Cách hạ nhiệt máy tính - CPU laptop / PC khi bị quá nóng
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn những cách làm mát máy tính laptop hoặc PC bằng một số thủ thuật đơn giản nhất nhé.
Nhiệt độ cao khi sử dụng máy tính PC - Laptop là một vấn đề rất khó giải quyết. Như bạn biết, CPU là thành phần quan trọng nhất trong máy tính, cũng là linh kiện phát ra nhiều nhiệt lượng nhất. Vì thế trong bài viết này, chủ yếu mình sẽ hướng dẫn bạn cách giảm nhiệt độ của CPU nhé.
I. Giảm nhiệt độ CPU bằng phần mềm Intel XTU
1. Nguyên lý hoạt động của Intel XTU.
Khái niệm ép xung chắc hẳn rất quen thuộc với những độc giả đam mêm công nghệ, tuy nhiên nếu bạn vẫn chưa biết thì đây đơn giản là tăng hiệu điện thế vào CPU hoặc GPU nhằm ép những con chíp này hoạt động mạnh hơn mức thông thường.
Undervolt CPU là một giải pháp ngược lại so với ép xung, chúng ta sẽ giảm một chút hiệu điện thế của CPU những vẫn đảm bảo chúng hoạt động ổn định.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Mà khi hiệu điện thế giảm -> Chắc chắn nhiệt độ của CPU cũng giảm theo. Có khá nhiều phần mềm giúp giảm hiệu điện thế (Undervolt CPU), nhưng trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng tiện ích Intel Extreme Tuning Utility (Intel XTU).
Bạn hãy theo dõi tóm tắt quá trình, đọc kỹ hướng dẫn để thực hiện giảm nhiệt độ CPU mà không gặp lỗi gì nhé.
Dưới đây là tóm tắt quá trình chúng ta sẽ thực hiện trong mục 3.
B1: Giảm từng chút hiệu điện thế (VCore) của CPU.
Trong ví dụ dưới mình sẽ chỉ giảm 0.025V -> 0.050V mỗi lần thôi nhé.
B2: Thực hiện Stress Test cho CPU.
B3: Dựa vào kết quả của việc Stress Test -> Sẽ có 2 trường hợp sau đây:
- TH1: CPU vẫn hoạt động ổn định -> Ta tiếp tục giảm VCore xuống tiếp 0.025V
- TH2: CPU hoạt động thiếu ổn định -> Tăng một chút hiệu điện thế
Để có thể giảm nhiệt độ mà vẫn giữ CPU chạy ổn định, bạn sẽ cần dành từ 2 -> 3 tiếng để thực hiện quá trình test này.
* Lưu ý: Khi chạy quá trình Stress Test mà có lỗi thì bạn nên tăng ngay hiệu điện thế (VCore), nếu không máy sẽ bị lỗi màn hình xanh !
Tuy nhiên bạn không cần quá lo lắng, nếu giảm hiệu điện thế mà gặp lỗi màn hình xanh thì ta chỉ việc khởi động lại máy -> tăng hiệu điện thế lại một chút là OK.
Một lưu ý quan trọng khác: Bạn không nên thực hiện điều này trên những CPU đời thấp, vì bản thân nó đã yếu sẵn rồi mà còn bị giảm hiệu điện thế thì khả năng lỗi là rất cao. Nên áp dụng biện pháp này cho CPU đời 3->4 trở lên.
2. Công cụ cần chuẩn bị
Download Intel Extreme Tuning Utility (Intel XTU)
Công cụ chính ta sẽ sử dụng trong bài viết này, ngoài giảm Vcore thì tác dụng chính của phần mềm là ép xung.
Download Prime95
Phần mềm Prime95 giúp kiểm tra hoạt động của CPU sau khi hạ VCore
3. Các thao tác thực hiện
Bước 1: Tải và cài đặt 2 phần mềm trong bộ công cụ trên đây. (Bạn nhớ đọc thật kỹ phần tóm tắt bên trên để thực hiện giảm nhiệt độ CPU không bị lỗi)
Bước 2: Khởi động tiện ích XTU.
- -> Bấm vào Core trong mục Advanced Tuning.
- -> Điều chỉnh giảm hiệu điện thế trong mục Core Voltage Offset.
* Lưu ý: Bạn chỉ nên giảm khoảng -0.025V -> -0.050 V
Bước 3: Bấm Apply.
Bước 4: Bấm Continue để xác nhận thông báo.
Bước 5: Chọn mục Stress Test.
- -> Tích chọn CPU Stress Test.
- -> Chọn thời gian tối thiểu 30 phút -> 1 tiếng.
- -> Bấm Start Testing.
Bước 6: Sau khi quá trình Test hoàn tất, phần mềm sẽ thông báo quá trình kiểm tra CPU có hoạt động ổn định hay không.
Nếu CPU hoạt động ổn định, các bạn thực hiện giảm tiếp hiệu điện thế.
Bước 7: Thực hiện tương tự bước 1, lần này ta sẽ giảm nhiều hơn đến -0.075V.
- -> Sau khi giảm bạn lại tiến hành quá trình Stress Test lần nữa để đảm bảo CPU chạy vẫn ổn định với hiệu điện thế này.
Bước 8: Quá trình Test hoàn thành mà không có lỗi, bạn hãy kiểm tra nhiệt độ của CPU trước và sau khi giảm hiệu điện thế nhé. Một con số đáng kể đấy !
Bạn hãy cứ giảm hiệu điện năng xuống từng chút một nếu không thấy lỗi nhé, vì mỗi CPU có sức mạnh khác nhau nên mình không thể đưa ra con số chính xác là "giảm bao nhiêu hiệu điện thế thì mới phù hợp".
Bước 9: Kiểm tra quá trình hoạt động của CPU bằng Prime95. Bạn hãy tải và cài đặt phần mềm ở bộ công cụ mình đã chia sẻ.
- -> Khởi động phần mềm, click chuột trái vào Options trên thanh công cụ -> Bấm Torture Test...
Bước 9: Trong cửa sổ Run a Torture Test.
Bạn click chọn: Small FFTs (maximum heeat,FPU stress, data fits in L2 cache, RAM not tested much).
- -> Bấm OK để bắt đầu quá trình kiểm tra.
Bước 10: Sau khi quá trình Test được khoảng 30 phút -> 1 tiếng, bạn bấm Test -> Stop để dừng quá trình.
- -> Xem báo cáo của phần mềm nhận thấy 0 errors, 0 warnings là OK, từ giờ bạn có thể áp dụng mức hiệu điện thế thấp hơn mức bình thường cho CPU của mình, giúp giảm nhiệt độ một cách an toàn không gây ra lỗi.
II. Giảm nhiệt độ CPU bằng cách tra keo tản nhiệt mới
Keo tản nhiệt CPU trên Laptop và PC mỗi năm nên tra mới ít nhất một lần, dưới đây là hướng dẫn tra keo tản nhiệt mới nhanh cho cả 2 loại máy tính này.
1. Tra keo tản nhiệt cho CPU Laptop
Bước 1: Tắt máy tính, tháo quạt tản nhiệt.
-> Lau keo tản nhiệt cũ, vệ sinh sạch sẽ.
Bước 2: Tra keo tản nhiệt.
Hiện nay keo tản nhiệt có rất nhiều loại khác nhau, bạn có thể tham khảo top keo tản nhiệt tốt nhất để chọn mua keo tản nhiệt chất lượng nha.
Bước 3: Lắp lại quạt tản nhiệt và máy tính như ban đầu.
Đối với những loại keo tản nhiệt sẵn có của nhà sản xuất, theo kinh nghiệm lâu năm của mình thường keo này chỉ để cho "có". Tức là keo tản nhiệt sẵn trong máy thường không được tốt.
Kết quả: Sau khi tra keo tản nhiệt mới thì nhiệt độ laptop đã giảm hơn 10 độ, cộng với phương pháp Undervolt trên đây giúp bạn có thể giảm nhiệt độ CPU cho laptop của mình khoảng 13 độ.
Bạn có thể tham khảo video hướng dẫn giảm nhiệt độ cho laptop chi tiết của ThinkView:
Nguồn: Channel Youtube ThinkView
2. Tra keo tản nhiệt cho CPU của PC
Đối với keo tản nhiệt của PC, sau khoảng 1 năm sử dụng đã biến từ dạng keo sang một loại bột khó diễn tả, lúc này keo tản nhiệt sẽ không còn tác dụng nữa. Mỗi năm chúng ta nên thay keo tản nhiệt ít nhất một lần.
Tương tự như keo tản nhiệt của laptop, keo tản nhiệt có sẵn trên PC thường không phát huy được tác dụng. Bạn có thể tham khảo top keo tản nhiệt tốt nhất để giúp CPU của mình mát mẻ hơn nha.
Các bạn thực hiện theo bước sau để tra keo tản nhiệt mới cho CPU của máy tính.
Bước 1: Nắp thùng máy -> tháo quạt tản nhiệt và vệ sinh.
Bước 2: Gỡ nốt CPU và vệ sinh sạch sẽ.
Bước 3: Tra keo đều khắp mặt tản nhiệt của CPU.
-> Sau đó lắp máy tính và khởi động như bình thường.
Kết quả: Nhiệt độ sẽ giảm khoảng 3 -> 5 độ, tùy mỗi máy khác nhau. Không những vậy mà hiệu năng còn tăng một chút, cụ thể trong ví dụ dưới đây game Call Of Duty đã tăng khoảng 3 -> 5 FPS.
Như vậy nếu bạn kết hợp tra keo tản nhiệt tốt + thực hiện phương pháp Undervolt => Kết quả sẽ giảm nhiệt độ của CPU máy tính PC lên tới 8 độ C.
Ngoài ra bạn có thể theo dõi quá trình tra keo tản nhiệt mới cho CPU máy tính qua video của TNC Channel.
Nguồn: Youtube TNC Channel
III. Nâng cấp quạt tản nhiệt để giảm nhiệt độ CPU và máy tính
1. Quạt tản nhiệt PC
Đối với CPU của PC thường chúng ta sẽ có 2 loại quạt tản nhiệt đi kèm sau đây:
Bạn có thể thấy tản nhiệt của Intel khá "cùi bắp" so với đối thủ, tuy nhiên hầu hết CPU của Intel đều mát hơn nên nhà sản xuất cũng không cần thiết phải sản xuất tản nhiệt kèm theo quá khủng.
Nếu bạn chỉ làm việc văn phòng và chơi game nhẹ như LOL, thì những tản nhiệt dưới đây vẫn ổn nhé. Tuy nhiên với trường hợp chơi game hoặc làm việc liên quan đến tác vụ đồ họa nặng thì hãy xem xét nâng cấp.
Quạ tản nhiệt stock của Intel và AMD
Hiện nay quạt tản nhiệt có 2 loại chính là tản nhiệt khí và nước. Bạn nên tìm mua quạt tản nhiệt từ hãng sản xuất phụ kiện máy tính chất lượng như:
- Cooler Master
- Deep Cool
- Corsair
Quạt tản nhiệt khí và bộ tản nhiệt nước
Với 2 loại tản nhiệt bên trên, bạn hãy lựa chọn loại phù hợp với cấu hình máy tính và khả năng tài chính để nâng cấp. Hầu hết tản nhiệt nước có giá thành và hiệu quả cao hơn tản nhiệt khí rất nhiều.
Lắp thêm các quạt tản nhiệt cho Case máy tính cũng đem lại hiệu quả rất tốt, tuy nhiên bạn nên biết cách setup sao cho luông khí ra/vào hợp lý. Nếu không những chiếc quạt ấy chỉ để làm cảnh, thậm chí còn làm PC của bạn nóng hơn đấy !
Lắp nhiều quạt tản cho Case máy tính
2. Quạt tản nhiệt Laptop
Khác với PC, nâng cấp quạt tản nhiệt cho Laptop là điều không thể. Tuy nhiên nếu bạn phải sử dụng Laptop để thực hiện các tác vụ "nặng" thì dưới đây sẽ làm một vài phương pháp giúp bạn "chữa cháy" nhé.
Phương pháp thứ nhất: Sử dụng máy hút khí - tản nhiệt.
Như các bạn có thể thấy, máy hút khí nhỏ gọn sẽ cắm trực tiếp vào khe tản nhiệt. Với công suất mạnh mẽ kết hợp cùng bộ tản nhiệt có sẵn của Laptop sẽ giúp giảm bớt nhiệt độ đáng kể.
Máy hút khí - Quạt tản nhiệt ngoài cho Laptop
Phương pháp thứ 2: Sử dụng đế tản nhiệt
Hiện nay trên thị trường cũng có rất nhiều loại đế khác nhau, freetuts đã tham khảo trên rất nhiều diễn đàn khác nhau và kết quả là "không" giúp tản nhiệt CPU.
Thực tế đế tản nhiệt này chỉ giúp bạn làm mát mặt lưng của máy, giúp các linh kiện khác đỡ "nóng" đi phần nào -> từ đó giảm tải sức nóng lên CPU.
Dưới đây là video đánh giá chi tiết một số loại đế tản nhiệt tốt nhất hiện nay.
Nguồn: Youtube ThinkView
IV. Những cách tản nhiệt cho PC - Laptop khác
- Bước cuối cùng để khiến cho PC - Laptop mát mẻ nhất có thể, bạn nên tối ưu nhiệt độ bằng những thủ thuật sau:
- Sử dụng các phần mềm Game Booster khi chơi game.
- Vệ sinh PC - Laptop sạch sẽ.
- Sử dụng các bản Ghost Win nhẹ để tối ưu hóa Windows.
- Đặt máy tính của mình ở môi trường khô ráo - thoáng mát.
- Tắt/ gỡ cài đặt những chương trình không cần thiết.
- Nếu máy tính có card đồ họa rời thì bạn nên sử dụng card có ít nhất 2 fan trở lên nhé.
V. Kết luận
Sau khi áp dụng tất cả những thủ thuật trên, mình dám chắc ai cũng có thể hạ nhiệt máy tính PC/ Laptop một cách đơn giản. Thực tế mình đã áp dụng và giảm được tới 15 độ khi chơi game, vậy bạn còn cách nào giúp tối ưu nhiệt độ hơn nữa không? Hãy Comment để chúng ta cùng thảo luận và chia sẻ. Trước khi rời đi đừng quên gửi bài viết này cho bạn bè để giúp máy tính của họ mát mẻ hơn nhé.