5 phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, và ổ cứng máy tính
Bài viết này mình sẽ chia sẻ cách kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng máy tính và laptop bằng một số phần mềm miễn phí.
Trong quá trình sử dụng máy tính, không cần nhiều kiến thức về công nghệ bạn cũng biết nhiệt độ của máy tính sẽ tăng lên khi sử dụng. Đặc biệt là nhiệt độ của máy tính xách tay là dễ nhận biết nhất.
Vậy nhiệt độ máy tính như thế nào là nóng? Nhiệt độ bao nhiêu thì nguy hiểm đến các linh kiện ? Cách kiểm tra nhiệt độ máy tính đơn giản nhất?
Trong bài viết này freetuts sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên giúp bạn nhé.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
I. Kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng bằng phần mềm
Ngoài cách kiểm tra bằng cảm quan, tức là kiểm tra nhiệt độ máy tính bằng cảm nhận tay của bạn thì phương pháp sử dụng phần mềm sẽ cho ta một kết quả chính xác gần như tuyệt đối.
Trong mỗi phần cứng quan trọng của máy tính sẽ đi kèm với cảm biến đo nhiệt độ rất chính xác, ta chỉ cần sử dụng phần mềm có thể đọc được những thông tin đó.
Những cảm biến này thường được gắn với CPU, VGA và ổ cứng, giúp ta dễ dàng kiểm tra được nhiệt độ và nắm bắt tình trạng sức khỏe của chúng.
1. Kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng bằng phần mềm HWMonitor
Đây là phần mềm miễn phí giúp đo nhiệt độ CPU, VGA và ổ cứng máy tính cực kỳ đơn giản, ngoài ra phần mềm còn đo được nhiệt độ của một số phần cứng khác mà mình sẽ chia sẻ dưới đây. Các bạn thực hiện theo các thao tác sau để tải và cài đặt HWMonitor
Bước 1: Tải phần mềm theo link dưới đây.
Bước 2: Khởi động phần mềm, bạn có thể thấy giao diện hết sức đơn giản.
Các bạn kiểm tra trong danh sách theo thứ tự từ trên xuống với các mục sau:
- Maiboard (Bo mạch chủ): Trong ví dụ dưới đây mình đg sử dụng MSI H64M....bạn click đó để xem nhiệt độ chi tiết của bo mạch chủ này.
- CPU (Chíp vi xử lý): Intel Core i5 2400S
- Ổ cứng( SSD - HDD): Kingston, ST, Toshiba...
- Card đồ họa Onboard: Intel HD Graphics...
- Card đồ họa rời (VGA/ GPU rời): Radeon RX 580 Series.
2. Kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng bằng phần mềm Speccy
Phần mềm có tính năng chính là kiểm tra cấu hình/ thông số phần cứng của máy tính, tuy nhiên tích hợp tính năng kiểm tra nhiệt độ rất linh hoạt.
Ưu điểm nối trội nhất của phần mềm là sở hữu ngôn ngữ Tiếng Việt. Bạn có thể dễ dàng cài đặt và sử dụng mà không cần ai hướng dẫn. Thông tin mà phần mềm cung cấp cũng cực kỳ chi chi tiết, với giao diện trực quan giúp bạn kiểm tra nhanh chóng nhiệt độ và tình trạng của các phần cứng máy tính.
3. Kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng bằng phần mềm Core Temp
Nhanh chóng kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA và ổ cứng với vài thao tác đơn giản, tải xuống và cài đặt miễn phí phần mềm Core Temp kèm theo hướng dẫn với link tải trên đây. Ngoài nhiệt độ, phần mềm còn cung cấp khả nhiều thông tin về CPU và các phần cứng liên quan khác.
4. Kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng bằng phần mềm Real Temp
Đây cũng là một trong những phần mềm miễn phí, giúp kiểm tra nhiệt độ các phần cứng của PC-Laptop một cách chính xác nhất. Đúng như tên gọi Real Temp - Nhiệt Độ Thực, phần mềm được những nhà phê bình trong giới công nghệ nhận xét đưa ra thông tin nhiệt độ chính xác nhất các linh kiện của máy tính.
5. Kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, ổ cứng bằng phần mềm SpeedFan
Phần mềm SpeedFan chắc đã rất quen thuộc với những người thích vọc vạch máy tính, tính năng chính của phần mềm là theo dõi và điều chỉnh tốc độ của quạt. Bên cạnh đó cũng liệt kê nhiệt độ của CPU, GPU và ổ cứng trực tiếp với thời gian thực. Giúp bạn dễ dàng theo dõi tình trạng các quạt tản nhiệt trong máy tính của mình, với phần mềm bạn có thể dừng hẳn quạt hoặc ép quạt chạy 100% ngay tức thì nếu muốn.
Bạn cũng có thể xem hướng dẫn chi tiết sử dụng phần mềm SpeedFan tại bài viết: Cách chỉnh tốc độ quạt CPU máy tính.
II. Tầm quan trọng của nhiệt độ CPU và ổ cứng
Sau khi bạn đã kiểm tra nhiệt độ CPU, GPU và ổ cứng thì tiếp theo ta sẽ đánh giá nó.
Nhiệt độ máy tính như thế nào là nóng?
Đối với CPU:
- Nhiệt độ từ 40 -> 50 độ: Nhiệt độ hoạt động ở mức thông thường trong khoảng 40 độ -> 50 độ được coi là mát.
- Nhiệt độ dưới 70 độ: Khi hoạt động những tác vụ “hơi nặng”, nhiệt độ CPU sẽ tăng lên khoảng 70 độ. Lúc này bạn vẫn cứ thoải mái dùng tẹt ga, vì CPU được sinh ra để chịu được nhiệt độ lớn hơn thế nữa.
- Nhiệt độ từ 70 -> 80 độ: Hơi nóng một chút, bạn nên kiểm tra quạt và keo tản nhiệt cho máy tính của mình. Máy tính vẫn hoạt động khá ổn định với mức nhiệt độ này.
- Nhiệt độ từ 80 -> 90 độ: Nhiệt độ lúc này đã được gọi là “nóng”, tuy nhiên CPU vẫn có thể chịu được mức nhiệt độ này nhé. Nhưng bạn vẫn không nên để tình trạng này kéo dài, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề nảy sinh khi nhiệt độ cao kéo dài.
- Nhiệt độ trên 90 độ: Theo lý thuyết khi chạm đến ngưỡng này, CPU sẽ tự động giảm xung (sức mạnh) để hạ nhiệt độ. Tuy nhiên nếu máy của bạn đang ép xung thì hãy dừng lại ngay trước khi máy tính bốc cháy nhé.
Đối với GPU - VGA:
Trong bài viết cách test vga cực chuẩn mình đã hướng dẫn và giải thích rất chi tiết, nhiệt độ GPU cũng tương tự như CPU nhé: Dưới 90 độ C là ổn, nếu vượt qua ngưỡng này bạn nên xem xét sửa chữa/ thay thế VGA rời (nếu có).
Đối với ổ cứng:
Cả 2 loại ổ cứng SSD và HDD đều có nhiệt độ rất thấp, hầu như không bao giờ vượt quá 50 độ. Bạn hãy lấy đây làm ngưỡng kiểm tra an toàn cho ổ cứng nhé, nếu nhiệt độ vượt qua 50 độ thì hãy tiến hành xem xét kỹ ổ cứng của mình.
Đối với các thiết bị khác:
Những thiết bị khác trong quá trình hoạt động thường không sinh ra nhiệt, hoặc có thì cũng rất ít.
Tuy nhiên có một phần cứng quan trọng khác mà không được tích hợp cảm biến, khiến bạn không thể đo nhiệt độ bằng bằng phần mềm và đó chính là bộ nguồn (PSU). Thiết bị này chỉ có trên máy tính để bàn (PC), đây là bộ phận cấp điện của máy nên hầu như lúc nào cũng “nóng”.
Nếu bạn đang quan tâm về nhiệt độ của PSU thì hãy bỏ qua nhé, các nhà sản xuất tích hợp cho chúng quạt to và ổn định để có thể tản nhiệt tốt. Và một lời khuyên cho bạn đó là hỏng thì thay, sửa PSU là điều không nên, vì là nguồn cấp điện chính nên nếu có vấn đề sẽ làm hỏng toàn bộ những thiết bị khác. Vậy khi nguồn máy tính bị hỏng thì bạn nên thay thế để đảm bảo mọi thứ vận hành tốt nhé, một lưu ý cuối cùng là không nên mua “hàng chợ”.
3. Lời kết
Cuối cùng sau khi kiểm tra nhiệt độ, bạn hãy tham khảo những cách làm mát PC/ laptop đơn giản và hiệu quả. Bằng những phương pháp này, bạn sẽ giúp máy tính của mình giảm rất nhiều nhiệt lượng sinh ra từ CPU và các linh kiện khác.
Trên đây là 5 phần mềm kiểm tra nhiệt độ CPU, VGA, và ổ cứng dễ sử dụng nhất, bên cạnh đó freetuts cũng đưa ra các tiêu chí để bạn tự đánh giá nhiệt độ như thế nào là mát và ổn định. Từ đó đưa ra quyết định sửa chữa/ thay thế các linh kiện giúp máy tính có một trạng thái hoạt động ổn định nhất.