Cách mở file host với quyền Admin - Áp dụng mở các file hệ thống
Hướng dẫn mở file host với quyền Admin trên Windows bằng cách sử dụng quyền admin Windows và thay đổi thuộc tính file.
Khi bạn đang cố gắng chỉnh sửa file rồi nhấn Save, hệ thống hiện ra thông báo "This file is set to read-only. Try again with a different file name." hoặc “Notepad access denied” hoặc "You do not have permission open this file".
Thông báo này khiến cho bạn không thể chỉnh sửa chúng. Những file này thường là những file nằm trong hệ điều hành của Windows hoặc nằm trong hệ thống của những phần mềm quan trọng.
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách bạn sử dụng toàn quyền Admin để chỉnh sửa file hệ thống, file quan trọng. Tiện thể mình sẽ hướng dẫn các bạn cách chỉnh sửa thuộc tính file để ẩn hoặc khóa chúng - không cho phép chỉnh sửa nhé.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
I. Sử dụng quyền Admin để chỉnh sửa file hệ thống
Khi nói đến quyền Admin thì chắc đây là điều hiển nhiên để bạn làm tất cả mọi thứ với máy tính của mình, tuy nhiên vẫn có những file đã tắt quyền chỉnh sửa của admin, những file này chủ yếu là file hệ thống, nhằm đảm bảo hệ điều hành của bạn được vận hành một cách quy tắc, tránh phát sinh lỗi.
Bên dưới là hình ảnh mình đang cố chỉnh sửa một một file hệ thống của Windows có tên là host bằng Notepad.
Hiện ra cửa sổ thông báo: You do not have permission open this file. See the owner or the file or an administrator to obtain permission.
Sau đây freetuts sẽ hướng dẫn cách bạn chiếm lại quyền Admin để chỉnh sửa file hệ thống trên Windows của mình.
Bước 1: Bấm chuột phải vào file muốn chỉnh sửa -> Chọn Properties ở đây mình lấy ví dụ là file host nhé.
Bước 2: Chọn thẻ Security ở thanh công cụ trên cùng -> Chọn Users (ADMIN\Users) -> Bấm Edit.
Bước 3: Chọn ALL APPLICATION PACKAGES -> Tích vào cột Allow mục Full Control.
Bước 4: Chọn ALL RESTRICTED APPLICATION PACKAGES -> Tích vào cột Allow mục Full Control.
Bước 5: Chọn Users (ADMIN\Users) -> Tích vào cột Allow mục Full control.
Bước 7: Chọn Yes.
Bước 8: Bấm OK để hoàn tất quá trình chiếm quyền ADMIN. Từ bây giờ bạn có thể chỉnh sửa file hệ thống này với những phần mềm văn bản khác nhau như Notepad, Microsoft Word...
Trên đây là hướng dẫn chiếm quyền Admin để chỉnh sửa file hệ thống của Windows, chúc các bạn thành công.
II. Các cách thay đổi thuộc tính của File, Folder
1. Hướng dẫn thay đổi thuộc tính của file để chỉnh sửa file hệ thống
Với những file hệ thống, thường sẽ mặc định đặt thuộc tính Read-only
khiến bạn không thể chỉnh sửa được. Một ví dụ điển hình như khi cố gắng chỉnh sửa file host, rất hay gặp lỗi này.
Hiện ra thông báo lỗi như sau: This file is set to read-only. Try again with a different file name.
Đơn giản để được phép chỉnh sửa những file hệ thống này, ta chỉ cần tắt thuộc tính Read-only đi là xong.
A. Hướng dẫn tắt thuộc tính "Chỉ cho phép đọc". Read-Only
Bước 1: Chuột phải vào file muốn chỉnh sửa chọn Properties
Bước 2: Bỏ tích ở mục Read-only -> OK là xong.
Hình bên dưới là ví dụ về file host của Windows. Nằm trong đường dẫn: Windows/system32/etc
Sau khi thực hiện bước trên mà vẫn xuất hiện lỗi khi sửa file hệ thống thì các bạn quay lại mục I, khả năng là bạn vẫn chưa được cấp quyền Admin nha.
B. Hướng dẫn kích hoạt thuộc tính "Chỉ cho phép đọc" - Read-Only
Với thuộc tính này ta có thể tạm khóa file không cho phép chỉnh sửa. Cách thực hiện quá đơn giản rồi, chỉ việc làm ngược lại những bước ở bên trên mục A.
Bước 1: Chuột phải vào file muốn khóa -> Chọn Properties
Bước 2: Tích vào mục Read-only -> Chọn OK.
Đã xong bây giờ file không thể bị chỉnh sửa cho đến khi bạn bỏ chế độ này đi.
2. Hướng dẫn thay đổi thuộc tính để ẩn file, thư mục.
Bạn có những tập tin, thư mục quan trọng và muốn ẩn chúng đi đê bảo vệ, lưu trữ dài hạn?
Đơn giản chỉ việc thay đổi thuộc tính của folder, file với vài thao tác đơn giản. Không cần cài đặt ứng dụng hay lập trình loằng ngoằng gì cả.
A. Hướng dẫn ẩn thư mục - Đặt chế độ hidden cho folder
Bước 1: Truy cập vào file, tập tin cần thay đổi thuộc tính sau đó phải chuột và chọn Properties
Bước 2: Ngay khi cửa sổ Properties mở ra, ta được phép tùy chọn thuộc tính của thư mục tại phần Attributes:
- Read-only: Chỉ được phép đọc
- Hidden: Ẩn đi
Mình sẽ test thử test cả 2 lựa chọn cùng lúc cho các bạn xem tác dụng của nó.
Chọn cả 2 mục -> Bấm Apply
Bước 3: Cửa sổ Confirm Attribute Changes hiện ra. Tại đây ta có 2 lựa chọn:
Apply changes to this folder only: Chi áp dụng cho folder đang chọn
Apply changes to this folder, subfolders and files: Áp dụng thuộc tính này cho cả folder gốc và các folder con + tập tin bên trong.
Ở đây mình chỉ áp dụng cho mỗi folder này thôi -> OK để tiếp tục
Bước 4: Bên dưới là hình ảnh sau khi ta đã ẩn thư mục thành công.
B. Hướng dẫn hiển thị các thư mục bị ẩn.
Để làm hiện ra thư mục đã bị ẩn ta thực hiện các bước sau:
Bước 1: Bấm View ở thanh công cụ trên cùng. Chọn Options
Bước 2: Cửa sổ Folder Options mở ra. Qua tab View ở thanh công cụ trên cùng -> Tích vào "Show hidden files, folders, and drives" -> Bấm OK.
Giờ đây ta đã được phép xem thư mục bị ẩn (Hidden)
Nếu muốn bỏ ẩn đi thì ta chỉ việc làm lại các bước trên nhưng bỏ tích ở mục Hidden đi là xong
Với những hướng dẫn đơn giản bên trên chắc chắn bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chỉnh sửa tập tin file hệ thống, thành thạo hơn các thuộc tính để ẩn/ khóa thư mục và tệp.