Bạn có thắc mắc Wikipedia kiếm tiền bằng cách nào không?
Wikipedia nhận được phần lớn tiền thông qua các khoản quyên góp nhưng họ cũng bán hàng trên cửa hàng Wikipedia.
Trong số tất cả tiện ích mà Internet đem lại cho chúng ta thì có lẽ hữu ích nhất là cuốn bách khoa toàn thư kỹ thuật số miễn phí Wikipedia. Đó là một nguồn thông tin tuyệt vời, đầy đủ và hữu ích đến nỗi tôi thấy mình thường ghé thăm trang web này mỗi ngày. Đến mức nếu một ai đó nổi tiếng mà không có trang Wikipedia thì thật là kỳ lạ.
Vậy nó kiếm tiền bằng cách nào? Với tư cách là một phần của Wikimedia Foundation - một tổ chức phi lợi nhuận thì Wikipedia kiếm tiền theo nhiều cách khác so với các trang web lớn khác.
Wikipedia được tổ chức bởi Wikimedia Foundation và được tài trợ chủ yếu bởi sự đóng góp của độc giả (donate). Wikimedia Foundation là tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ Wikipedia, các dự án chị em của nó và cộng đồng những người đóng góp tình nguyện, tổ chức cũng sử dụng các khoản đóng góp của độc giả để trang trải chi phí vận hành Wikipedia, bao gồm cả máy chủ và nhân viên.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Trong năm 2014 - 2015, hơn 4 triệu nhà tài trợ đã trao 75 triệu USD để hỗ trợ Wikipedia thông qua Wikimedia Foundation.
"Mọi người đóng góp quanh năm từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Chúng tôi nhận được đóng góp ở mọi quy mô nhưng món quà nào cũng có ý nghĩa. Khoản đóng góp trung bình chỉ là 15 đô la. Người đọc Wikipedia sẽ thấy các biểu ngữ trên trang web đề xuất đóng góp. Chúng tôi cố gắng đảm bảo các chiến dịch gây quỹ hạn chế và ít gây ảnh hưởng xấu tới người dùng nhất có thể", Samantha Lien - người phát ngôn của Wikimedia Foundation đã nói.
"Chúng tôi thường xuyên gặp gỡ và trao đổi với các nhà tài trợ, độc giả về cảm nhận của họ đối với nỗ lực gây quỹ và chúng tôi rất coi trọng phản hồi của họ. Chúng tôi cũng chia sẻ phương pháp của mình hàng năm với độc giả và biên tập viên trực tuyến để họ lấy ý kiến trước khi khởi động chiến dịch. Điều này giúp chúng tôi đảm bảo rằng nỗ lực của chúng tôi phù hợp với các giá trị cũng như được độc giả đón nhận".
Trong năm nay thì nhóm gây quỹ đã đặt mục tiêu huy động 68,2 triệu đô la.
Tổ chức Wikipedia có một nguồn thu nhập khác ngoài các khoản quyên góp đó là hàng hóa được bán trên cửa hàng Wikipedia. Một số mặt hàng được rao bán bao gồm áo phông với giá 21 đô la, sổ tay với giá 8 đô la, bút chì với giá 10 đô la và ghim với giá 3 đô la.
Tuy nhiên đây không phải là một nguồn thu đáng kể vì cửa hàng Wikipedia chỉ chiếm chưa đầy 1% tổng doanh thu trong năm tài chính 2014-2015.
"100% số tiền thu được từ cửa hàng được chuyển trực tiếp đến Wikimedia Foundation để hỗ trợ Wikipedia và các dự án chị em của nó. Sau đó số tiền thu được này được dành cho chương trình quà tặng hàng hóa của chúng tôi để gửi hàng hóa Wikipedia cho các biên tập viên trên khắp thế giới, những người đóng góp cho các dự án Wikimedia" Lien cho biết.
Hàng tháng khoảng 75.000 biên tập viên tích cực thực hiện hơn năm chỉnh sửa trên Wikipedia.
“Họ cũng thường xuyên xem xét và cải tiến nội dung, áp dụng các chính sách và hướng dẫn để đảm bảo Wikipedia là một nguồn đáng tin cậy, trung lập và chính xác cho thế giới.”
Mặc dù hữu ích là vậy nhưng một số quốc gia trên thế giới lại cấm người dân của họ truy cập cuốn sách này - thật khó hiểu đúng không các bạn???
Nhưng dù sao Việt Nam là một quốc gia rất văn minh nên Wikipedia luôn được trào đón. Thế nhưng nếu bạn đi du lịch ở một quốc gia nào đó, hoặc đơn giản là bị chặn không thể truy cập Wikipedia thì có thể sử dụng VPN nhé! Đây là phương pháp cực kỳ dễ dàng và hiệu quả để truy cập bất kỳ trang web nào bị chặn.
Tham khảo: vator