FAT32 vs exFAT vs NTFS: Sự khác nhau giữa chúng là gì?
Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác nhau giữa các file FAT32, exFAT và NTFS trên máy tính sử dụng hệ điều hành Windows. Đây là 3 chuẩn phân loại file được sử dụng rất phổ biến không chỉ ở Windows mà ở những thiết bị khác cũng có.
Như các bạn đã biết, tập tin hệ thống trên Windows là một trong những thành phần quan trọng giúp máy tính có thể hoạt động ổn định nhất. Trong hệ thống tập tin này sẽ bao gồm các loại file như: FAT32, exFAT và NTFS. Vậy chúng có vai trò gì và đặc điểm gì khác biệt nhau? Hãy cùng mình mình tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
I. Tập tin hệ thống là gì?
Bạn hãy tưởng tượng mọi tập tin trên máy tính sẽ giống như một cuốn sách được đặt trong thư viện. Khi thư viện đặt một cuốn sách tại một vị trí bất kỳ, nó sẽ ghi lại các thông tin về cuốn sách bao gồm: tên, tác giả, ngày tháng... và sẽ phân loại cuốn sách này vào một thư mục phù hợp để giúp mọi người sẽ dễ dàng tìm kiếm nhanh chóng hơn, thay vì phải lục tung khắp thư viện để tìm cuốn sách đó. Dựa vào sự cho phép của thư viện, họ sẽ có quyền hạn chế bạn đụng vào một số cuốn sách đặc biệt.
Về cơ bản thì ví dụ trên cũng chính là những gì mà tập tin hệ thống trên máy tính đang hoạt động. Chúng sẽ theo dõi vị trí của file và dữ liệu để máy tính nhận biết khi bạn cần tìm kiếm một điều gì đó trên máy tính. Đây là một tính năng rất cơ bản và quan trọng, nên hầu hết trên các hệ điều hành máy tính đều tạo ra cho mình những file hệ thống khác nhau để phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau của người dùng.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Trên [Windows] thì sẽ là FAT, exFAT và NTFS, còn [macOS] sẽ sử dụng HPF + và APFS, trong khi HĐH [Linux] sẽ sử dụng ext3 và ext4. Tuy nhiên, các tập tin hệ thống trên Windows do Microsoft phát triển đã trở thành tiêu chuẩn chính cho rất nhiều thiết bị lưu trữ và được sử dụng phổ biến hơn.
II. Sự khác nhau giữa FAT32 vs exFAT vs NTFS là gì?
Để hiểu rõ hơn về các chuẩn FAT32, exFAT và NTFS thì trong phần này chúng ta sẽ phân tích kỹ hơn về công dụng và cách lưu trữ của của từng chuẩn đó.
1. FAT32 - khả năng tương thích cao nhưng không thể xử lý các file lớn
Hệ thống FAT (File Allocation Table) đã được giới thiệu từ năm 1977, và cho đến nay nó vẫn còn được sử dụng. Bởi vì nó được xây dựng trên cấu trúc 32 bit nên mới có ký hiệu là FAT32), kích thước tối đa của ổ đĩa FAT32 là 16 TB và nó sẽ chỉ có thể xử lý các file từ 4GB trở xuống.
Tất nhiên, chúng được ra mắt để phục vụ cho phiên bản Windows 95, do đó với các phiên bản Windows sau này với kích thước file ngày càng lớn thì chúng sẽ không thể nào xử lý tốt được.
Ngoài các hạn chế về dung lượng kích thước, FAT32 còn thiếu đi các tính năng hiện đại như quyền truy cập file và lưu lịch sử hoạt động. Tuy nhiên, đến giờ nó vẫn hoạt động tốt trên các các thiết bị USB và thẻ nhớ SD, vì đây đều là các thiết bị có dung lượng khá nhỏ và chủ yếu được sử dụng cho các ứng dụng cơ bản và gọn nhẹ.
Trên thực tế, FAT32 vẫn là tập tin hệ thống mặc định cho hầu hết các thiết bị có dung lượng lưu trữ dưới 32GB có thể tháo rời, vì nó vẫn có khả năng tương thích với hầu hết mọi thứ.
Các HĐH như Windows, Mac, Linux, Android và nhiều hệ thống khác đều có thể đọc và ghi vào bộ lưu trữ FAT32, giúp cho chúng trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho các bộ lưu trữ tháo rời có thể sử dụng trên nhiều thiết bị khác nhau.
2. exFAT - tương thích và xử lý các file lớn
Các loại bộ nhớ flash có thể tháo rời trên 32GB thường được định dạng bằng exFAT (extended File Allocation Table). Chúng được xây dựng trên cấu trúc 64 bit, kích thước ổ đĩa tối đa của exFAT là 128 petabyte và tối thiểu là 16 exabyte.
Giống như FAT32, exFAT không được trang bị nhiều tính năng bổ sung và có khả năng tương thích không cao. Các máy Windows, Mac và Android đều có thể đọc và ghi vào bộ nhớ exFAT mà không gặp vấn đề gì, còn HĐH Linux thì chỉ mới chính thức hỗ trợ exFAT trong phiên bản 5.4 gần đây.
Nói chung, đây vẫn là một hệ thống file mặc định tốt cho ổ lưu trữ flash, mặc dù khả năng tương thích với HĐH còn hạn chế, nhất là trên một số phiên bản Linux hoặc các hệ thống đời cũ hơn.
3. NTFS - phù hợp cho các ổ đĩa hệ thống Windows
NTFS (New Technology File System) là tập tin hệ thống được Windows sử dụng rộng rãi kể từ phiên bản XP với nhiều tính năng hỗ trợ nổi bật trên ổ đĩa hệ thống. Không chỉ hỗ trợ về dung lượng và kích thước file rất lớn mà chúng còn hỗ trợ quyền truy cập vào file, lưu lịch sử hoạt động, mã hóa, bản sao và nhiều tính năng khác nhằm giúp cho HĐH của bạn luôn được hoạt động an toàn.
Tuy nhiên, nhược điểm của NTFS đó là vì đây vốn là một tập tin của hệ thống Windows, do đó chúng không tương thích với các hệ điều hành khác. Mặc dù máy Macbook có thể đọc được NTFS nhưng lại không thể ghi và lưu trên chúng được. Còn HĐH Linux theo mặc định sẽ không hỗ trợ NTFS, mặc dù trên một số phần mềm nó vẫn có thể hoạt động được.
Bạn có thể sử dụng nó dưới dạng thiết bị lưu trữ di động, miễn là bạn phải nắm rõ tất cả các thiết bị được hỗ trợ định dạng này, nếu không, có lẽ tốt nhất là bạn nên sử dụng FAT32 hoặc exFAT để thay thế.
III. Vậy nên sử dụng cái nào?
Với những đặc điểm và tính năng riêng của từng loại thì chắc hẳn nhiều người không biết nên sử dụng loại tập tin nào, do đó mình đã tổng hợp một vài thông tin tham khảo như sau:
- Sử dụng FAT32 với các file có kích thước dưới 4GB
- Sử dụng exFAT với các file có kích thước trên 4GB
- Nên sử dụng ổ đĩa và lưu trữ hệ thống NTFS cho HĐH Windows và các hệ thống hoặc HĐH khác mà bạn biết là sẽ tương thích.
Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng những HĐH khác ngoài Windows, thì hãy lưu ý những điều sau đây:
- Sử dụng APFS cho bất kỳ ổ cứng nào sẽ chỉ tương thích với các máy Macbook chạy phiên bản macOS Sierra trở lên.
- Sử dụng HFS + nếu bạn dùng ổ đĩa trên các máy Macbook chạy phiên bản trước macOS Sierra.
- Sử dụng ext4 cho hầu hết các phiên bản Linux, nhưng lưu ý rằng Windows và macOS lại không hỗ trợ tập tin này.
Vậy là mình đã giới thiệu xong sự khác biệt giữa các file hệ thống FAT32 vs exFAT vs NTFS trong Windows rồi đấy. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn.