Octet là gì? So sánh Octet với Byte
Octet có nguồn gốc từ tiền tố octo (có nghĩa là 8) trong tiếng Hy Lạp và tiếng Latin và thuật ngữ này thường được sử dụng để nói về cái gì đó trừu tượng sở hữu 8 giá trị. Trong hóa học, octet rule (Quy tắc bát tử) đơn giản là quy tắc viết công thức e của một chất, tuy nhiên thay vì đề cập tới octet trong lĩnh vực này thì chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết octet trong ngành CNTT.
Cụ thể mình sẽ giúp bạn hiểu Octet được sử dụng trong máy tính và mạng Internet như thế nào, chúng ta hãy cùng bắt đầu ngay nhé!
1. Octet là gì?
Octet của địa chỉ MAC
Octet có thể tạm dịch là “điện toán”, trong công nghệ máy tính và mạng thì một octet sẽ đại diện cho một đại lượng 8 bit. Các octet có giá trị toán học từ 0 đến 255.
Thuật ngữ octet cũng được sử dụng trong các ngữ cảnh khác, chẳng hạn như biểu diễn âm nhạc để chỉ một nhóm tám người hoặc các bộ phận.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Các kỹ sư hệ thống máy tính thường sử dụng thuật ngữ nibble khi đề cập đến số lượng bốn bit (một nửa của một octet hoặc byte) thay vì gọi nó là “một nửa octet”.
2. So sánh Octet và byte
Bảng một số đơn vị đo dữ liệu máy tính
Tất cả các thiết bị điện tử ngày nay bao gồm PC / Laptop, điện thoại, máy tính bảng, v.v đều sử dụng bit và byte để làm đơn vị đo lường dữ liệu.
Trong khi đó 1 octet = 8 bit mà 8 bit cũng tương đương 1 byte => nên Octet và byte giống nhau từ quan điểm này. Vì thế mà hai thuật ngữ này thường được sử dụng thay thế cho nhau.
Tuy nhiên trong lịch sử máy tính đôi khi byte có số lượng bit khác nhau, nghĩa là byte không chính thức trở thành đơn vị đo dữ liệu ở một vài quốc gia; vì thế octet và byte cũng khác nhau trong trường hợp này. Các chuyên gia mạng đã bắt đầu sử dụng thuật ngữ octet từ nhiều năm trước để chỉ ra sự khác biệt này.
3. Chuỗi Octet trong địa chỉ IP và giao thức Mạng
Thuật ngữ chuỗi octet (Octet String) đề cập đến một tập hợp bất kỳ số lượng octet nào có liên quan với nhau.
Chuỗi octet thường có trong địa chỉ IP, trong đó bốn byte của địa chỉ IPv4 sẽ có bốn octet. Địa chỉ IP xuất hiện dưới dạng [Octet]. [Octet]. [Octet]. [Octet], ví dụ như 192.168.0.1.
Một địa chỉ IPv6 lại chứa 16 octet chứ không phải là bốn. Trong khi IPv4 phân tách từng octet đơn lẻ bằng dấu chấm (.) thì IPv6 phân tách các cặp octet bằng dấu hai chấm (:), ví dụ: [octet] [octet]: [octet] [octet]: ... : [octet ] [octet].
Octet cũng đề cập đến các đơn vị byte riêng lẻ ở đầu và cuối của giao thức mạng. Các kỹ sư mạng đôi khi phân loại các giao thức theo kiểu octet stuffing (nhồi) hoặc octet counting (đếm).
- Giao thức octet stuffing: Hỗ trợ các đơn vị thông báo với các chuỗi bit được mã hóa cứng (một hoặc nhiều octet) được chèn vào để biểu thị sự kết thúc của thông điệp.
- Giao thức octet counting: Hỗ trợ các đơn vị tin nhắn với kích thước của chúng (số octet) được mã hóa trong tiêu đề giao thức.
Cả hai giao thức truyền tin này đều cho phép người nhận tin nhắn xác định thời điểm họ xử lý xong dữ liệu đến. Mỗi loại đều có lợi thế tùy thuộc vào mục đích sử dụng của giao thức.
Phương pháp thứ ba được gọi là connection blasting (kết nối nổ tung), yêu cầu người gửi tin nhắn chấm dứt sự kết thúc của kết nối để biểu thị rằng không có thêm dữ liệu nào được gửi.
4. Octet Stream
Trong các trình duyệt web, ứng dụng thuộc loại MIME / octet-stream đề cập đến một tệp nhị phân được máy chủ phân phối qua kết nối HTTP.
Các máy khách truy cập web thường sử dụng octet stream (luồng octet) khi làm việc với nhiều loại tệp nhị phân và khi chúng không thể nhận dạng loại theo tên tệp của nó hoặc để giả định bất kỳ một định dạng cụ thể nào.
Trình duyệt thường nhắc người dùng xác định loại tệp của luồng octet bằng cách lưu tệp với phần mở rộng tên tệp cụ thể.
Tổng kết thì Octet và Byte khá giống nhau đều là những đơn vị đo lường thông tin máy tính = 8 bits. Tuy nhiên tùy vào vị trí địa lý, lĩnh vực cũng như quy mô sử dụng mà quản trị mạng máy tính sẽ gọi đơn vị là Octet hoặc byte.
Bài viết tới đây là kết thúc rồi, mình tin rằng từ giờ bạn đã hiểu Octet trong CNTT là gì và điểm khác biệt của nó so với đơn vị Byte. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ nó tới bạn bè để cùng nâng cao kiến thức về IT nha!
Tham khảo: lifewire