Khắc phục lỗi display driver stopped responding and has recovered
Hướng khắc phục lỗi "display driver stopped responding and has recovered". Đây là một lỗi khá phổ biến trên nhiều loại cấu hình máy tính khác nhau. Tất cả các hệ điều hành Windows XP, Windows 7 hay Windows 10 đều có thể gặp lỗi này.
1. Nhận dạng lỗi display driver stopped responding
Đây là một lỗi rất phổ biến trong các game đồ họa 3d, trong các phần mềm cần sử dụng sức mạnh của card màn hình.
Tình trạng lỗi mình sẽ chia thành 3 cấp độ chính, từ nhẹ đến nặng để các bạn dễ dàng nhận biết, xem có đúng lỗi mà các bạn đang gặp phải hay không.
- Khi bắt đầu khởi động một ứng dụng bất kỳ hoặc chơi game, chương trình này sẽ bị đơ/ đứng hình khiến (Bắt buộc ta phải đóng phần mềm lại).
- Tình trạng nặng hơn là đơ/ đứng hình (dừng hoạt động) cả hệ thống Windows khiến ta phải khởi động lại (reset) máy tính
- Cuối cùng là màn hình xanh chết chóc (BSOD) hoặc bị màn hình đen hoàn toàn.
Khi gặp lỗi "display driver stopped responding and has recovered" ngoài những tình trạng đơ máy trên, sẽ hiện lên những thông báo sau:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
- Display driver stopped and recovered successfully problem in Windows 7/ 8/ 10
- How to solve nvidia error display driver stopped working and recovered
- Display driver stopped responding timed out
- Display driver has stopped working and has recovered Windows 7/ 8/ 10
- Display driver stopped responding and has recovered Windows 7/ 8/ 10
- Why does my graphics card say corrupted or broken
- Display driver stopped responding windows 10 hoặc 8.1 nvidia
2. Nguyên nhân gây lỗi display driver stopped responding
Nguyên nhân chính dẫn tới lỗi "display driver stopped responding and has recovered" thường do 2 lý do sau:
- Tính năng Timeout Detection and Recovery (TDR) nhận thất card đồ hoạ (GPU) không trả lời trong một khoảng thời gian
- Không nhận được sự phản hồi từ Windows Display Driver Model (WDDM)
Trên đây là lý do “lý thuyết” khiến máy tính gặp lỗi này, vậy tại sao card đồ họa lại không trả lời? Dưới đây sẽ là một số lý do khách quan giúp bạn có thể tự fix nhanh.
- Driver lỗi thời hoặc hư hại do virus/ ổ cứng bị bad sector.
- Card màn hình đã cũ nhưng bạn vẫn chưa cài đặt hoặc cập nhật driver mới nhất để tương thích với game, chương trình hiện tại.
- Nhiều chương trình khởi động cùng Windows cùng lúc dẫn đến sự xung đột và gây lỗi.
3. Cách khắc phục lỗi display driver stopped responding
Khi máy tính PC hoặc Laptop gặp lỗi “Display Driver Stopped Responding and Has Recovered”, các bạn hãy làm theo những cách sau để sửa lỗi, chắc chắn thành công 100%.
1. Tăng thời gian xử lý GPU bằng cách điều chỉnh giá trị ở Registry
*Lưu ý: Sử dụng phương pháp này sẽ phải can thiệp và điều chỉnh giá trị của Registry, đây là cơ sở dữ liệu của máy tính chứa các thông tin về cả phần cứng và phần mềm quan trọng, vì thế hãy làm thật đúng theo hướng dẫn để tránh các sự cố không mong muốn khác xảy ra.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R
để mở hộp thoại Run.
-> Nhập: regedit
-> Bấm Enter để truy cập Registry Editor.
Bước 2: Mở thư mục GraphicsDrivers theo đường dẫn sau:
HKEY_LOCAL_MACHINE SYSTEM/ CurrentControlSet/ Control/ GraphicsDrivers
Bước 3: Tại khoảng trống phía bên phải của thư mục GraphicsDrivers, bạn nhấp chuột phải vào chọn New -> Bấm DWORD (32 bit) hoặc (64 bit) tùy vào HĐH Windows của bạn. Nếu chưa biết về 2 loại hệ điều hành này hãy tham khảo bài viết cách kiểm tra cấu hình máy tính.
Bước 4: Đặt tên cho giá trị Reg này là TdrDelay -> Bấm Enter.
Bước 5: Click đúp vào giá trị Reg mới tạo -> nhập 8 vào ô Value data và bấm OK để lưu lại.
Bây giờ hãy khởi động lại máy tính (Reset) để xem kết quả nhé.
Sau khi sửa đổi Registry xong, nếu bạn truy cập phần mềm/ chơi game mà vẫn gặp lỗi thì hãy xóa Registry và thử những cách bên dưới nhé.
2. Cập nhật driver mới nhất cho máy tính
Driver vẫn luôn là thứ mình cài đặt đầu tiên sau khi ghost hoặc sửa chữa hệ điều hành, nó đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong máy tính của bạn. Là phần mềm thiết yếu để giúp hệ điều hành giao tiếp với phần cứng. Đặc biệt là driver card đồ họa, nếu phần mềm này có vấn đề hoặc ở phiên bản quá cũ, chắc chắn sẽ gây ra vô số lỗi cho máy tính của bạn. Hãy tải Wandriver để có thể cập nhật Driver cho máy tính một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất nhé.
3. Tối ưu hóa tốc độ/ bộ nhớ máy tính
Tình trạng quá tải bộ nhớ diễn ra khi bạn mở nhiều ứng dụng, cửa sổ duyệt web hoặc game cùng lúc, nếu bộ nhớ không đủ sẽ gây ra tình trạng giật lag, thậm chí chương trình sẽ dừng hoạt động và thông báo lỗi.
Thông thường những máy tính có dung lượng RAM từ 4GB trở lên sẽ rất ít gặp tình trạng này. Nếu máy tính của bạn RAM dưới 4GB có thể tham khảo một trong những cách sau để giải quyết vấn đề nhé:
Sau khi tối ưu bộ nhớ máy tính mà vẫn không thể khắc phục lỗi này, bạn hãy sử dụng biện pháp mạnh: Cài đặt lại hệ điều hành máy tính bằng Ghost Win 7
Một mẹo nhỏ là bạn hãy tìm bản ghost Win 7 Lite trong trong bài viết, lúc này máy của bạn dù chỉ 2 GB RAM vẫn sẽ chạy mượt mà.
4. Kiểm tra card màn hình
Nếu bạn đã chắc chắn máy tính của mình đang ở tình trạng tuyệt vời: bao gồm đã cập nhật Driver phiên bản mới nhất, máy tính sở hữu dung lượng ram khủng, tối ưu hệ điều hành và phần mềm...nhưng vẫn xảy ra lỗi Display Driver Stopped Responding thì hãy chú ý tới phần cứng nhé, cụ thể ở đây chính là card màn hình.
Bạn có thể tham khảo bài viết Cách test VGA để đưa ra quyết định xem có nên thay thế card màn hình không nhé.
Nếu máy tính của tôi không có card màn hình thì sao ?
Đây là một câu hỏi khá hay, nếu không có card màn hình thì sẽ chẳng thể đổ lỗi cho nó được. Thực tế nếu máy tính bạn không có card màn hình “rời” thì vẫn sẽ sở hữu card onboard nhé, tức card màn hình tích hợp trong vi xử lý CPU đó.
Vi xử lý khá phức tạp, ngoài các công cụ kiểm tra sức mạnh thì hầu như không có cách nào để kiểm tra lỗi của vi xử lý cả. Vậy điều bạn cần làm lúc này là nhanh chóng đem máy tính của mình đi cấp cứu để tránh ảnh hưởng tới các thiết bị phần cứng khác trong máy tính.
Kết luận
Bài hướng dẫn khắc phục lỗi "display driver stopped responding and has recovered" của freetuts đến đây là kết thúc, hy vọng với chia sẻ chi tiết trên đây sẽ giúp các bạn khắc phục lỗi này nhanh nhất có thể. Một lời khuyên chân thành tới các bạn, hãy mua linh kiện/ máy tính có nguồn gốc tên tuổi và xuất xứ rõ ràng để tránh gặp những lỗi “vặt” như thế này. Chúc các bạn thành công !!!