Cách reset Macbook về mặc định
Nếu bạn đang có ý định bán hoặc chuyển một chiếc máy [Macbook] cũ cho người khác sử dụng, thì điều mà bạn cần làm đầu tiên đó là thiết lập cài đặt gốc và reset Macbook về mặc định.
Việc xóa tất cả dữ liệu và nội dung ra khỏi máy Macbook trước khi bạn bán hoặc cho người khác sử dụng là điều rất quan trọng để tránh trường hợp bị rò rỉ và đánh cắp thông tin cá nhân. Tuy nhiên chỉ xóa thông tin cá nhân thôi là không đủ, bạn cũng cần đảm bảo rằng phiên bản [macOS] sẽ hoạt động được ngay khi vừa reset lại.
Do đó trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách reset Macbook về mặc định, bao gồm việc xóa tất cả dữ liệu của bạn khỏi máy Mac và cài đặt hệ điều hành macOS một cách hiệu quả nhất.
I. Các bước reset Macbook về mặc định
Sau đây sẽ là các bước thực hiện:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
1. Sao lưu ổ cứng hoặc đồng bộ hóa với iCloud
Việc reset máy Macbook về cài đặt gốc sẽ làm xóa hết tất cả dữ liệu được lưu trữ trên máy tính, do đó bạn cần tạo bản sao lưu dữ liệu trước khi thực hiện.
Bạn hãy sử dụng phần mềm Time Machine mà Apple cung cấp sẵn, đây là phương pháp sao lưu bằng [Time Machine] và di chuyển dữ liệu sang máy Macbook mới rất tiện lợi.
Tuy nhiên, nếu không muốn sao lưu bằng Time Machine thì vẫn bạn có thể sao lưu và đồng bộ mọi thứ bằng iCloud. Kể từ khi macOS Sierra xuất hiện vào năm 2016, là bạn đã có thể lưu trữ tất cả tài liệu và mọi thứ trên máy tính thông qua [iCloud Drive], giúp bạn có thể dễ dàng truy cập mọi thứ trên bất kỳ thiết bị Apple nào, tuy nhiên việc sử dụng iCloud Drive thì bạn sẽ cần phải trả thêm phí để mở rộng bộ nhớ.
Nếu bạn không muốn dùng cả iCloud và Time Machine thì bạn vẫn có thể tạo một bản sao của toàn bộ ổ cứng bằng những phần mềm như [Carbon Copy Cloner] hoặc [SuperDuper], cả hai đều là phần mềm dùng thử miễn phí. Sau đó chọn ổ cứng chính và ổ cứng ngoài của bạn trong Destination rồi bấm vào nút Clone để tiến hành sao lưu.
2. Hủy kích hoạt tài khoản iTunes của bạn
Bạn nên hủy kích hoạt sử dụng máy tính của mình từ [iTunes Store], như thế bạn sẽ không còn liên kết với tài khoản iTunes của mình nữa. Vì điều này rất quan trọng khi bạn chỉ có thể sử dụng tối đa 5 thiết bị Macbook để phát nhạc và phim trên một tài khoản iTunes.
Để hủy kích hoạt iTunes sẽ còn tùy thuộc vào phiên bản macOS mà bạn đang sử dụng, bao gồm:
MacOS Catalina
Nếu máy bạn đang chạy macOS Catalina, bạn sẽ phải truy cập vào iTunes Store thông qua ứng dụng Music bằng cách mở ứng dụng Music và chọn Music > Preferences từ thanh menu, sau đó hãy chuyển đến tab General và chọn iTunes Store. Từ đây bạn có thể truy cập vào tài khoản của mình và chọn hủy kích hoạt cho máy tính này.
iTunes 12
Nếu bạn đang chạy macOS bản [iTunes 12], bạn sẽ cần mở iTunes và nhấp vào Account > Authorisations > De-authorise This Computer. Sau đó nhập ID Apple và mật khẩu của bạn rồi nhấn vào De-authorise.
iTunes 11 trở về trước
Trong các phiên bản cũ hơn, bạn sẽ cần nhấn vào Store > Deauthorise This Computer.
3. Tắt FileVault
Công cụ [FileVault] thường được mã hóa trong các file có trên ổ cứng của bạn. Theo mặc định, nó không được bật sẵn nhưng nếu công cụ này đang được sử dụng thì bạn nên tắt nó đi trước khi reset máy bằng các bước sau:
Bước 1: Bạn mở System Preferences.
Bước 2: Nhấn vào Security & Privacy và sau đó chọn tab FileVault.
Bước 3: Tại đây bạn kiểm tra xem có dòng chữ 'FileVault is turned off for the disc [name of main hard drive]'. Nếu nó đã tắt thì bạn không cần phải làm gì cả.
Còn nếu đang được bật thì bạn nên nhấn vào icon hình ổ khóa ở phía dưới bên trái, sau đó nhập tên người dùng và mật khẩu của bạn và nhấp vào Unlock và nhấn tiếp vào Turn Off FileVault.
Lúc này, bạn sẽ cần phải nhập lại tên người dùng và mật khẩu của mình vài đợi quá trình giải mã diễn ra hoàn tất là xong.
4. Vô hiệu hóa iCloud
Bước tiếp theo là tắt iCloud. Trước khi bạn bắt đầu, nếu bạn có bất kỳ file iCloud nào được tạo trên máy Macbook này, chúng sẽ được lưu trữ vào thư mục tại giao diện chính, vì vậy hãy nhớ sao chép chúng vào bản sao lưu.
Bước 1: Mở System Preferences và nhấn vào iCloud, sau đó nhấn vào Sign Out.
Bước 2: Để xóa tất cả dữ liệu cá nhân, bạn hãy nhấn bỏ chọn vào các ô iCloud Drive, Danh bạ, Lịch và Nhắc nhở. Sau đó nhấn Next để tiếp tục.
Lúc này, bạn sẽ nhận được thông báo rằng iCloud Drive cần hoàn tất cập nhật trước khi tiếp tục đăng xuất.
Bước 3: Nếu bạn dùng máy [MacBook Pro] hoặc [MacBook Air] có Touch ID, bạn sẽ cần xác nhận các chi tiết thanh toán sẽ bị xóa khỏi Macbook do việc đăng xuất này sẽ xóa mọi thông tin liên quan đến [Apple Pay].
Bước 4: Giờ bạn sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu Apple ID của mình. Bây giờ bạn chỉ cần đợi trong khi iCloud thực hiện hoàn tất quá trình này là xong.
5. Reset máy Macbook về chế độ Recovery
Sau khi đã sao lưu mọi thứ và tắt các kết nối iCloud của mình, giờ bạn hãy tiến hành xóa sạch dữ liệu trên máy Mac và về chế độ Recovery bằng các bước sau:
Bước 1: Để vào chế độ [Recovery], bạn hãy nhấn vào biểu tượng Apple ở phía trên bên trái màn hình và chọn Restart.
Bước 2: Giờ bạn hãy giữ phím tắt Command và R cho đến khi bạn thấy logo Apple xuất hiện. Dự kiến sẽ mất khoảng một lúc để máy Macbook khởi động ở chế độ này.
Bước 3: Sau đó trên màn hình sẽ xuất hiện yêu cầu bạn chọn một ngôn ngữ.
Bước 4: Màn hình tiếp theo bạn sẽ thấy là cửa sổ Recovery Mode Utilities. Kể từ phiên bản macOS Sierra về sau, giao diện của chế độ này sẽ có giao diện như sau:
6. Xóa ổ đĩa và định dạng lại máy Macbook
Bây giờ bạn sẽ sẵn sàng để xóa ổ đĩa của bạn. Tuy nhiên giao diện thực hiện sẽ hơi khác đi một chút nếu bạn đang sử dụng hệ điều hành macOS Catalina.
Do đó, đầu tiên chúng ta sẽ cùng tìm hiểu phương pháp thực hiện trong phiên bản Catalina trước khi tìm hiểu các phiên bản macOS khác.
Phiên bản macOS Catalina
Bước 1: Khởi động lại máy Macbook của bạn trong chế độ Recovery bằng cách giữ phím Command + R khi Macbook khởi động lại.
Bước 2: Khi chế độ Recovery khởi động lên, bạn chọn mục Disk Utility.
Lúc này bạn sẽ thấy hai ổ đĩa đó là Macintosh HD và Macintosh HD - data.
Ổ đĩa dữ liệu mới này có mặt trên phiên bản Catalina sẽ là nơi dữ liệu của bạn được lưu trữ riêng biệt để cài đặt macOS.
Bước 3: Bạn nhấn chọn vào Macintosh HD. Bạn nhấn vào nút - hoặc vào menu và chọn Edit > Delete APFS.
Lúc này bạn sẽ thấy một thông báo cảnh báo rằng điều này sẽ xóa vĩnh viễn các dữ liệu, giờ bạn nhấn vào Delete và đợi quá trình xóa hoàn tất.
Bây giờ bạn cần quay lại Disk Utility để xóa Macintosh HD. Bạn phải thực hiện cả hai bước này vì bạn sẽ không thể cài đặt lại macOS. Giờ bạn hãy nhấn vào ổ đĩa Macintosh HD để chọn nó và nhấn vào Delete để xóa.
Bước 4: Giờ bạn nhập tên mà bạn muốn đặt cho ổ đĩa sau khi đã định dạng lại nó, chẳng hạn như Macintosh HD.
Bước 5: Tiếp theo bạn chọn định dạng, chọn APFS nếu bạn đang sử dụng phiên bản Catalina.
Bước 7: Bạn nhấn vào Delete và nhập ID Apple của bạn nếu cần rồi chờ đợi.
Bước 8: Bây giờ hãy thoát khỏi Disk Utility để quay lại màn hình MacOS Utility.
Phiên bản Mojave hoặc cũ hơn
Tương tự như trên, khi đã truy cập vào chế độ Recovery thì bạn hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Chọn Disk Utility từ các tùy chọn và nhấp vào Continue.
Bước 2: Bạn nhấn vào ổ cứng chính có tên Macintosh HD nằm trong thanh bên trái.
Bước 3: Để xóa ổ cứng, bạn nhấn vào nút Erase, sau đó nhấn tiếp vào Erase. Lưu ý rằng thao tác này sẽ xóa vĩnh viễn tất cả dữ liệu có trên ổ cứng.
Bước 4: Sau khi quá trình kết thúc, bạn thoát khỏi chương trình này bằng cách vào menu trên cùng và chọn Disk Utility> Quit Disk Utility.
II. Cài đặt lại macOS
Điều quan trọng tiếp theo mà bạn cần làm đó là thực hiện reset lại hệ điều hành macOS. Ngoài ra, nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng máy Macbook này và chỉ muốn thực hiện dọn dẹp và cài đặt lại phiên bản macOS thì hãy làm theo các bước như sau:
Bước 1: Đầu tiên bạn nên truy cập vào chế độ macOS Utilities rồi chọn Reinstall macOS from Utilities và làm theo các hướng dẫn xuất hiện trên màn hình để cài đặt lại macOS.
Lúc này máy Macbook của bạn sẽ bắt đầu tải và cài đặt phiên bản Catalina hoặc phiên bản macOS mà máy Macbook của bạn đang chạy.
Bước 2: Sau khi đợi một khoảng thời gian, máy Macbook của bạn sẽ khởi động lại. Quá trình này sẽ lại mất thêm một thời gian nhất định nên bạn cần chờ đợi.
Sau khi quá trình hoàn tất thì bạn sẽ thấy màn hình Welcome xuất hiện. Nếu bạn có nhu cầu bán hoặc chuyển máy Macbook cho người khác, thì bạn nên dừng thao tác tại đây. Còn nếu bạn vẫn tiếp tục sử dụng máy Macbook thì hãy làm theo các bước thiết lập tiếp theo.
Ngoài ra, bạn còn có thêm phương pháp khác để cài đặt một phiên bản macOS bằng cách thay vì nhấn Command + R khi khởi động, bạn có thể nhấn Shift + Option / Alt + Command R (dùng cho phiên bản macOS Sierra 10.12.4) để cài đặt phiên bản MacOS lên phiên bản mới nhất.
Vậy là mình đã vừa hướng dẫn các bạn cách reset Macbook về mặc định theo các bước thực hiện rất chi tiết có trong bài viết trên. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công!