16 phần mềm chat miễn phí tốt nhất dành cho công việc
Trong bài viết này mình xin tổng hợp 16 ứng dụng chat miễn phí cực tốt, giúp nhóm của bạn luôn được kết nối cho dù đang làm việc tại văn phòng hay làm việc online từ xa.
Trong thời đại làm việc trực tuyến thì một ứng dụng nhắn tin hiệu quả có thể nhanh chóng trở thành “xương sống” cả doanh nghiệp của bạn. Khi lựa chọn một phần mềm nhắn tin, đầu tiên là nó phải miễn phí, thứ hai là nếu phải trả phí thì liệu những lợi ích nó đem lại có xứng đáng cho doanh nghiệp hay không, chúng ta hãy cùng xem xét từng ứng dụng cụ thể.
Nhưng về cơ bản thì các ứng dụng nhắn tin trong danh sách này đều miễn phí, trừ khi công việc của bạn yêu cầu những tính năng thực sự cao cấp thì chúng ta mới cần nâng cấp đến bản trả phí.
Mục tiêu của các phần mềm chat là đơn giản hóa mọi thứ, không làm cho công việc của bạn thêm phức tạp hơn. Bạn và các cộng tác viên, đồng nghiệp có thể sử dụng phần mềm chat để cộng tác trong thời gian thực với khả năng chia sẻ file, gọi âm thanh và video, quản lý dự án, v.v.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Mình đã thực hiện nghiên cứu để chọn ra những phần mềm, ứng dụng nhắn tin gọi điện miễn phí cực tốt cho công việc. Phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, giúp quá trình làm việc giữa các thành viên được liền mạch, thúc đẩy hiệu quả làm việc lên tốc độ tối đa mà cả nhóm có thể đạt được.
1. Zalo
Zalo là ứng dụng chat miễn phí hoạt động trên cả nền tảng di động và máy tính. Zalo hiện có mặt trên nhiều quốc gia trên thế giới như Việt Nam, Hoa Kỳ, Myanmar, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Malaysia, Ả Rập Xê Út, Angola, Sri Lanka, Cộng hòa Séc, Nga.
Được công ty VinaGame (VNG) và chính kỹ sư của Việt Nam phát triển, ra mắt vào cuối năm 2012. Ứng dụng nhắn tin này nhanh chóng phổ biến và nhận được sự tin tưởng của người dùng bởi tốc độ đường truyền nhanh, ổn định.
Ngoài chức năng chính là chat - nhắn tin thì Zalo cũng cho phép gọi điện thoại, video và gửi ảnh ở độ phân giải Full HD cực nét. Phiên bản PC còn có chức năng chụp nhanh màn hình rất tiện dụng và cuối cùng điểm nổi bật không thể bỏ qua là chức năng nhóm kín Zalo, giúp bảo mật cuộc trò chuyện của team khi làm việc theo nhóm.
2. Skype
Mình đã xếp Skype ở vị trí số 2 vì sự gọn nhẹ của nó, với giao diện hết sức đơn giản chắc chắn sẽ giúp đẩy nhanh quá trình làm việc của bạn vì không bị xao nhãng.
Tính năng thú vị nhất của Skype là tổ chức cuộc họp gọi video với tối đa 100 người, ghi âm cuộc gọi của bạn, chú thích trực tiếp trong cuộc trò chuyện, v.v.
Lưu ý sau khi cài đặt phần mềm, bạn phải chuyển ngôn ngữ sang tiếng Việt thủ công theo các bước sau: Chọn Settings -> General -> Language -> Vietnamese.
3. Slack
Slack là một trong những phần mềm chat miễn phí phù hợp nhất cho công việc. Ngoài tính năng chat trực tiếp và chat theo nhóm, Slack còn có thể gọi âm thanh, tổ chức cuộc họp Video, v.v.
Slack giúp việc cộng tác dễ dàng hơn hầu hết các công cụ trò chuyện. Người dùng có thể tổ chức nhiều dự án, nhóm và các mục khác bằng cách sử dụng thẻ start # cũng như chia sẻ file bằng cách kéo thả chúng, hoặc thông qua Google Drive, Dropbox, v.v.
Tất cả các file và cuộc trò chuyện đều được đồng bộ hóa, lưu trữ và có thể tìm kiếm để tham khảo trong tương lai. Bạn thậm chí có thể chỉnh sửa cuộc trò chuyện trực tiếp trên màn hình của người khác.
Ngoài ra Slack tích hợp nhiều phần mềm của bên thứ ba, bao gồm Google Docs, Sheets hoặc Slides để chia sẻ và xem các file đó trực tiếp trong cuộc trò chuyện và cuộc gọi.
4. Chatwork
Chatwork là một phần mềm nhắn tin được tạo ra để làm việc đúng như cái tên của nó. Nếu bạn đang làm việc trong ngành kinh doanh với nhiều khách hàng và nhóm khác nhau, Chatwork cho phép bạn kết nối với họ trong cả cuộc trò chuyện nhóm riêng tư và công khai. Nó cũng cung cấp phần mềm quản lý tác vụ, khả năng trò chuyện video và phần mềm quản lý liên lạc.
5. Microsoft Teams
Microsoft Teams giống như một dịch vụ đi kèm với gói đăng ký Office 365 của gã khổng lồ Microsoft về năng suất. Nó tạo ra một không gian làm việc chuyên nghiệp tập trung vào cộng tác trong thời gian thực. Bao gồm chat video, tạo cuộc họp, ghi chú, Office, Planner, Power BI cũng như các phần mở rộng và ứng dụng. Nó trông hơi giống Slack và hoạt động tương tự, với các cuộc trò chuyện liên tục theo chuỗi có thể mở hoặc riêng tư.
Nó cũng tích hợp với dịch vụ video Skype của Microsoft. Nếu bạn là một người đang sử dụng các sản phẩm của Microsoft, đây có lẽ là phần mềm chat miễn phí thích hợp nhất.
Tải phần mềm Microsoft Teams tại đây
6. CA Flowdock
Flowdock là phần mềm chat khá tốt để làm việc, nó cho phép các nhóm cộng tác và giữ cuộc trò chuyện ở một nơi để dễ dàng truy cập. Tính năng chat riêng tư 1-1 hoặc các thành viên trong nhóm riêng lẻ, bạn cũng có thể trò chuyện với cả nhóm và thảo luận theo chuỗi.
Mặt khác thì tính năng “hộp thư đến của nhóm” sẽ lưu trữ và sắp xếp các email - tin nhắn liên quan đến việc quản lý dự án, hỗ trợ khách hàng và nhiều nguồn khác.
Bạn có thể truy cập Flowdock mọi lúc, mọi nơi thông qua web, ứng dụng Windows hoặc mac OS và trên các thiết bị iOS + Android. Thông báo đẩy có sẵn trên các nền tảng và các thiết bị nên bạn sẽ không phải lo lắng về việc bỏ lỡ sự kiện quan trọng.
Các tính năng khác bao gồm nhập @ để tag bạn bè, thẻ bắt đầu bằng # và xem lịch sử trò chuyện bằng cách nhập đoạn văn bản vào ô tìm kiếm.
7. Google Hangouts
Hangouts bắt đầu như một ứng dụng nhắn tin đơn giản thân thiện với người tiêu dùng, nhưng Google gần đây đã tùy chỉnh lại nó như một ứng dụng hỗ trợ kinh doanh có tính năng tích hợp sâu như G Suite (Drive,Docs, Sheets, Slides, Lịch, Meet, v.v.).
Với Hangouts thì bạn có thể nhắn tin trực tiếp và hoặc tạo đoạn hội thoại theo chuỗi. Bạn cũng có thể chỉ định quyền đối với file được chia sẻ trên nhóm. Đối với cuộc trò chuyện video, bạn có thể truy cập Google Meet với tối đa 30 người tham gia.
Vậy tóm lại. nếu công ty của bạn sử dụng nhiều phần mềm trong hệ sinh thái G Suite thì đây có thể là giải pháp tốt nhất dành cho bạn.
8. Facebook Workplace
Facebook thiết kế đặc biệt một khu vực trò chuyện dành riêng cho doanh nghiệp, khoảng 30.000 tổ chức hiện đang sử dụng và trò chuyện trong khoảng 1 triệu nhóm.
Công ty cung cấp một ứng dụng dành cho máy tính để bàn có tên Workplace Chat có tính năng chia sẻ màn hình, trò chuyện video nhóm tối đa 50 người và phát video trực tiếp. Nó cũng hoạt động trên iOS và Android.
Truy cập Workplace Chat tại đây
9. Amazon Chime
Các tính năng có sẵn với Amazon Chime Basic bao gồm gọi thoại 1-1, gọi video, chia sẻ màn hình, quyền truy cập để sử dụng tính năng trò chuyện với lịch sử tin nhắn 30 ngày.
Chime cũng tự động gọi tất cả những người tham gia khi cuộc họp bắt đầu, loại bỏ thao tác ghi nhớ các mã PIN đăng nhập phức tạp và cung cấp danh sách trực quan những người trong cuộc gọi. Nó cũng cung cấp khả năng cho mọi người xem ai đang nói chuyện và tắt tiếng người tham gia nếu có tiếng ồn xung quanh lớn trên đường dây của họ.
Gói cấp cao hơn là Chime Pro - cung cấp một số công cụ quản lý người dùng rất hữu ích cho doanh nghiệp.
Ngoài tất cả các tính năng của gói Basic, Pro sở hữu nhiều tính năng nâng cao với khả năng chia sẻ màn hình, URL cuộc họp tùy chỉnh và khả năng lên lịch, tổ chức cuộc họp tối đa 250 người tham dự. Người dùng cũng có thể khóa và ghi lại các cuộc họp. Bản Pro có giá $ 3,00 mỗi người dùng / 1 ngày hoặc $ 15 cho mỗi người / mỗi tháng.
10. Twist
Twist là một phần mềm chat đến từ Todoist, ngoài kết nối liên lạc thì ứng dụng này giúp bạn lên danh sách việc cần làm rất tiện lợi. Nó khác với các ứng dụng nhắn tin còn lại bằng cách thực hiện tất cả các cuộc trò chuyện và liên lạc trên chuỗi ứng dụng.
11. Flock
Flock là một ứng dụng chat dựa trên cách hoạt động như một diễn đàn. Thay vì trả lời tin nhắn trực tiếp trong phòng trò chuyện, mỗi câu trả lời sẽ "trích dẫn" đoạn tin nhắn phía trên nó. Flock là một giải pháp tốt cho các doanh nghiệp đang tìm cách tạo ra sự minh bạch với người lao động, khiến việc giao tiếp hiệu quả hơn.
12. Discord
Ngoài phục vụ cho ngành công nghiệp Game thì Discord cũng làm phần mềm chat miễn phí rất tốt để làm việc. Thay vì giao tiếp bằng cách tham gia phòng trò chuyện, diễn đàn hoặc chuỗi, Discord cho phép nhân viên giao tiếp qua giọng nói.
Nó có các kênh thoại luôn bật để bạn có thể nhanh chóng trò chuyện với nhóm của mình. Và đương nhiên như các ứng dụng nhắn tin khác, nó cũng có các cửa sổ trò chuyện tiêu chuẩn để giao tiếp cơ bản.
13. Cisco Webex Teams
Cisco Webex Teams là ứng dụng chat chính thức của Cisco phục vụ chủ yếu cho công việc, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Nó cung cấp một công cụ trò chuyện, tạo cuộc họp, tích hợp công cụ cộng tác bảng trắng và một ứng dụng lịch có tổ chức. Ứng dụng trò chuyện có khả năng sử dụng hình ảnh một cách linh hoạt, ứng dụng bảng trắng lý tưởng cho sự cộng tác và sáng tạo.
Truy cập Cisco Webex Teams tại đây
14. Zoho Cliq
Zoho Cliq cung cấp nhiều công cụ tương tự như các ứng dụng trò chuyện khác nhưng với giao diện rất đặc biệt. Thay vì bị giới hạn trong một cuộc trò chuyện tại một thời điểm, Zoho Cliq cho phép bạn mở và xem nhiều cửa sổ / phòng cùng một lúc. Điều này có thể cho phép tối ưu việc liên lạc giữa nhiều nhóm.
15. Ryver
Ryver tích hợp chức năng chat, gọi thoại và video cơ bản cùng với công cụ quản lý tác vụ. Thay vì để toàn bộ ý tưởng trong các kênh trò chuyện, Ryver cho phép bạn tạo các bài đăng để có thể quản lý các ý tưởng và nhiệm vụ mới tốt hơn.
Công ty tự hào là "ứng dụng hai trong một", hoạt động như một giải pháp thay thế Slack và Trello.
16. Mattermost
Nếu bạn đang điều hành một công ty công nghệ hoặc doanh nghiệp lớn, lúc này bạn nên xem xét tới Mattermost. Công cụ trò chuyện này hoàn toàn có thể tùy chỉnh theo nhu cầu của công ty bạn và thậm chí có thể chạy trên máy chủ của riêng bạn. Nó cung cấp chức năng trò chuyện cơ bản và các tính năng giao tiếp, nhưng bạn có khả năng chuyển đổi mọi thứ để đáp ứng nhu cầu của mình.
Bài tổng hợp 16 phần mềm chat miễn phí tốt nhất dành cho công việc đến đây là kết thúc.
Mình tin rằng bạn chắc chắn có thể chọn được một phần mềm phù hợp với nhu cầu và công việc trong danh sách này. Đừng quên chia sẻ phần mềm đó với bạn bè hay đồng nghiệp để có một quá trình "Team Work" hiệu quả hơn nha!