Hướng dẫn tạo USB Boot DLC 2019 và tích hợp bộ cài Win vào DLC
Tạo USB Boot DLC BOOT nghe quá quen thuộc với các kỹ thuật viên 8x, 9x. Tuy nhiên tìm kiếm được phiên bản DLC Boot tốt, nhẹ và đầy đủ tính năng và công cụ thì lại là một chuyện khó.
Bộ công cụ cứu hộ Windows DLC BOOT 2019v3.0, một sản phẩm đến từ tác giả Trần Duy Linh tích hợp đầy đủ các bộ công cụ từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với tất cả mọi người từ bán chuyên cho đến chuyên nghiệp.
Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ link tải cũng như hướng dẫn cài đặt chi tiết bộ DLC BOOT 2019 v3.0 này cho các bạn nha
Các cách tạo USB Boot khác:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
I. USB Boot DLC 2019 v3 tích hợp những gì?
Với bản DLC Boot 2019 v3.0, bạn sẽ không phải lo lắng về các chuẩn Legacy, UEFI. Dù là chuẩn nào thì vẫn hỗ trợ BOOT ngon lành, tiện lợi hơn nữa là có thể boot từ USB, HDD Box, thậm chí là cả BOOT LAN.
Danh sách phần mềm được tích hợp trong DLC BOOT 2019:
- DiskGenius Pro 5.1.0.653
- Partition Wizard Technician 10.2.2
- Aomei Partition Assistant Pro 8.0
- Active Kill Disk 11.1.17
- Crystal Disk Info 8.0.0
- Crystal Disk Mark 6.0.2
- HD Tune Pro 5.70
- LinuxReader 3.4
- WinContig 2.3.0.0
- DriverPack Online 17.9.1.0
- 3DP Chip Lite 18.11
- Maxthon 5.2.6.1000
- Cent Browser 3.7.2.33
- Internet Download Manager 6.32.5
- TeamViewer 14.1.9025
- UltraSurf 19.01
- SoftPerfect Network Scanner 7.1.9
- Change MAC Address 3.3.1
- RealVNC Server 6.4.0
- RealVNC Viewer 6.19.107
- GetDataBack Simple 5.01
- Ontrack EasyRecovery Technician 13.0.0.0
- MiniTool Power Data Recovery Technician 8.0
- OO DiskRecovery Technician 12.0.65
- Active Partition Recovery 18.0.3
- Active File Recovery 18.0.2
- Hetman Partition Recovery 2.8
- HWiNFO32 6.00
- CPU-Z 1.87
- GPU-Z 2.16.0
- Hardware Monitor 1.39.0
- Is My LCD OK 3.21.0
- Total Uninstall Pro 6.27.0
- Revo Uninstaller Pro 4.0.5
- WinNTSetup 3.9.3.1
- Defraggler Technician 2.22.995
- Process Explorer 16.22
- The Ultimate PID Checker 1.2.0.606
- Total Commander 9.21a
- 7Zip 18.06
- CCleaner Technician 5.52.6967
- Resource Hacker 5.1.7
- Blank And Secure 5.11
- BurnAware Professional 11.9
- Nuclear Coffee Recover Keys 11.0.4.229
- VLC Media Player 3.0.6
- Free MP3 Cutter Joiner 10.9
- Rufus 3.4.1430
- Active Password Changer Pro 9.0.1
Bổ sung một số phần mềm cần thiết:
- MSActBackUp 1.2.5
- Advanced IP Scanner 2 2.5.3784
- Disk Drill Pro 2.0.0.339
- Battery Info View 1.23
- KRT Club 2.1.2.69
- Is My HDD OK 1.64
- KMS Tools 15.01.2019
II. Cách tạo USB Boot DLC Boot 2019 v3.0
Bước 1: Tải bộ công cụ về ở cuối bài viết, sau đó giải nén vói mật khẩu mà mình đã chia sẻ trong link download.
Sau khi giải nén thì ta có bộ công cụ sau:
Bước 2: Kết nối USB vào máy tính, ở đây mình đang sử dụng USB 16 GB 3.0 của KingSton
Bước 3: Bạn nhấn chuột phải vào file DLCBoot.exe
-> chọn Run as administrator để chạy với quyền quản trị ( Bắt buộc nha )
Bước 4: Đây là giao diện của DLC BOOT 2019 v3.0, giao diện khá quen thuộc đã có từ những phiên bản đầu tiên.
Với hàng tá những công dụng thì chắc sẽ làm chúng ta hoa mắt một chút. Tùy vào nhu cầu của các bạn chúng ta có thể tạo Menu Boot ngay trên ổ cứng hoặc USB:
- Tạo Menu Boot trên ổ cứng: Bấm vào icon +
- Tạo Menu Boot trên USB: Bấm vào icon USB.
Bước 5: Mình đã chọn tạo Menu Boot trên USB, sau đó cửa sổ Creat USB, HDD Box...hiện ra.
Mục Boot Kernel (1): Giao diện của Menu Boot, bạn chọn cái nào cũng được
Bước 6: Bên cạnh là mục Boot Type (2): Kiểu mà bạn muốn tạo USB BOOT, trong đó:
- Normal: Tạo USB BOOT theo cách thông thường, chỉ có một phân vùng duy nhất chứa file Boot và cả dữ liệu của bạn.
- Hide: Boot ẩn sẽ chia USB của bạn ra làm 2 phân vùng. Một phân vùng chứa file BOOT, và phân vùng còn lại sẽ chứa dữ liệu của bạn. Mình khuyến khích bạn dùng chế độ này.
Nếu bạn chọn Hide trong mục Boot Type, phần mềm sẽ yêu cầu bạn phải nhập dung lượng cho phân vùng Boot ẩn, phân vùng này chứa dữ liệu của DLC BOOT nên bạn nhớ phải để nó đủ lớn nhé.
Bước 7: Ở đây mình đã chọn Hide, sau đó đặt dung lượng phân vùng ẩn sẽ để là 3500 MB (tầm 3.5 GB). Vì file DLC BOOT chỉ có dung lượng tầm 3.2 GB thôi ! Nếu USB của bạn có dung lượng lớn thì cứ để thừa ra càng nhiều càng tốt nhé, sau này muốn tích hợp thêm những công cụ mới thì còn khả thi, không phải mất công định dạng lại.
Bước 8: Mục USB Format DLC Boot Partition bao gồm các thiết lập sau:
Lưu ý: Nếu bỏ qua không tích vào bất cứ định dạng nào thì USB sẽ không bị Format, dữ liệu và định dạng của USB được giữ nguyên sau khi tạo xong Menu Boot.
- NTFS: Phân vùng chứa dữ liệu của bạn sẽ ở định dạng NTFS ( Định dạng này cho phép thiết bị lưu trữ những tệp lớn, kể cả trên 4GB) Tuy nhiên USB BOOT sẽ không tương thích với chuẩn UEFI, chỉ boot được trên chuẩn Legacy
- FAT32 (UEFI): Tùy chọn này định dạng USB về kiểu FAT32 ( Định dạng cũ, tương thích với nhiều phần cứng/ phần mềm, tuy nhiên chỉ chứa được tệp dung lượng dưới 4GB). Ưu điểm khi chọn kiểu FAT32 là USB BOOT khi tạo xong đều tương thích với 2 chuẩn Legacy và UEFI nha.
- NTFS (UEFI): Kiểu này chỉ được phép tạo khi bạn chọn Boot Type là Normal. Ưu điểm là Format ở định dạng NTFS cho phép chứa file dung lượng lớn, BOOT được trên cả 2 chuẩn Legacy và UEFI. Nhược điểm là USB BOOT chỉ có một phân vùng, chứa dữ liệu của bạn và cả dữ liệu của BOOT DLC 2019
=> Ở đây mình đã chọn định dạng Fat32, vì không có nhu cầu chứa file dung lượng lớn.
Bước 9: Sau khi chọn xong các thiết lập theo nhu cầu của bạn, bấm Creat Boot để bắt đầu tạo Boot Usb.
Bước 10: Chọn Yes khi hộp thoại xuất hiện
Bước 11: Chờ một chút, quá trình định dạng đang diễn ra...
đang sao chép dữ liệu DLC BOOT 2019 vào USB
Bước 12: Sau khi hoàn thành quá trình tạo USB BOOT sẽ có thông báo sau. Bạn chọn OK rồi sau đó bấm Test Boot để kiểm tra khả năng BOOT của USB lần nữa
*** Test trên chuẩn LEGACY
Bên dưới là hình ảnh Menu Boot của chuẩn Legacy
- Vietnamese Language: Chuyển sang ngôn ngữ Tiếng Việt để sử dụng.
- Reboot: Lựa chọn khởi động lại máy tính.
- Shutdown: Tắt máy.
- Boot From HDD: Boot từ ổ cứng.
Boot from Operating System: Boot vào Windows XP, Windows Vista, Windows 7/8/10. - Mini Windows XP: Truy cập vào Mini Windows XP.
- Mini Windows 10 32Bit: Truy cập vào Mini Windows 10 32Bit.
- Mini Windows 10 64Bit: Truy cập vào Mini Windows 10 64Bit.
- Other Tools: Boot vào Menu với nhiều tiện ích khác.
- Hard Disk Tools: Boot vào Menu với các tiện ích/phần mềm về quản lý và phân chia ổ đĩa cứng.
- Backup or Restore: Boot vào Menu với các tiện ích/phần mềm về sao lưu và phục hồi ổ đĩa cứng.
- Operating System Setup: Boot vào Menu cài đặt các hệ điều hành (bạn có thể tích hợp các bộ cài win mà bạn muốn).
- Antivirus Rescue Disk Tools: Boot vào Menu chứa các trình quét/ diệt virus (bạn có thể tích hợp thêm).
*** Test trên chuẩn UEFI
Dưới đây là menu BOOT của chuẩn UEFI.
- About
- Reboot
- Poweroff
- Boot OS on Hard Disk
- [Mini Windows 10, Windows Setup] EFI 64
- Acronis True Image Home 2017 20.8053
- Konboot EFI 64
- Memtest86 EFI 64
III. Cách sử dụng DLC BOOT 2019
Khi bật máy tính lên ngay lập tức bấm các phím như F12, F9, Dell, tùy mối dòng máy có thể khác nhau. Sau khi bấm đúng phím thì Menu Boot hiện lên, bạn hãy chọn khởi động với USB BOOT mới tạo nha. Nếu chưa biết thì xem trong bài cách vào BIOS nhé.
Hy vọng với hướng dẫn chi tiết 10 bước giúp bạn tạo thành công Menu Boot cho USB của mình, đặc biệt là phiên bản DLC BOOT 2019 rất mới với vô số tính năng giúp máy tính của bạn luôn khỏe mạnh :D
Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy để lại comment, mình sẽ giải đáp nhanh nhất có thể, hãy chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nha, chúc các bạn thành công.
Xem thêm các bài viết về cứu hộ máy tính:
Danh sách file tải về
Tên file tải về | Pass giải nén |
---|---|
DLC BOOT 2019 Free | 180890101192 |