Hộp thoại Windows Task Manager dùng để lam gì?
Có thể nói Windows Task Manager là một công cụ mạnh mẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho người dùng, từ việc sử dụng tài nguyên tổng thể của hệ thống cho đến thống kê chi tiết về từng quy trình tác vụ của các phần mềm. Tuy nhiên Task Manager còn đem lại nhiều tiện ích mà ít người dùng có thể khám phá hết được.
Do đó các bạn hãy cùng mình tìm hiểu những cách dùng hộp thoại này nhé.
I. Windows Task Manager là gì?
Windows Task Manager là một công cụ có sẵn trên tất cả phiên bản của hệ điều hành Windows. Công cụ này cung cấp thông tin về các ứng dụng, quy trình và dịch vụ đang chạy trên hệ thống cũng như thống kê hiệu suất máy tính, hoạt động mạng và thông tin bộ nhớ.
Ngoài ra, nó cũng cho phép người dùng can thiệp vào một vài thao tác như kết thúc các quá trình hoạt động của chương trình, điều chỉnh mức độ ưu tiên của phần mềm và thậm chí là còn có thể vô hiệu hóa Windows.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Do đó, người dùng sẽ có nhiều phương pháp để truy cập vào Task Manager.
II. Cách mở Windows Task Manager
Để truy cập vào Windows Task Manager, người dùng sẽ có bốn cách để truy cập vào công cụ này, bao gồm những cách sau đây:
Nhấn cụm phím tắt Ctrl + Alt + Delete và nhấn tiếp vào tùy chọn Task Manager.
Nhấn phím tắt Ctrl + Shift + Esc.
Nhấn vào menu Start, chọn hộp thoại Run và nhập cụm từ taskmgr vào.
Nhấn chuột phải vào thanh Taskbar ở màn hình chính và chọn tùy chọn Task Manager.
Đây đều là những thao tác đơn giản mà bất kỳ người dùng nào cũng có thể thực hiện được, do đó bạn chỉ cần chọn phương pháp phù hợp nhất với bạn để sử dụng và truy cập vào công cụ này.
III. Cách sử dụng Windows Task Manager
Khi bạn mở Windows Task Manager lên, tại giao diện chính của công cụ này sẽ bao gồm sáu tab tùy chọn nằm phía bên dưới thanh menu bao gồm: Applications, processes, Startup, performance, networking và users.
Mỗi tab này sẽ cho phép người dùng truy cập và kiểm soát các vấn đề khác nhau đang được hoạt động trên máy tính của bạn tại thời điểm mà bạn đang truy cập vào.
Giờ các bạn hãy cùng mình tìm hiểu cách sử dụng và vai trò của từng tab này trong Windows Task Manager là như thế nào nhé!
1. Tab Applications - Ứng dụng
Trong tab applications này sẽ hiển thị một danh sách bao gồm tất cả các chương trình và phần mềm hiện đang hoạt động trên máy tính của bạn, tất nhiên sẽ không bao gồm các chương trình mặc định nằm trong hệ thống, chẳng hạn như các chương trình chống vi-rút hoặc công cụ nhắn tin nhanh.
Tại tab applications này, dọc theo phía dưới của cửa sổ sẽ hiện ra ba tùy chọn để bạn lựa chọn đó là:
- End Task
- Switch To
- New Task
Trong đó:
End Task: dùng để chấm dứt và người chạy các chương trình không phản hồi, ví dụ như khi trình duyệt web bị đơ và đóng băng. Chắc hẳn đối với nhiều người dùng sử dụng máy tính đều đã từng gặp phải vấn đề này! Để giải quyết lỗi này mọi người chỉ cần truy cập vào tab này, nhấn vào chương trình đó và chọn End Task để kết thúc chương trình đó. Tuy nhiên hãy cẩn thận khi đóng các chương trình theo cách này vì chúng sẽ gây ra nguy cơ làm mất mọi dữ liệu chưa được lưu.
Switch to: tùy chọn này sẽ giúp người dùng mở một phần mềm hoặc chương trình nào đó trong trường hợp vì lý do nào đó mà bạn không thể tự mở ứng dụng đó được, lúc này Windows Task Manager sẽ mở giúp cho bạn.
New Task: tùy chọn sẽ giúp bạn mở và bắt đầu một nhiệm vụ mới. Có thể nói chức năng của tùy chọn sẽ tương tự như khi bạn mở hộp thoại Run trong menu Start.
2. Tab Processes - Quy trình
Tab Processes có vai trò hiển thị danh sách các tiến trình hoạt động hiện đang được chạy, bao gồm tất cả các chương trình đang hoạt động trên máy tính của bạn, từ phần mềm chống vi-rút cho đến trình duyệt web. Nếu một phần mềm chương trình được liệt kê trong danh sách này không phản hồi thì tốt nhất là bạn nên đóng chúng lại bằng nút End process.
Trong tab Processes này thì người dùng sẽ có hai lựa chọn đó là:
- Show processes from all users
- End Process
Trong đó:
Show processes from all users: theo đúng nghĩa đen của tên thì tùy chọn này sẽ hiển thị mọi quy trình đang chạy trên máy tính của bạn, bao gồm cả các ứng dụng bị ẩn, người dùng nếu không là admin thì không thể truy cập vào được tùy chọn này.
End Process: Nếu bạn muốn đóng hoạt động của một chương trình nào đó thì hãy nhấn vào nút End Process này. Tất nhiên việc đóng ứng dụng đột ngột theo cách này sẽ gây nguy cơ mất tất cả dữ liệu chưa được lưu.
3. Tab Startup - Ứng dụng khởi động
Tab Startup này sẽ bao gồm tất cả các chương trình chạy nền trên máy tính thường được mở và khởi động khi bạn bật máy tính lên. Các chương trình như có thể kể đến như Windows Update, Windows Firewall và Task Scheduler đều thuộc danh mục này.
Để vô hiệu hóa một chương trình khởi động bất kỳ, bạn nhấn chuột phải vào chương trình đó và chọn nút Disable để vô hiệu hóa. Để kích hoạt lại ứng dụng đó, bạn hãy nhấn vào tùy chọn Enable. Ngoài ra, bạn cũng có thể thao tác Settings > Apps > Startup interface để quản lý các chương trình khởi động.
Ở góc trên cùng bên phải của cửa sổ, bạn sẽ thấy một mục Last BIOS time hiện lên trên một số hệ thống máy tính. Điều này sẽ cho thấy BIOS của bạn mất thời gian bao lâu để khởi tạo phần cứng khi bạn khởi động máy tính lần cuối.
4. Tab Performance - Hiệu suất
Tab Performance trong Windows Task Manager sẽ hiển thị các thông số về hiệu suất của hệ thống máy tính. Trong tab này người dùng sẽ không có bất kỳ tùy chọn nào để có thể thay đổi hoặc can thiệp đến hiệu suất của máy tính.
Tab hiệu suất này chỉ có vai trò đơn giản là giúp cho người dùng thấy hiệu suất của máy tính mình đang hoạt động như thế nào của từng tác vụ hiện tại. Trong tab này, bạn sẽ thấy các mục sau đây.
- CPU Usage
- CPU Usage History
- Memory
- Physical Memory Usage History
- Resource Monitor
Với CPU Usage: các thông số CPU của máy tính, bộ xử lý trung tâm, thực thi các tác vụ và các chương trình được hiển thị trên màn hình sẽ cho bạn biết mức sử dụng CPU của bạn như thế nào. Nếu thông số càng cao thì chứng tỏ bạn càng thực hiện nhiều tác vụ. Nếu một máy tính có thông số CPU cao thường sẽ chạy rất chậm.
CPU Usage and CPU Usage History: giúp người dùng theo dõi trạng thái của CPU.
Còn mục Memory sẽ giúp bạn nhận biết dung lượng sử dụng bộ nhớ và dung lượng RAM của máy tính là bao nhiêu. Nếu bạn đang chạy nhiều chương trình cùng một lúc, mức sử dụng bộ nhớ ổ bạn sẽ được hiển thị ở mức cao.
Còn tùy chọn Resource Monitor sẽ hiển thị thêm các biểu đồ nâng cao về CPU, ổ đĩa, mạng và dung lượng sử dụng bộ nhớ trên máy tính của bạn.
5. Tab Networking - Mạng
Tab Networking có trong WIndows Task Manager sẽ hiển thị trạng thái hoạt động của từng loại kết nối mạng đang có trên máy tính, cùng với đó là các biểu đồ hiển thị mức sử dụng dữ liệu hiện tại của từng loại mạng đang hoạt động chẳng hạn như mạng không dây Wifi hoặc kết nối mạng LAN. Nếu bạn càng sử dụng nhiều internet, thì tỷ lệ phần trăm trên biểu đồ sẽ càng cao.
6. Tab Users - Người dùng
Tab Users này là tab cuối cùng có trong Windows Task Manager. Vai trò của tab này là hiển thị số lượng người dùng đang hoạt động trên hệ thống máy tính. Tùy chọn này rất hữu ích cho các máy tính công cộng có nhiều profile người dùng đăng nhập, chẳng hạn như máy tính ở trường học hoặc máy tính để bàn tại gia đình.
Tab này sẽ chỉ hiển thị hồ sơ người dùng đang hoạt động trên máy tính. Tại đây, bạn có thể sử dụng một vài tùy chọn như sau:
- Disconnect
- Log Off
Trong đó:
Disconnect: có nhiệm vụ khi người dùng bị ngắt kết nối, thì phiên hoạt động trên máy tính mà họ đang sử dụng sẽ tạm thời kết thúc. Khi họ đăng nhập vào lần sau, họ sẽ có thể tiếp tục đăng nhập vào bình thường mà không sợ dữ liệu bị mất khi dùng tùy chọn này.
Còn với tùy chọn Log Off, khi đăng xuất người dùng sẽ chấm dứt phiên hoạt động của họ trên máy tính đó và có thể sẽ khiến người dùng này mất hết những dữ liệu khi chưa được lưu. Khi họ đăng nhập lại vào máy tính thì sẽ cần phải bắt đầu một phiên hoạt động mới, vì lần cuối cùng họ dùng chế độ Log Off sẽ không được lưu trong bộ nhớ của hệ thống.
Vậy là mình đã vừa giới thiệu và hướng dẫn các bạn cách dùng hộp thoại Windows Task Manager với từng tiện ích và vai trò hữu ích mà công cụ đem lại cho người sử dụng. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích đến mọi người. Chúc các bạn thực hiện thành công!