Chuẩn Legacy là gì? UEFI là gì? Máy tính bạn đang ở chuẩn nào?
Hiện nay trên máy tính có hai chế độ BIOS đó là chế độ chuẩn Legacy BIOS và UEFI. Tuy nhiên, hầu hết người dùng đều không quan tâm lắm đến việc máy tính của mình đang sử dụng chế độ BIOS.
Trong một vài trường hợp, người dùng cũng cần nên biết máy tính Windows của mình đang sử dụng chế độ BIOS nào để dễ dàng hơn trong việc sửa chữa và phục vụ nhu cầu sử dụng hợp lý nhất.
Do đó, trong bài viết này mình sẽ giới thiệu đến các bạn về chuẩn Legacy BIOS và UEFI là gì cũng như hướng dẫn các cách kiểm tra xem máy tính Windows của mình đang được khởi động và sử dụng ở chế độ nào nhé!
I. Chuẩn Legacy BIOS và UEFI là gì?
Trước tiên để nắm rõ chi tiết hơn về từng chế độ BIOS thì các bạn hãy cùng mình đi tìm hiểu cụ thể về hai loại chuẩn BIOS này ngay sau đây:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
1. Legacy BIOS là gì?
Chuẩn [Legacy BIOS] là viết tắt của cụm từ Basic Input/Output System tức là Hệ thống đầu vào / đầu ra cơ bản. BIOS là một con chip nằm trên tất cả các bo mạch chủ có chứa các hướng dẫn và thiết lập để giúp hệ thống máy tính có thể khởi động lên dựa vào cách thức hoạt động của chúng.
Trong đó, Legacy BIOS sẽ bao gồm các hướng dẫn về cách tải phần cứng máy tính cơ bản và sẽ được tích hợp sẵn một bài kiểm tra được gọi là POST (Tự kiểm tra khi bật nguồn) nhằm giúp xác minh máy tính có đáp ứng được các yêu cầu để khởi động đúng cách hay không. Nếu máy tính không vượt qua bài kiểm tra POST, thì người dùng sẽ nhận biết được bằng tiếng bíp và trên màn hình máy tính sẽ cho biết những lỗi và trục trặc đang xuất hiện trong máy tính.
2. UEFI là gì?
Tên gọi tiếng anh đầy đủ của [UEFI] là Unified Extensible Firmware Interface có nghĩa là Giao diện phần mềm mở rộng hợp nhất. Đây là một tiêu chuẩn BIOS với giao diện hoàn toàn mới được ra mắt gần đây và được coi là sản phẩm thay thế cho chuẩn Legacy BIOS truyền thống nổi tiếng trước kia. Chuẩn UEFI thường được sử dụng cùng với các loại ổ cứng GPT.
Nếu được so sánh với loại MBR quen thuộc, thì khung phân vùng ổ cứng của GPT có rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn. Chẳng hạn như , ổ cứng sử dụng khung phân vùng GPT có thể hỗ trợ lên tới 18 EB, trong khi đó MBR chỉ hỗ trợ dung lượng trong khoảng 2TB.
Hơn nữa, GPT sẽ không giới hạn số lượng phân vùng, còn MBR sẽ hỗ trợ tối đa bốn phân vùng chính. Tuy nhiên, do chuẩn Legacy BIOS truyền thống có một số hạn chế nhất định nên người dùng không thể trải nghiệm và sử dụng triệt để các lợi thế của khung phân vùng GPT có trong hệ thống BIOS, nên việc khởi động hệ điều hành Windows thông qua phân vùng hệ thống GPT là khá hạn chế.
Là chuẩn thay thế mới cho Legacy BIOS truyền thống, UEFI được các nhà sản xuất máy tính và người dùng ưa chuộng vì các tính năng như khả năng mở rộng dung lượng mạnh mẽ, khả năng tương thích và dễ dàng hoạt động để sử dụng. Cùng với đó là sự phổ biến của Windows 8 và 10, nên chuẩn UEFI đang dần sở hữu lượng người dùng đông đảo hơn.
3. Điểm khác biệt của Legacy BIOS và UEFI
Do là loại chuẩn BIOS mới nên UEFI sẽ có nhiều lợi thế và đặc điểm nổi trội hơn so với chuẩn Legacy BIOS lâu đời, bao gồm những lợi thế sau đây:
Chuẩn UEFI sẽ cho tốc độ nhanh hơn nhiều trong việc khởi tạo phần cứng của máy tính.
UEFI sẽ cung cấp chế độ khởi động an toàn, tức là mọi thứ mà bạn tải trước khi hệ điều hành được tải sẽ được kiểm tra. Điều này sẽ cung cấp cho hệ thống của bạn một lớp bảo vệ bổ sung để tránh gặp phải các phần mềm độc hại.
Trong khi đó, chuẩn Legacy BIOS đời cũ sẽ không hỗ trợ phân vùng trên dung lượng 2TB, còn UEFI sẽ hỗ trợ lên tới 18EB.
Còn điều quan trọng nhất là nếu bạn cài đặt hai hệ điều hành trên cùng một máy tính, thì nên khởi động chúng cùng một lúc và cài đặt cả hai hệ điều hành này trong cùng chế độ khởi động.
II. Cách xem máy tính đang ở chuẩn chuẩn Legacy hay UEFI
Sau đây sẽ là những cách kiểm tra máy tính của bạn đang khởi động sử dụng chuẩn Legacy BIOS và UEFI mà mọi người có thể tham khảo và thực hiện.
1. Kiểm tra chuẩn Legacy BIOS và UEFI bằng System Information
Bước 1: Bạn nhấn phím tắt Windows + R để mở hộp thoại Windows Run, sau đó nhập msinfo32.exe vào hộp thoại này rồi nhấn Enter để mở cửa sổ System Information.
Bước 2: Trong khung phía bên phải của System Summary, bạn sẽ thấy dòng chữ BIOS MODE. Nếu thông tin nằm bên cạnh BIOS MODE là UEFI, thì tức là máy tính Windows của bạn đang được khởi động ở chế độ UEFI BIOS.
Và ngược lại, nếu thông tin của BIOS MODE là Legacy, thì máy tính của bạn sẽ được khởi động ở chế độ Legacy BIOS.
2. Kiểm tra chuẩn Legacy BIOS và UEFI trong setupact.log
Bước 1: Bạn mở thư mục Windows Explorer lên và điều hướng đến đường link C: \ Windows \ Panther. Tại đây bạn sẽ thấy một loại file có tên setupact.log.
Bước 2: Tiếp tục bạn mở file setupact.log với notepad, bấm tổ hợp phím Ctrl + F để mở hộp thoại Find, sau đó nhập cụm từ Callback_BootEnvironmentDetect: Detected boot environment: trong hộp thoại Find để tìm kiếm một dòng lệnh được bắt đầu bằng dòng chữ này: Callback_BootEnvironmentDetect: Detected boot environment:
Bước 3: Khi bạn tìm thấy dòng chữ thuộc Detected Boot Environment, thì bên cạnh dòng chữ này sẽ là một trong hai ký tự BIOS hoặc EFI, tương ứng với chuẩn Legacy BIOS và UEFI.
3. Kiểm tra chuẩn Legacy BIOS và UEFI bằng phần mềm EasyUEFI
Bước 1. Bạn hãy tải và cài đặt phần mềm [EasyUEFI] trên trang chủ tại đây. Hoặc có thể tải trong bài viết Download EasyUEFI v4.6 full tự động active vĩnh viễn 2021, có kèm hướng dẫn cài đặt chi tiết.
Bước 2: Sau khi tải về phần mềm này xong, bạn hãy nhấn đúp chuột vào phần mềm này để mở file cài đặt, sau đó làm theo các bước trong các cửa sổ thiết lập phần mềm.
Nếu phần mềm này hiện ra thông báo "EasyUEFI can only be installed on (U)EFI-based Windows operating system." , thì tức là Windows đang được khởi động và sử dụng ở chế độ Legacy BIOS.
Còn ngược lại, nếu bạn có thể cài đặt thành công phần mềm EasyUEFI này, thì chứng tỏ máy tính của bạn đang được khởi động ở chế độ UEFI.
Vậy là mình đã vừa giúp các bạn hiểu rõ hơn về chuẩn Legacy BIOS và UEFI là gì cũng đã hướng dẫn mọi người những cách kiểm tra máy tính của mình đang sử dụng UEFI hay Legacy BIOS bằng những thao tác đơn giản và dễ dàng nhất. Chúc các bạn thực hiện thành công!