MỚI CẬP NHẬT
REVIEW
XEM NHIỀU NHẤT

Địa chỉ IP là gì? Cách xem địa chỉ IP và khắc phục lỗi thường gặp

IP hay đúng hơn là địa chỉ IP, một thành phần bắt buộc phải có của mỗi thiết bị nếu muốn kết nối mạng. Tất cả các thiết bị từ máy tính cá nhân, điện thoại di động, máy tính bảng cho đến máy chủ Server đều sẽ sở hữu địa chỉ IP riêng.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Vậy IP là gì? IP có những loại nào? Cách cấu hình địa chỉ IP trên máy tính? Tất cả những câu hỏi trên hãy cùng Freetuts tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Ngoài máy tính ra thì trong bài viết mình cũng hướng dẫn các bạn thực hiện trên cả thiết bị di động nữa.

1. Địa chỉ IP là gì?

ip la gi 1 jpg

Địa chỉ IP tiêu chuẩn được định dạng với 4 nhóm chữ số khác nhau. Những con số được giới hạn từ khoảng giá trị 0 -> 255, được ngăn cách bởi dấu “.”

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

IP là viết tắt của Internet Protocol, địa chỉ số của mọi thiết bị kết nối mạng, chia sẻ dữ liệu và truyền thông tin qua kết nối Internet.

Bạn có thể coi IP của máy tính giống như một chiếc SIM điện thoại, IP đơn giản là một địa chỉ giúp các máy tính nhận biết và kết nối với nhau. Tuy nhiên khác SIM ở chỗ là chúng không thể tháo rời hoặc thay thế, và chúng còn rất nhiều công dụng khác không thể so sánh với SIM được.

IP có công dụng điều hướng dữ liệu, khi bạn truy cập website ít nhiều thì server đó nguồn cũng sẽ nhận được thông tin từ địa chỉ IP của bạn. Tương tự như việc đặt hàng Online vậy, bạn phải cung cấp địa chỉ cho người bán thì họ mới gửi hàng cho bạn được. Lúc này IP khá giống với địa chỉ thông thường, nhưng cụ thể hơn thì IP là địa chỉ “số”.

Ưu điểm của IP

Mỗi thiết bị có một địa chỉ IP riêng biệt, giúp việc chuyển dữ liệu trong mạng lưới Internet dễ dàng hơn. Như bạn đã thấy chúng ta chẳng khi nào gửi nhầm một bức ảnh cho một địa chỉ IP nào đó...

Nhược điểm của địa chỉ IP

Bất cứ hoạt động truy cập nào của người dùng cũng sẽ để lại IP, do đó họ dễ dàng bị hacker khai thác thông tin cá nhân qua địa chỉ này.

2. Phân loại địa chỉ IP

ip la gi 2 jpg

Tính đến nay có 4 loại hình IP thông dụng. Mỗi loại IP có thể là địa chỉ IPv4 hoặc địa chỉ IPv6. Dưới đây là chi tiết về 4 loại IP:

IP Private

Đây là địa chỉ sử dụng trong mạng lưới nội bộ, sử dụng cho những máy tính thuộc một mạng nội bộ như mạng nhà trường, công ty, tổ chức…

IP Private giúp các máy tính trong mạng nội bộ kết nối trực tiếp với nhau. Chúng được thiết lập thủ công hoặc do router thiết lập tự động.

IP Public

Ta có thể gọi đây là địa chỉ công khai, IP Public dùng để sử dụng trong mạng gia đình hoặc doanh nghiệp để kết nối Internet.

Địa chỉ IP Public là yếu tố thiết yếu với bất kỳ phần cứng mạng có thể truy cập công khai nào. Ví dụ như router gia đình hoặc các server, địa chỉ IP Public được ghi nhớ rất chính xác trên những thiết bị này.

ip la gi 3 jpg

IP Public thường được sử dụng trong mạng gia đình hoặc doanh nghiệp

IP tĩnh

IP tĩnh là địa chỉ được cấu hình thủ công cho thiết bị. Bạn có thể thay đổi IP tĩnh cho máy tính, thiết bị di động của mình một cách dễ dàng.

Được gọi là “tĩnh” vì nó không hề thay đổi DHCP mỗi khi bị mất kết nối.

ip la gi 4 jpg
Địa chỉ IP tĩnh được cố định và không thể thay đổi

Địa chỉ IP tĩnh giúp tăng tốc độ Internet vì không phải đợi cấp phát IP. Cụ thể sẽ cải thiện tốc độ tải website, download file torrent. IP tĩnh giữ đường truyền mạng nội bộ ổn định giữa các máy tính và các thiết bị di động.

Khuyết điểm của IP tĩnh là bạn phải cài đặt cấu hình thủ công. Để có được địa chỉ IP tĩnh bạn phải thiết lập chúng đúng với cấu hình Router để các thiết bị có thể giao tiếp với nhau, điều này mất nhiều thời gian nếu bạn phải cấu hình nhiều thiết bị.

IP động

Địa chỉ này được gán tự động cho từng kết nối hoặc node của mạng, bao gồm tất cả các thiết bị từ điện thoại di động, máy tính bảng cho đến PC và Laptop...

Cách vận hành của IP động ngược lại so với IP tĩnh, bằng cách sử dụng phương thức DHCP, địa chỉ IP được gán tự động bằng giao thức DHCP và luôn thay đổi mỗi khi bạn ngắt và kết nối lại.

DHCP viết tắt của Dynamic Host Configuration Protocol, là giao thức tự động cấp phát địa chỉ IP đến các thiết bị. Các địa chỉ IP được cung cấp từ giao thức DHCP sẽ cho phép chúng ta truy cập vào internet.

ip la gi 5 jpg
IP động có thể được tùy chỉnh bởi máy chủ DHCP (Giao thức cấu hình máy chủ động)

IP động có tính linh hoạt, dễ cài đặt và dễ quản lý, vì vậy nó được sử dụng rất rộng rãi. Tuy nhiên để IP động có thể hoạt động được, chúng cần thêm Subnet Mask.

ip la gi 6 jpg

Đây là một thao tác giúp máy tính tăng tốc độ truy cập Internet, dùng để phân loại địa chỉ IP đang tồn tại trên mạng TCP/IP, từ đó chia địa chỉ Network và host tách biệt. Subnet mask là dãy số có dạng 32 bit hay 128 bit.

3. Cách xem địa chỉ IP trên máy tính

Một địa chỉ máy tính được xác định thông qua IP nội bộ và IP công cộng. Dưới đây là cách xem và kiểm tra cả 2 loại địa chỉ này.

Xem địa chỉ IP nội bộ

Cách 1: Xem IP nội bộ của máy tính bằng Network and Sharing Center

Bước 1: Tổ hợp phím Windows + R

Nhập: control.exe /name Microsoft.NetworkAndSharingCenter

-> Bấm Enter để truy cập Network and Sharing Center.

ip la gi 7 jpg

Bước 2: Tại cửa sổ này, ta click chuột trái vào Change adapter settings.

ip la gi 8 jpg

Bước 3: Chuột phải vào mạng đang kết nối -> Bấm Staus.

ip la gi 9 jpg

Bước 4: Tại cửa sổ Status, ta click vào Details...

ip la gi 10 jpg

Dòng IPv4 Address chính là địa chỉ IP nội bộ của bạn.

ip la gi 11 jpg

Cách 2: Xem địa chỉ IP nội bộ của máy tính bằng Command Prompt.

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở Run -> Nhập: cmd

-> Bấm Enter hoặc OK để mở cửa sổ chạy lệnh.

ip la gi 12 jpg

Bước 2: Gõ lệnh: ipconfig

-> Bấm Enter để xem IP.

ip la gi 13 jpg

Thông tin chi tiết của mạng đang kết nối sẽ hiện ra. Dòng IPv4 Address chính là địa chỉ IP nội bộ của bạn.

Xem địa chỉ IP Public trên máy tính

Có khá nhiều công cụ để xác định địa chỉ IP Public. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với bạn cách đơn giản nhất là truy cập vào địa chỉ whatismyip.com. Hệ thống hoạt động tự động chỉ 1 click bạn sẽ biết địa chỉ IP của mình là gì. Ngoài ra website còn cung cấp địa chỉ khá chính xác của bạn, nhà cung cấp mạng và nhiều thông tin khác.

4. Cách xem địa chỉ IP trên thiết bị di động

Trong mục này mình sẽ hướng dẫn các bạn xem địa chỉ IP của các hệ điều hành di động phổ biến, bao gồm IOS, IPad OS và Android.

Xem IP trên IOS, IPad OS

Dưới đây là hướng dẫn nhanh trên IPhone, các bạn làm tương tự đối với IPad nhé. Thao tác cực kỳ dễ dàng.

Bước 1: Truy cập cài đặt -> Chọn cài đặt Wi-Fi.

Bước 2: Kết nối vào một điểm Wifi bất kỳ -> Bấm vào dấu chấm than ! để xem thông tin.

Cuối cùng ta có địa chỉ IP của điện thoại ở mục IP Address

xem dia chi ip tren iphone jpg

Xem IP trên Android

Dưới đây là hướng dẫn xem địa chỉ IP trên điện thoại Android, bạn làm tương tự trên máy tính bảng Android nhé.

Bước 1: Truy cập cài đặt -> Chọn cài đặt Wi-Fi.

Bước 2: Kết nối vào một điểm Wifi bất kỳ -> Bấm tên điểm Wifi để xem thông tin.

Cuối cùng ta có địa chỉ IP của điện thoại Android ở mục Địa chỉ IP.

xem dia chi ip tren android jpg

5. Lỗi xung đột IP trên máy tính và cách xử lý

Dấu hiệu nhận biết

Bạn có thể nhận được thông báo sau:

  • “There is an IP address conflict with another system on the network”: Có xung đột IP với máy khác trong mạng
  • “This IP address is already in use on the network. Please reconfigure a different IP address.”: Địa chỉ IP này đã được sử dụng. Bạn cần thiết lập một địa chỉ khác.

Hay đơn giản là thiết bị bạn đang sử dụng Internet bị mất kết nối, trong khi những thiết bị khác kết nối cùng Modem và Router vẫn hoạt động bình thường.

Nguyên nhân gây xung đột IP

Như thông báo lỗi đã cho ta biết nguyên nhân, chính xác do trong một mạng nội bộ có 2 thiết bị trùng địa chỉ IP, cụ thể như sau:

  • Một thiết bị có IP tĩnh trùng với IP động DHCP đã được cài cho một thiết bị khác cùng mạng nội bộ.
  • Máy A tắt đi ở chế độ sleep -> ngắt kết nối tới mạng -> Wireless Router sẽ cấp IP máy vừa ngắt kết nối này cho một máy khác cùng hệ thống -> Gây trùng IP.
  • Máy tính có nhiều kết nối cùng lúc. Ví dụ như kết nối mạng bằng USS Wireless, cáp USB chia sẻ mạng, Ethernet, Wifi...khi đó những kết này có thể tự xung đột với nhau.
  • Khi có quá nhiều thiết bị kết nối Wifi cùng lúc vào một Router.

Cách khắc phục lỗi xung đột IP

Dưới đây là tổng hợp 3 cách xử lý hiệu quả nhất:

Cách 1: Khởi động lại Modem và Router (Restart)

Đây là cách đơn giản nhưng rất hiệu quả, bạn chỉ việc tắt Modem/ Router bằng công tắc, hoặc rút phích cắm điện và chờ 10->30 giây. Sau đó cắm điện/ bật lại thiết bị trở lại sẽ giải quyết được vấn đề.

Cách 2: Làm mới IP bằng CMD

Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở Run. Nhập: cmd

-> Bấm Enter hoặc OK để mở cửa sổ chạy lệnh.

ip la gi 14 jpg

Bước 2: Gõ câu lệnh sau: ipconfig /release

-> Bấm Enter để tự làm mới/ xóa IP cũ.

ip la gi 15 jpg

Lưu ý: Nếu máy đang dùng địa chỉ IP tĩnh, sẽ có thông báo lỗi: The operation failed as no adapter is in the state permissible for this operation.

Bạn hãy bỏ qua các này -> thực hiện cách thứ 3 bên dưới.

Bước 3: Nhập câu lệnh: ipconfig /renew

Bấm Enter để lấy IP mới. Địa chỉ IP mới sẽ hiện ra ở dòng IPv4 Address.

ip la gi 16 jpg

Cách 3: Tự thiết lập địa chỉ IP thủ công

Mục tiêu của chúng ta là tự thiết lập địa chỉ IP để không trùng với bất kỳ thiết bị nào khác trong mạng hệ thống. Để dễ dàng hơn, ta sẽ sử dụng DHCP để hệ thống tự thiết lập địa chỉ IP mới.

Bước 1: Tổ hợp phím Windows + R

Nhập: control.exe /name Microsoft.NetworkAndSharingCenter

-> Bấm Enter để truy cập Network and Sharing Center.

Bước 2: Tại cửa sổ Network and Sharing Center, ta click chuột trái vào Change adapter settings.

Bước 3: Chuột phải vào kết nối mạng -> Bấm Properties.

ip la gi 17 jpg

Bước 4: Chọn Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4). Bấm Properties.

ip la gi 18 jpg

Bước 5: Tại đây, bạn có 2 sự lựa chọn:

  • Obtain an IP address automatically: Chế độ DHCP (IP động ) Máy tính sẽ tự sinh ra một dải IP cho bạn và không cố định.
  • Use the following IP address: Đặt IP thủ công – chế độ IP tĩnh.

Như hình bên dưới, ta có thể thấy mặc định cài đặt máy tính đang để chế độ IP động. Hãy tiến hành đổi IP tĩnh theo hướng dẫn nhanh dưới đây

ip la gi 19 jpg

Có 3 mục để thiết đặt trong tùy chọn Use the following IP address:

  • IP address: 192.168.x.y,
  • Subnet mark thường là dải: 255.255.255.0
  • Default Gateway sẽ là 192.168.x.1

Tùy vào thiết bị mạng mà mỗi dải ip sẽ khác nhau. Giả sử trong mạng hệ thống (nội bộ) có 5 thiết bị truy cập mạng cùng lúc, Modem/ Router sẽ gán IP tự động (x.y) từ 1 -> 5.

Để không bị trùng thì ta chỉ việc gán IP (x.y) lớn hơn 5. giả sử mình gán là 10 cho an toàn.

Các mục còn lại, bạn cứ để mặc định theo hướng dẫn nhé, chủ yếu quan tâm tới IP address.

  • IP address: 192.168.1.10
  • Subnet mark: 255.255.255.0
  • Default gateway:192.168.1.1

ip la gi 20 jpg

Bạn cũng nên đổi luôn DNS server addresses. Ở hình minh họa trên đây là DNS của Google, cho một đường truyền rất ổn định. Bạn hãy bấm OK để áp dụng và khắc phục lỗi xung đột IP trên máy tính nhé.

6. Các phiên bản IP

Hiện nay, có 2 phiên bản IP gồm:

  • IPv4 – Internet Protocol version 4
  • IPv6 – Internet Protocol version 6

IPv4 là gì?

ip la gi 21 jpg

IPv4 là viết tắt của Internet Protocol version 4, đâu là phiên bản thứ tư của các giao thức kết nối Internet. IP – Internet Protocol là một giao thức của chồng giao thức, nói về mặt lý thuyết sẽ rất khó hiểu nên mình tóm tắt như sau.

IPv4 là phiên bản IP hoàn thiện của chuẩn giao thức kết nối Internet, được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Với giao thức truyền thông tin vẫn dưới dạng nhị phân như tất cả các kết nối khác.

Cấu trúc của IPv4 được chia thành 2 phần là network (phần mạng) và phần Host. Địa chỉ IPv4 có 32 bit nhị phân và được chia thành các octet (4 cụm, 8 bit)

Hạn chế của IPv4

  • Bảo mật kém: Không có bất cứ cách thức bảo mật nào đi kèm trong cấu trúc thiết kế của địa chỉ IPv4: Phương tiện hỗ trợ mã hóa dữ liệu cũng không được tích hợp trong IPv4. Vì vậy thông tin truyền tải giữa các Host không được bảo mật mà chỉ bảo mật phổ biến ở mức ứng dụng.
  • Giới hạn địa chỉ: Do phiên bản này chỉ sử dụng 32 bit để đánh địa chỉ nên không gian của nó chỉ có 232 địa chỉ. Vậy tại thời điểm 4.0 này thì IPv4 đang dần đuối sức, không đáp ứng đủ nhu cầu của con người.

IPv6 là gì?

ip la gi 22 jpg

Để khắc phục những hạn chế của IPv4 đồng thời mang lại những đặc tính mới cho hoạt động mạng, sau nhiều năm thì các nhà nghiên cứu đã cho ra đời giao thức kết nối mới là IPv6 - Internet Protocol version 6

IPv6 bao gồm 128 bit, có chiều dài gấp 4 lần so với địa chỉ IPv4. Giải quyết vấn đề cạn kiệt địa chỉ IPv4. Nó mang nhiều cải tiến và được ứng dụng rộng rãi hơn so với IPv4.

Địa chỉ IPv6 có chiều dài 128 bít, biểu diễn dưới dạng các cụm số hexa phân cách bởi dấu “:”

Với 128bit chiều dài, không gian địa chỉ IPv6 gồm 2128 địa chỉ, cung cấp một lượng địa chỉ khổng lồ cho mọi hoạt động Internet.

Với các tính năng trên, IP đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và giao tiếp của người dùng trên Internet.

Với những ưu điểm vượt trội này, chắc chán IPv6 sẽ còn phục vụ kết nối Internet của nhận loại trong thời gian rất dài.

Kết luận

Bài viết IP là gì? Tổng hợp kiến thức liên quan đến địa chỉ IP của mình đến đây là kết thúc, hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn tối ưu quá trình truy cập Internet một cách tuyệt vời nhất. Đừng ngần ngại chia sẻ bài viết khi thấy bổ ích nhé.

Cùng chuyên mục

Top 15 phần mềm meeting họp trực tuyến tốt nhất dành cho người Việt

Top 15 phần mềm meeting họp trực tuyến tốt nhất dành cho người Việt

Click vào tiêu đề để xem chi tiết bài viết ..

So sánh office 365 và office 2016, 2019

So sánh office 365 và office 2016, 2019

Click vào tiêu đề để xem chi tiết bài viết ..

Chia sẻ toàn bộ key office 2010 mọi phiên bản

Chia sẻ toàn bộ key office 2010 mọi phiên bản

Hiện nay, mặc dù phiên bản mới nhất hiện nay là [Microsoft Office 2019], nhưng…

Chia sẻ Key CCleaner v5.84 Pro Full Miễn Phí Vĩnh Viễn

Chia sẻ Key CCleaner v5.84 Pro Full Miễn Phí Vĩnh Viễn

CCleaner v5.84 full key là công cụ giúp bạn dọn dẹp rác, file tạm thời,…

Download win 10 1909 [32bit+64bit] nguyên gốc từ Microsoft

Download win 10 1909 [32bit+64bit] nguyên gốc từ Microsoft

Microsoft đã cũng cấp bản phát hành công khai Windows 10 version 1909, có ...

Download Avast 2019 License Key miễn phí 100%

Download Avast 2019 License Key miễn phí 100%

Avast Internet Security 2019 là phần mềm không thể thiếu ...

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Zoom để học online

Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Zoom để học online

Hiện nay, do tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến ...

Cách khắc phục lỗi không vào được Wifi trên laptop

Cách khắc phục lỗi không vào được Wifi trên laptop

Cách khắc phục lỗi không vào được Wifi trên laptop ...

Những điều cần lưu ý khi chọn đơn vị khôi phục dữ liệu ổ cứng

Những điều cần lưu ý khi chọn đơn vị khôi phục dữ liệu ổ cứng

Dịch vụ khôi phục dữ liệu ổ cứng đang được nhiều người lựa ...

Share Key Office 2019 Full mới nhất 2024 [Hoạt động 100%]

Share Key Office 2019 Full mới nhất 2024 [Hoạt động 100%]

Microsoft Office 2019 là phiên bản mới nhất của ...

Download Anhdv Boot 2021 Premium V217.1 full mới nhất

Download Anhdv Boot 2021 Premium V217.1 full mới nhất

Nếu bạn là dân chuyên Ghost và fix lỗi Win thì khi ...

Chia sẻ 4 cách hẹn giờ tắt máy win 10 cực kì đơn giản

Chia sẻ 4 cách hẹn giờ tắt máy win 10 cực kì đơn giản

Click vào tiêu đề để xem chi tiết bài viết ..

Đóng băng USB bằng 10+ phần mềm tốt nhất 2024

Đóng băng USB bằng 10+ phần mềm tốt nhất 2024

Click vào tiêu đề để xem chi tiết bài viết ..

Liệu ứng dụng Cortana có bị xóa sổ trên Windows 11

Liệu ứng dụng Cortana có bị xóa sổ trên Windows 11

Thông tin về cô trợ lý ảo Cortana đã bị xóa sổ trên Windows 11,…

Cách cài hình nền động trên Windows 10

Cách cài hình nền động trên Windows 10

Bạn biết đấy, hình nền Desktop chính là hình ảnh ...

Cách chia đôi màn hình máy tính Windows 7, 10, 11

Cách chia đôi màn hình máy tính Windows 7, 10, 11

Click vào tiêu đề để xem chi tiết bài viết ..

Có nên vay tiền mua máy tính?

Có nên vay tiền mua máy tính?

Máy tính là một đồ dùng không thể thiếu trong thời đại ngày nay, đặc…

Hướng dẫn chi tiết cách quay thử xổ số miền Nam

Hướng dẫn chi tiết cách quay thử xổ số miền Nam

Tuy là vậy nhưng chắc hẳn không phải ai cũng hiểu...

Cách chuyển ảnh màu sang đen trắng bằng Paint trên máy tính

Cách chuyển ảnh màu sang đen trắng bằng Paint trên máy tính

Mặc dù công cụ Paint không thể so sánh được các ...

G Suite là gì? Hướng dẫn tạo tải khoản và sử dụng G Suite miễn phí

G Suite là gì? Hướng dẫn tạo tải khoản và sử dụng G Suite miễn phí

Ngày nay các doanh nghiệp ngày càng phát triển. Vấn đề về quản lý, lưu…

Top