên sử dụng công cụ [Windows 10 Troubleshooter] để khắc phục sự cố. Công cụ này sẽ kiểm tra cấu hình máy in của bạn và hướng dẫn bạn qua một số bước bổ sung để giúp máy in của bạn trở lại hoạt động như bình thường.
Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Để khởi chạy công cụ Windows 10 Troubleshooter cho máy in của bạn, bạn nhấn chuột phải vào menu Start, nhấn vào Settings, rồi lần lượt chọn Update & Security > Troubleshoot.
Bước 2: Trong phần Troubleshoot, trong mục Get up and running bạn click vào ô Printer, rồi nhấn vào ô Run the troubleshooter để bắt đầu.
Bước 3: Lúc này bạn sẽ cần chọn máy in của mình từ danh sách được cung cấp. Chọn vào máy in đang dùng hoặc chọn vào ô My printer is not listed, sau đó nhấn vào Next để tiếp tục.
Windows sau đó sẽ bắt đầu tìm kiếm thông qua cấu hình máy in của bạn và mọi cài đặt Windows có liên quan để tìm kiếm các lỗi xung đột. Nếu phát hiện bất kỳ sự cố máy in nào, Windows sẽ yêu cầu bạn cho phép áp dụng các bản sửa lỗi có liên quan để giúp sửa máy in được hoạt động như bình thường.
Vậy là mình đã hướng dẫn các bạn cách khắc phục các sự cố máy in thường gặp trên Windows 10. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công!