CPU usage là gì? Khắc phục lỗi CPU quá tải
Lỗi CPU quá tải thường là lỗi phổ biến mà nhiều người dùng hay gặp phải trên máy tính của mình. Một trong những dấu hiệu mà các bạn có thể dễ dàng nhận biết nhất đó là lỗi CPU Usage hiển thị 100%.
Vậy CPU usage là gì và cách khắc phục lỗi CPU quá tải ra sao? Vấn đề này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
I. CPU usage là gì?
CPU usage là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả mức độ hoạt động của bộ xử lý. CPU usage của máy tính sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại tác vụ đang được bộ xử lý thực hiện. Ngoài ra, CPU usage còn có thể giúp bạn theo dõi dung lượng sử dụng của bộ xử lý.
Khi xảy ra lỗi CPU bị quá tải, CPU usage sẽ hiển thị ở mức 100%. Nguyên nhân có thể là do trên máy tính đang mở cùng lúc quá nhiều ứng dụng, hoặc bạn đang chơi game và sử dụng ứng dụng nặng trong thời gian dài làm nóng máy và gây ra hiện tượng máy tính bị chạy chậm và giật lag.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
CPU usage trên hệ thống máy tính sẽ được người dùng theo dõi bằng cách sử dụng các chương trình phần mềm khác nhau. Trong đó, có một cách để giám sát việc sử dụng CPU đó là sử dụng Windows Task Manager. Trong trình quản lý này, sẽ có tab Performance dùng để hiển thị biểu đồ dung lượng đang được dùng trên CPU.
Tiếp đó, tỷ lệ phần trăm có trong CPU usage sẽ cho biết hệ thống máy tính của bạn hiện đang sử dụng bao nhiêu dung lượng của CPU. Khi mức sử dụng CPU đạt 100%, tức là máy tính của bạn đang bị quá tải và không còn dung lượng dự phòng để sử dụng cho các chương trình ứng dụng khác. Tỷ lệ này càng cao tức là máy tính của bạn đang có nguy cơ gặp nhiều lỗi phát sinh do nhiều nguyên nhân gây ra.
Ngoài ra, nếu CPU usage có tỷ lệ cao bất thường khi bạn đang sử dụng một ứng dụng cụ thể sẽ có thể là một dấu hiệu cho thấy hệ thống máy tính đang có vấn đề. Các ứng dụng như trình duyệt Internet thường sẽ làm cho CPU usage tăng cao do người dùng sử dụng chế độ phần mềm ẩn danh hoặc tạo câu lệnh trên trang web. Hơn nữa, việc thường xuyên sử dụng JavaScript trên trình duyệt web cũng có thể là nguyên nhân làm CPU usage tăng cao.
Bên cạnh đó, một số phần mềm ứng dụng còn có thể đòi hỏi sức mạnh về tốc độ xử lý của CPU để thực hiện các tác vụ như quét vi-rút và chống phần mềm gián điệp. Việc yêu cầu CPU hoạt động ở mức cao là bình thường đối với các chương trình này và không phải là nguyên nhân gây lo ngại đối với người dùng.
Trong khi ngược lại, tỷ lệ CPU usage đôi khi có thể bị giảm xuống nếu nó liên tục hoạt động ở mức gần 100% trong một khoảng thời gian dài. Một cách để giảm mức CPU usage là đóng các ứng dụng hiện đang chạy trên máy tính. Ngoài ra, việc thay đổi trạng thái ưu tiên của ứng dụng cũng có thể giúp làm giảm dung lượng sử dụng CPU khi cần thiết. Trạng thái ưu tiên này bạn có thể tự thay đổi tại tab Process nằm trong Windows Task Manager.
II. Cách khắc phục lỗi CPU quá tải
Việc CPU bị quá tải có thể là dấu hiệu của một số vấn đề khác nhau. Nếu một ứng dụng chiếm hết toàn bộ dung lượng CPU thì rất có thể nó đã hoạt động bị lỗi. Ngoài ra, CPU quá tải cũng là dấu hiệu cho thấy máy tính của bạn đã bị nhiễm virus hoặc phần mềm quảng cáo, do đó cần phải được xử lý ngay lập tức.
Dưới đây sẽ là các cách khắc phục lỗi CPU quá tải, chỉ cần bạn làm theo đúng hướng dẫn của một trong những cách sau đây.
1. Đóng các chương trình chiếm nhiều dung lượng CPU
Khi bạn nhận thấy rằng máy tính trở nên chậm hơn bình thường và mức CPU usage là 100% thì bạn hãy thử mở Task Manager để kiểm tra xem các chương trình nào đang chiếm quá nhiều dung lượng của CPU bằng các bước như sau:
Bước 1: Bạn nhấn tổ hợp phím Ctrl+Shift và Esc để mở Task Manager. Một bảng thông báo nhắc nhở hiện ra, bạn nhấn Yes để chạy Task Manager.
Bước 2: Nhấn vào cột CPU để sắp xếp các chương trình theo mức độ sử dụng CPU (CPU usage) từ cao đến thấp. Bây giờ bạn có thể kiểm tra xem ứng dụng chương trình nào đang chiếm tỷ lệ trên CPU cao nhất.
Bước 3: Sau khi đã xác định được ứng dụng tiêu thụ nhiều CPU thì bạn hãy nhấn vào End task để đóng ứng dụng đó.
2. Cập nhật drivers
Đôi khi bạn sử dụng driver phiên bản cũ cũng có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề này. Do đó, bạn nên cập nhật drivers của máy tính mình lên phiên bản mới nhất để khắc phục vấn đề này.
Sau đây sẽ là hai cách thực hiện để bạn có thể cập nhật drivers trên thiết bị của mình theo cách thủ công hoặc tự động.
Cập nhật driver thủ công: Bạn có thể cập nhật driver của thiết bị theo cách thủ công bằng cách truy cập trang web của nhà sản xuất và tìm kiếm phiên bản driver mới nhất của thiết bị mình để tải về và cập nhật.
Cập nhật driver tự động: Nếu bạn không có thời gian hoặc không biết cách để cập nhật theo cách thủ công thì thay vào đó, bạn có thể dùng đến phần mềm Driver Easy sẽ giúp bạn cập nhật một cách tự động.
Bước 1: Hãy cài đặt phần mềm [Driver Easy]
Bước 2: Mở phần mềm Driver Easy lên và nhấn vào nút Scan now. Driver Easy sau đó sẽ tiến hành quét máy tính của bạn và sẽ phát hiện lỗi nếu có vấn đề xảy ra.
Bước 3: Sau khi quét xong, bạn nhấn vào nút Update bên cạnh bất danh sách lỗi hiện ra để tự động tải xuống phiên bản mới nhất của driver đó và sau đó bạn có thể cài đặt thủ công.
3. Sửa đổi cài đặt trong Registry Editor
Nếu bạn đang sử dụng Windows 10, thì lỗi CPU quá tải có thể do Cortana gây ra. Nếu bạn đã bật Cortana lên trước đó thì rất có thể máy tính sẽ gặp phải sự cố CPU usage 100%.
Nếu bạn hiếm khi sử dụng Cortana, hãy thử sửa đổi một vài cài đặt trong Registry Editor để có thể khắc phục sự cố này bằng cách như sau:
Bước 1: Bạn nhấn các phím biểu tượng Windows và R cùng lúc để mở hộp thoại Run. Gõ regedit vào hộp thoại đó rồi bấm Enter để mở Registry Editor.
Bước 2: Copy theo đường dẫn dưới đây để xác định vị trí các files trong hệ thống chính xác nhất:
HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\Services\TimeBroker
Bước 3: Ở phía bên phải, bạn nhấn chuột phải vào dòng Start, sau đó chọn Modify…
Bước 4: Một hộp thoại mới hiện lên, bạn thay đổi số trong Value data thành 4, sau đó bấm OK để lưu thay đổi.
4. Chạy phần mềm chống vi-rút
Lỗi CPU 100% hay quá tải cũng có thể do virus trên máy tính của bạn gây ra. Vì vậy, bạn hãy thử sử dụng đến các phần mềm diệt vi rút uy tín để tiến hành quét vi-rút để kiểm tra xem có vi-rút hay phần mềm gián điệp nào trên máy tính của mình hay không.
Nếu phát hiện có virus sau khi bạn quét bằng phần mềm, bạn cần xóa ngay ứng dụng hay phần mềm có chứa vi rút đó ngay lập tức. Sau khi bạn đã xóa tất cả các virút, vấn đề này sẽ được khắc phục.
5. Vô hiệu hóa P2P Share
Tính năng P2P Share trên máy tính Windows 10 cũng có thể gây ra lỗi CPU bị quá tải. Do đó, bạn hãy thử tắt tính năng này để xem sự cố có được khắc phục không bằng cách làm như sau:
Bước 1: Nhấn phím Windows và I cùng lúc để mở phần Windows Settings, sau đó bấm tiếp vào Update & Security.
Bước 2: Nhấn vào Advanced options.
Bước 3: trong mục này, bạn hãy nhấn vào mục Delivery Optimization nằm ở phía dưới.
Bước 4: Gạch thanh trượt chuyển về chế độ Tắt trong mục Allow downloads from other PCs là xong.
Vậy là mình đã vừa định nghĩa cho các bạn thế nào là CPU usage và hướng dẫn các cách khắc phục lỗi CPU bị quá tải rất đơn giản và hiệu quả. Hy vọng rằng một trong những phương pháp trên có thể sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề này. Chúc các bạn thực hiện thành công!