Chia sẻ 12 cách tăng tốc Windows 10 2024 cực kì hiệu quả
Trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn 12 thủ thuật đơn giản để tăng tốc Windows 10, giúp máy tính chạy nhanh hơn.
Nếu bạn muốn máy tính của mình hoạt động nhanh hơn, tối ưu hóa được khả năng hoạt động, thì hãy dành một vài phút để thử các mẹo sau đây để tăng tốc hiệu suất hoạt động Windows 10 trên máy tính của bạn.
1. Thay đổi cài đặt nguồn ( Power Option)
Nếu bạn đang sử dụng chức năng tiết kiệm pin (Power saver) cho Windows 10 thì nó đang làm chậm PC, giảm hiệu suất hoạt động của máy tính. Thì bây giờ bạn cần thay đổi chức năng tiết kiệm pin (Power Saver) sang chế độ hiệu năng cao (High performance) hoặc chế độ cân bằng ( Balanced ) để tăng hiệu suất hoạt động máy tính. Đây là mẹo tăng tốc Windows 10 đầu tiên mà bạn nên làm.
Bây giờ để làm điều đó ta thực hiện như sau:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Bước 1: Vào Control Panel =>System and Security => Power Option.
Bước 2: Click chọn chế độ cân bằng ( Balanced ), đây là chế độ cân bằng được được nhà phát hành Windows 10 khuyên dùng.
Ngoài ra còn có chế độ hiệu năng cao (High performance), khi chọn chế độ này thì máy tính của bạn cần kết nối với nguồn điên, tại vì ở chế độ này hiệu suất hoạt động khá cao, hao tốn nhiều năng lượng.
2. Tắt các chương trình chạy ngầm khi khởi động Windows.
Lý do khiến Windows 10 của bạn chạy chậm đó là có quá nhiều chương trình chạy ẩn, với những chương trình này bạn ít khi dùng tới. Vì vậy, việc tắt nó đi sẽ giúp tăng tốc Windows 10 rất hiệu quả.
Bây giờ mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách tắt các chương trình chạy ẩn trên Windows 10 như sau:
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift+Esc, để khởi chạy thanh Task Manager.
Bước 2: Sau khi hộp thoại Task Manager suất hiện, ta vào tab Startup rồi Click chọn những ứng dụng chạy ngầm không cần thiết và nhấn chọn Disable để loại bỏ chúng.
Sau khi bị loại bỏ thì ở những lần khởi động sau máy tính sẽ không khởi chạy chúng nữa.
3. Sử dụng ReadyBoost để tăng tốc độ bộ nhớ đệm trên ổ cứng
Windows 10 thường xuyên lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ đệm, khi cần nó sẽ nhập dữ liệu từ đó. Thời gian nhập dữ liệu trong bộ nhớ đệm nhanh hay chập tùy thuột vào tốc độ ổ cứng của máy tính. Nếu bạn đang sử dụng ổ cứng truyền thống HHD, thì có một cách để tăng tốc độ bộ nhớ đệm, đó là sử dụng tính năng ReadyBoost của Windows, cách thức thực hiện như sau:
Bước 1: Cắm ổ USB vào máy tính của bạn, lưu ý chọn ổ USB với dung lượng cao gấp đôi bộ nhớ Ram để đảm bảo khả năng hoạt động tối đa.
Bước 2: Sau khi cắm USB vào, hãy mở File Explorer lên và Click phải chuột vào flash USB chọn Properties. sau đó suất hiện hộp thoại Properties, nhấn chọn Tab ReadyBoost như hình bên dưới.
Bạn có thể giữ nguyên kích thước bộ nhớ hoặc thay đổi nếu muốn, sau đó nhấn OK.
Lưu ý: Nếu hiện lên thông báo "This device cannot be uesd for ReadyBoost", có nghĩa là USB của bạn không đủ hiệu suất để đáp ứng hiệu suất tối thiểu của ReadyBoost. Vì vậy bạn cần thay đổi USB mới có hiệu suất hoạt động cao hơn.
4. Tắt các "mẹo" và thủ thuật của Windows
khi bạn sử dụng máy tính chạy Windows 10 thì Windows sẽ luôn theo dõi các thao tác của bạn và đưa ra những mẹo và thủ thuật, theo kinh nghiệm của mình thì các mẹo và thủ thuật của Windows đưa ra cũng không hữu ích lắm.
Và việc Windows liên tục đưa ra các mẹo có thể sẽ khiến cho máy tính của bạn trở nên chạy chậm chạp hơn. vì vậy bạn muốn giữ được khả năng hoạt động ổn định của Windows thì hãy tắt các mẹo và thủ thuật mà Windows đưa ra. Để làm được đều đó sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách tắt các mẹo và thủ thuật của Windows như sau:
Bước 1: Trên màn hình Destop Click Start => settings => System => Notification & Actions
Bước 2: Hộp thoại Notification & Actions suất hiện, bỏ đánh dấu ô "Get tips tricks and suggestions as you use Windows" như hình bên dưới.
5. Ngừng đồng bộ hóa OneDrive
OneDrive là một đám may của Microsoft dùng để lưu trữ dữ liệu được tích hợp trong Windows 10, luôn đồng bộ và cập nhập trên máy tính của bạn
OneDrive là một công cụ lưu trữ hứu ích giúp cho máy tính của bạn lúc bị hư có thế đồng bộ lại dữ liệu về máy tính.
Tuy nhiên việc OneDrive luôn đồng bộ và cập nhật dữ liệu trên máy tính sẽ khiến cho máy tính của bạn bị chạy chậm và nếu bạn thực sự muốn tắt đồng bộ hóa OneDrive thì mình sẽ hướng dẫn các bạn thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Click chuột phải vào biểu tượng OneDrive sau đó chọn Settings => Account.
Bước 2: Sau đó suất hiện màn hình ta nhấp vào Unlink Account". Như vậy bạn đã ngừng đồng bộ hóa OneDrive trên Windows 10.
6. Chống phân mảnh ổ cứng
Lý do bạn phải chống phân mảnh ổ cứng? Trong quá trình sử dụng máy tính các file trong ổ cứng sẽ bị phân tán, do đó hệ thống phải tìm kiếm các file bị phân mảnh đó ở nhiều nơi khác nhau, điều đó khiến cho hệ thống phải mất nhiều thời gian để tổng hợp lại dữ liệu và làm cho máy của bạn hoạt động chậm dần theo thời gian.
Vì vậy trong bài viết này mình sẽ hương dẫn cho các bạn cách chống phân mảnh ổ cứng trên Windows 10 như sau.
Bước 1: Ở màn hình Destop, bạn click phải chuột vào This PC =>Properties
Bước 2: Sau khi hộp thoại Properties suất hiện, các bạn vào tab Tool rồi chọn Defragment now...
Bước 3: Chọn ổ đĩa để kiểm tra % phân mảnh, ở đây mình chọn ổ đĩa (D:), sau đó nhấn Analyze disk.
Bước 4: Tiến hành chống phân mảnh ổ cứng bằng cách click chọn Optimize, sau đó bạn ngồi chờ quá trình chống phân mảnh hoàn tất.
Bước 5: Sau khi thực hiện chống phân mảnh ổ đĩa hoàn tất, bạn có thể click vào Change Settings để cài đặt lịch chống phân mảnh ổ cứng như hình bên dưới.
Như vậy mình đã chia sẽ cho các bạn cách chống phân mảnh ổ cứng trên Windows 10 chi tiết nhât.
7. Dọn sạch ổ cứng giúp tăng tốc Win 10
Nếu đĩa cứng của bạn chứa đầy những file rác không cần thiết, nó có thế làm máy tính của bạn chạy chậm và để giải quyết điều đó hôm nay mình sẽ giói thiệu cho các bạn cách dọn sạch đĩa cứng đơn giản nhất:
Bước 1: Trên màn hình Destop Click Start => settings => System => Storage.
Suất hiện hộp thoại bên dưới, trong phần Storage Sense chuyển OFF sang chế độ On.
Khi bạn chuyển sang chế độ On thì có nghĩa là bạn đã cho phép Windows xóa các file không cần thiết.
Bước 2: Tùy chọn nâng cao, bạn có thể hiệu chỉnh cách Storage Sense hoạt động để giải phóng nhiều file có dung lượng lớn hơn. cách tiến hành như sau: Nhấp vào "Configure Storage Sense ỏ run it now", sau đó bạn có thể thay đổi tầng suất dọn dẹp file ( mặc định là 30 ngày).
Trong phần "Delete files in my Dowloads folder if they have bên there for over" bạn có thể lựa chọn xóa các thư mục bạn đã tải xuống.
8. Dọn dẹp Registry
Sau đây mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách dọn dẹp Registry:
Bước 1: Các bạn tài và cài đặt chương trình Auslogics Registry Cleaner. Sau khi cài đặt, ở phía bên trái màn hình bạn có thể tùy chọn các mục để thực hiện dọn dẹp, hoặc có thể chọn tất cả.
Bươc 2: Nhấn Scan để quét tìm ra lỗi, sau khi tìm ra lỗi nó sẽ hiển thị danh mục theo mức độ nghiêm trọng phần bên pải màn hình, cuối cùng bạn click Repair tiến hành dọn dẹp.
9. Tắt ảnh động và hiệu ứng hình ảnh trên Win 10
Trong Windows 10 có rất nhiều những hình ảnh động và những hiệu ứng hình ảnh và chúng có thể sẽ làm chậm hiệu suất hoạt đông của máy tính. vì vậy mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tắt chúng:
Bước 1: Trong hộp tìm kiếm của Windows 10, nhập Sysdm.cpl và nhấn Enter. Hoặc mở hộp thoại RUN và nhập Sysdm.cpl để mở hộp thoại Sysdm.
Bước 2: Hộp thoại Performance Option xuất hiện, vào tab Visual Effects và tiến hành tùy chỉnh.
Và để dễ dang hơn các bạn chỉ cần click chọn "Let Windows choose what's best for my computer", sau đó nhấn OK là được, Windows sẽ tự động tắt các hiệu ứng và ảnh động.
10. Tắt hiệu ứng trong suốt (Transparency effects)
Khi sử dụng Windows 10 các bạn nên tắt hiệu ứng trong suốt. Bởi vì Windows 10 đã sử dụng hiệu ứng trong suốt cho Menu Start, thanh Taskbar và Action Center, nó phải mất một lượng thời gian để thực hiện điều đó và khi tắt chúng đi thì đồng nghĩa với việc sẽ cải thiện được hiệu suất hoạt động của máy tính.
Để thực hiện tắt hiệu ứng trong suốt ta làm như sau: Vào cài đặt, chọn Personalization => Colors, ở mục Transparency effects ta chuyển từ ON sang OFF.
11. Bật tự động sửa lỗi Windows.
Trên Windows 10 sẽ có chức năng tự động sữa lỗi định kỳ cho Win và tự động khắc phục sự cố khi tìm thấy lỗi. Theo mặc định thì chế độ này hoạt động định kỳ vào lúc 2h sáng với điều kiện là máy tính của bạn không bị tắt hoặc đang ở chế độ Sleep.
Tuy nhiên nhiều khả năng tính năng này đã bị tắt mà bạn không hề hay biết. Vì vậy dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách bật tính năng tự động sửa lỗi Windows như sau:
Bước 1: Mở Control Panel => System and Sicurity => Security and Maintenance.
Bước 2: Hộp thoại Automatic Maintenance suất hiện, nhấp vào "Start Maintenance" nếu bạn muốn áp dụng ngay bây giờ.
Nếu muốn đảm bảo tính năng này hoạt động hàng ngày các bạn hãy click vào " Change Maintenance settings" và chọn thời gian hoạt động định kỳ, sau đó click vào "Allow Scheduled Maintenance to wake up my computer at the scheduled time". Nhấn OK đê hoàn tất.
12. Tắt Bloatware giúp tăng tốc Win 10
Trước khi đi vào hướng dẫn tắt Bloatware trên Windows 10, các bạn phải hiểu Bloatware là gì?
Như bạn đã biết về cơ bản Bloatware là những phần mềm được cài đặt sẵn trên Windows 10. Tuy nhiên, có một số phần mềm sẽ hữu ích cho bạn, còn một số đôi lúc bạn không bao giờ đụng tới chúng. Chính vì điều đó, hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn cách để tắt Bloatware trên Windows 10.
Tắt Bloatware bằng thủ công
Bài viết dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tắt Bloatware bằng phương pháp thủ công đơn giản nhất.
Bước 1: Trên màn hình chính bạn click vào biểu tượng Windows sau đó tìm đến ứng dụng bạn muốn gỡ bỏ và nhấn chọn Uninstall.
Bước 2: Sau khi tiến trình gỡ cài đặt hoàn thành sẽ hiện lên thông báo như hình dưới, bạn nhấn Uninstall để xác nhận việc gỡ ứng dụng ra khỏi máy tính.
Như vậy, chỉ 2 bước đơn giản bạn đã có thể tắt Bloatware trên Windows 10.
Tắt Bloatware bằng lệnh DISM
Trong trường hợp bạn muốn xóa toàn bộ Bloatware ra khỏi hệ thống, thì bạn có thể dùng lệnh DISM trong PowerShell. Và bây giờ mình sẽ hướng dẫn các bạn cách dùng lệnh DISM trong PowerShell như sau:
Bước 1: Trong hộp tìm kiếm các bạn gõ PowerShell, sau đó click phải chọn Run Administrator => Yes
Bước 2: Các bạn dùng lệnh sau để xem toàn bộ Bloatware của hệ thống.
DISM /Online /Get-ProvisionedAppxPackages | select-string Packagename
Bước 3: Chọn ứng dụng bạn muốn xóa khỏi hệ thống, ở đây mình chọn PackageName:Microsoft.Xbox.TCUI_1.24.10001.0_neutral_~_8wekyb3d8bbwe
Bước 4: Sau khi chọn ứng dụng cần xóa, các bạn gõ tiếp lệnh sau: DISM /Online /Remove-ProvisionedAppxPackage /PackageName:Microsoft.Xbox.TCUI_1.24.10001.0_neutral_~_8wekyb3d8bbwe
Như vậy, ứng dụng mà mình chọn đã bị xóa khỏi hệ thông, và bạn cứ tiếp tục thực hiện lặp lại đối với những ứng dụng khác trên hệ thống.
Trên là tổng hợp 12 cách giúp tăng tốc Windows 10 2024, chúc bạn thực hiện thành công.