Đơn vị đo thông tin dữ liệu kỹ thuật số máy tính: Từ nhỏ nhất đến lớn nhất
Digital storage units (tạm dịch là đơn vị lưu trữ kỹ thuật số), thường được người Việt ta gọi là đơn vị đo thông tin cơ bản của máy tính. Đây là các phép đo lường chính thức để đo dung lượng của dữ liệu trên tất cả các thiết bị điện tử như PC / Laptop, điện thoại thông minh, máy tính bảng, v.v.
Mặc dù chúng rất quan trọng nhưng ngày nay ít người nắm được nó là gì và cách hoạt động ra sao?
Trong bài viết này mình sẽ giới thiệu các loại đơn vị lưu trữ dữ liệu từ nhỏ đến lớn nhất, cùng với đó sẽ giải thích giúp bạn hiểu được cách máy tính hay các thiết bị điện tử lưu trữ dữ liệu theo cách cực kỳ đơn giản - siêu dễ hiểu.
I. Đơn vị đo thông tin cơ bản của máy tính là gì?
Đơn vị đo thông tin hay đơn vị đo dung lượng lưu trữ dữ liệu đầu tiên được áp dụng cho máy tính, nhưng ngày nay nó đã được chuẩn hóa để áp dụng cho toàn bộ các thiết bị điện tử khác.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Chúng thường được trình bày rõ với đơn vị nhỏ nhất là byte, nhưng thường được viết tắt là “b” trong biểu thức. Các đơn vị lưu trữ kỹ thuật số phổ biến bao gồm bit (b), byte (B), kilobyte (KB), megabyte (MB) và gigabyte (GB). Những đơn vị này về cơ bản đo lường các hệ thống kỹ thuật số và cung cấp một ngôn ngữ cơ sở cho các phép đồng bộ hóa các loại giao tiếp kỹ thuật số khác nhau.
Một ví dụ thực tế về đơn vị đo dung lượng lưu trữ là cách chúng ta nói về cân nặng hàng ngày. Chẳng hạn như khi ái đó hỏi về cân nặng của một con lợn, sẽ chẳng ai nói rằng con lợn nặng bao nhiêu gam, thay vào đó người ta thường dùng đơn vị cân (Kg) hoặc “tạ” để miêu tả.
Tương tự thì sẽ không có nhà sản xuất USB nào ghi dung lượng trên nhãn hiệu của họ là “bit” hay “megabit”, thông thường đơn vị phổ biến nhất thường dùng ngày nay là gigabyte (GB).
Đơn vị lưu trữ kỹ thuật số giống như bất kỳ cách nào khác mà chúng ta đo lường mọi thứ
II. Bảng đơn vị đo thông tin: Từ nhỏ nhất cho đến lớn nhất
1. Đơn vị đo thông tin dữ liệu dựa theo hệ nhị phân
Thuật ngữ “đơn vị đo thông tin” có vẻ chưa được chính xác lắm, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của bạn đọc thì mình vẫn giữ nguyên heading giúp bạn dễ tìm kiếm. Từ bây giờ bạn có thể gọi cách đo lường này là “đơn vị đo dung lượng lưu trữ kỹ thuật số”, dưới đây là bảng tổng hợp đơn vị được chuẩn hóa trên mọi thiết bị điện tử theo thứ tự - từ nhỏ nhất cho đến lớn nhất:
Đơn vị |
Viết tắt |
Sức chứa - Tương đương |
Bit |
b |
1 hoặc 0 |
Byte |
B |
1 Byte = 8 bits |
Kilobyte |
KB |
1 Kilobyte = 1024 byte |
Megabyte |
MB |
1 Megabyte = 1024 kilobyte |
Gigabyte |
GB |
1 Gigabyte = 1024 megabyte |
Terabyte |
Lao |
1 Terabyte = 1024 gigabyte |
Petabyte |
PB |
1 Petabyte = 1024 terabyte |
Exabyte |
EB |
1 Exabyte = 1024 petabyte |
Zettabyte |
ZB |
1 Zettabyte = 1024 exabyte |
Yottabyte |
YB |
1 Yottabyte = 1024 zettabyte |
* Lưu ý: Ký tự “s” đằng sau mỗi đơn vị chỉ để biểu thị số nhiều trong tiếng Anh, tức là khi dữ liệu với số ít giả sử =1 thì ta có thể viết 1 bit; 1 byte; 1 megabyte, nhưng khi số lượng từ 2 trở lên thì ta thêm ký tự “s” đằng sau là 2 bits; 2 bytes; 2 megabytes, v.v (english cơ bản) Đôi khi các nhà quản trị mạng vẫn bỏ qua nguyên tắc này, không quá cần thiết.
Bạn hãy hình dung việc dữ kỹ thuật số sẽ ra sao khi chỉ có một loại đơn vị cơ bản, giả sử bit: Ví dụ USB 4GB giờ đây sẽ có tên là USB 34.359.738.368 bits.
Nếu như bạn vẫn chưa hiểu cách quy đổi đơn vị thì mình sẽ làm phép tính cơ bản như sau:
Ta có: 1GB = 1024 MB
Vậy: 4 GB = 4*1024 = 4096 MB
Ta có 1MB = 1024KB
Vậy: 4096 MB = 4096*1024= 4.194.304 KB
Tính nhanh: 4.194.304 x 1024 x 8 = 34.359.738.368 bits.
2. Đơn vị đo thông tin dựa theo hệ thập phân
Trong khi hệ nhị phân chỉ có hai ký tự là 0 và 1 thì hệ thập phân được đếm từ 0 đến 9. Nhưng về căn bản thông tin dữ liệu được lưu trữ trên máy tính không thay đổi, đơn vị nhỏ nhất vẫn là "bit".
Cách gọi, tên và đơn vị thông số đo thông tin theo hệ thập phân khác một chút so với hệ nhị phân:
Đơn vị đo thông tin dựa theo hệ thập phân (Decimal) |
|||
Giá trị |
Viết ngắn gọn bằng số mũ |
Tên gọi |
|
1 kbit = 1000 bit |
103 bit |
kbit (kb) |
kilobit |
1 Mbit = 10002 bit |
106 bit |
Mbit (Mb) |
megabit |
1 Gbit = 10003 bit |
109 bit |
Gbit (Gb) |
gigabit |
1 Tbit = 10004 bit |
1012 bit |
Tbit (Tb) |
terabit |
1 Pbit = 10005 bit |
1015 bit |
Pbit (Pb) |
petabit |
1 Ebit = 10006 bit |
1018 bit |
Ebit (Eb) |
exabit |
1 Zbit = 10007 bit |
1021 bit |
Zbit (Zb) |
zettabit |
1 Ybit = 10008 bit |
1024 bit |
Ybit (Yb) |
yottabit |
3. Các đơn vị đo tốc độ mạng phổ biến trên Internet
Ngoài ra một số đơn vị dưới đây được phổ biến trong việc đo tốc độ download / upload trong mạng Internet:
Đơn vị |
Viết tắt |
Giải thích |
Megabit / s |
Mbps (Mb / s) |
1Mb / s = 1000 Kb / s |
Megabyte / s |
MBps (MB / s) |
1MB /s = 1024 KB / s |
Gigabit / s |
Gbps (Gb / s) |
1Gb / s = 1000 Mb / s |
Gigabyte / s |
GBps (GB / s) |
1GB / s = 1024 Mb /s |
Trong khi ký tự"b" là viết tắt của đơn vị bit thì "B" là viết tắt của Byte:
- Mb nghĩa là Megabit
- MB nghĩa là Megabyte
- Gb nghĩa là Gigabit
- GB nghĩa là Gigabyte
Theo hệ quy chiếu này ta có 1 Mbit = 106 bit. Vậy để biết 1 Megabit = bao nhiêu Megabyte thì ta chỉ việt chuyển 106 bit sang Megabyte:
1 Megabit = 106 bit = 1000000 / 8 / 1024 / 1024 = ~ 0,119 Megabyte (MB)
Hay để tính 1 Gigabit = bao nhiêu Gigabyte thì ta áp dụng công thức sau:
1 Gigabit = 109 bit = 1000000000 / 8 / 1024 / 1024 / 1024 = ~ 0,1164 Gigabyte (GB)
Bạn cũng có thể tính một cách dễ dàng 1 Gigabit = 0,1164 Gigabyte = 119,2 Megabyte (MB)
Như vậy khi nhà cung cấp dịch vụ mạng giới thiệu rằng gói cước Internet của họ có tốc độ 30 Mbps thì đồng nghĩa là nó chỉ có tốc độ chỉ rơi vào khoảng 3,75 MBps mà thôi.
Mặc dù đơn vị đo Mbit, Gbit, v.v không phổ biến trong việc đo lường thông tin dữ liệu trên máy tính, laptop hay các thiết bị di động khác. Nhưng nó lại được sử dụng để đo lường tốc độ Internet rất nhiều, điều này khiến không chỉ mình mà rất nhiều người dùng mạng Internet khó hiểu.
Tốc độ mạng được các nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) giới thiệu là Mbps (Megabit / s) gây khó khăn trong việc hình dung, tính toán thời gian tải xuống một file (tập tin) bất kỳ là bao lâu.
Vì tất cả các hệ điều hành hiện nay chỉ tóm tắt, đo lường hiển thị một file hay thư mục bất kỳ ở dạng Gigabyte (GB) hoặc Megabyte (MB) chứ không bao giờ hiển thị Megabit (Mb) hay Gigabit (Gb).
Mình có một thuyết âm mưu cho rằng họ cố tình giới thiệu như vậy để có một con số đẹp và lớn hơn, giúp thúc đẩy việc truyền thông marketing.
Các gói cước phổ biến mà các ISP cung cấp ở Việt Nam thường có tốc độ giao động từ 30 Mbps - 60 Mbps - 120 Mbps. Vậy nếu giờ họ chuyển sang giới thiệu với đơn vị phổ biến là Megabyte / s (MBps) thì các con số không được tròn trịa nữa:
- 30 Mbps = 3,75 MBps
- 60 Mbps = 7,5 MBps
- 120 Mbps = 15 MBps
Hơn nữa với những con số lớn hơn sẽ kích thích người dùng đăng ký gói cước nhiều hơn thay vì con số nhỏ như 3,75.
Quá trình chuyển đổi giữa hai loại đơn vị đo lường giữ liệu của "hệ thập phân" và "hệ nhị phân" như mình đã để cập khá phức tạp, vì thế bạn có thể truy cập vào trang web này để dùng công cụ chuyển đổi đơn vị miễn phí nhanh chóng.
Giờ thì chắc hẳn bạn đã biết được tốc độ của các loại Modem, Router, Switch, Hub hay Card mạng được tính bằng Megabit / s (Mb / s) hay Gigabit / s (Gb / s) thực tế là bao nhiêu rồi chứ :))
III. Máy tính lưu trữ dữ liệu như thế nào?
Có thể bạn đã từng nghe nói về hệ nhị phân, hệ thống số chỉ sử dụng hai ký tự 0 hoặc 1. Đây là cách máy tính lưu trữ thông tin, hầu hết mọi trường hợp thì thông tin đó được lưu trữ vào thiết bị được chỉ định như ổ cứng.
Khi mỗi ký tự 0 hoặc 1 được lưu lại thì chúng ta gọi đó là một “bit”, vì thế mà bit là đơn vị lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số nhỏ nhất.
* Lưu ý: Bạn có thể xem bài viết bit là gì? byte là gì? để biết cách các thiết bị điện tử mã hóa - giải mã thông tin được lưu ở hệ nhị phân như thế nào.
Để tăng kích thước thông tin được lưu trữ, tám bit được nhóm thành một gói tương đương với một byte. Quá trình đo lường này tiếp tục theo cấp số nhân (1 bit = 8 byte, 1 kilobyte = 1,024 byte, v.v.).
Một máy tính lưu trữ dữ liệu ở dạng nhị phân
IV. Bạn cần biết đơn vị đo lường dữ liệu để làm gì?
Như mình đã đề cập thì đơn vị đo lường dữ liệu thông tin kỹ thuật số được sử dụng chung cho toàn bộ các thiết bị điện tử bao gồm điện thoại, máy tính bảng, PC / Laptop, USB, ổ cứng, bộ nhớ RAM, v.v.
Vì thế khi nắm rõ đơn vị đo lường dữ liệu giúp bạn rất nhiều trong quá trình sử dụng thiết bị phần cứng, phần mềm một cách thông minh.
1. Đối với việc lưu trữ dữ liệu
Bạn có biết rằng chiếc điện thoại của mình đang có dung lượng bộ nhớ trong là bao nhiêu không?
Ví dụ 1: Lưu trữ dữ liệu trên thiết bị di động
Bộ nhớ lưu trữ 16GB - 32GB - 64GB hay 128 GB là những con số phổ biến với bộ nhớ của một chiếc iPhone.
Mặc định mỗi chiếc điện thoại này mình sẽ trừ đi khoảng 6GB bộ nhớ chứa hệ điều hành, vậy 16GB lúc này chỉ còn 10GB, nhưng điện thoại 128GB thì khi bị trừ đi 6GB để chứa hệ điều hành nó vẫn còn tới 122GB. Vậy bộ nhớ lớn sẽ có lợi với hệ điều hành, không lo lắng khi hệ điều hành nâng cấp, chúng ta đều biết rằng phần lớn hệ điều hành vẫn đang cập nhật hàng tháng / hàng năm. Giả sử năm nay chỉ là 6GB, sang năm nó có thể tăng lên vài MB và thậm chí là vài GB.
Vậy bạn có biết rằng nhu cầu sử dụng thiết bị của mình như thế nào hay không? Mình tiếp tục nêu ra một ví dụ như sau:
Sử dụng điện thoại cho công việc: Với bộ nhớ 16GB thì một chiếc điện thoại thông minh “thừa” khả năng phục vụ công việc. Smartphone của bạn chỉ tải vài ứng dụng như mạng xã hội như YouTube; Facebook, một vài ứng dụng làm việc như Google drive; Google Docs; Google Sheets, v.v.
Sử dụng điện thoại cho mục đích quay video / chụp ảnh, v.v: Khi nhắc đến phim ảnh thì đây là dạng dữ liệu chiếm nhiều dung lượng nhất. Video được quay bằng iPhone trong 1 phút với độ phân giải 1080p Full HD ở 60 fps sẽ có dung lượng khoảng 200MB, còn video 4K thì gần gấp đôi dung lượng bên trên.
Giả sử bạn có một chiếc iPhone 10GB (16GB trừ đi 6GB HĐH) thì nếu quay video Full HD tối đa được khoảng 50 phút, quay video 4K thì chỉ được khoảng 25 phút. Một con số quá ít ỏi với nhu cầu hiện nay.
Bạn hãy tưởng tượng cầm con iPhone này đi du lịch mà chỉ chụp đc vài bức ảnh và quay video được vài chục phút thì có phải là apple hơi quá đáng không :)
Vì thế việc nắm rõ đơn vị đo lường dung lượng sẽ giúp các bạn tránh được tình trạng mình vừa nêu phía trên. Chắc hẳn bạn cũng đã biết bây giờ chúng ta nên chọn thiết bị có dung lượng bao nhiêu dành cho nhu cầu thường xuyên chụp ảnh / quay video rồi đấy!
Để quay được video 4K thời lượng 1h thì chúng ta cần bộ nhớ khoảng 20GB. Ít nhất cũng nên sắm một iPhone 32 GB, với video 4K thì dung lượng có lẽ không bao giờ là đủ :(
Sử dụng thiết bị di động với nhu cầu tải nhiều ứng dụng: Nếu bạn là một fanboy và muốn tải hàng loạt ứng dụng, trò chơi về điện thoại thì hãy theo dõi ví dụ sau đây:
Các game khủng hiện nay ví dụ như: Liên minh tốc chiến, Liên quân mobile, PUBG mobile, Garena Free Fire, Call of duty mobile, v.v có dung lượng khoảng 2 GB và ngày càng nặng hơn trong tương lai. Vậy với bộ nhớ của một chiếc iPhone 10GB (16GB trừ đi 6GB HĐH) thì chúng ta có thể tải về máy khoảng 5 trò chơi như vậy.
Tuy nhiên trong thực tế thì có khá ít người chơi quá nhiều game “bom tấn” như vậy, trên cửa hàng ứng dụng cũng có những game cũng rất nhẹ chỉ khoảng 50MB (0,05GB) nên bạn có thể tải vài chục game nhẹ như vậy.
Nhưng dù sao thì bộ nhớ 16GB trên thiết bị di động giờ đây cũng đã là quá thấp, vì thế nhiều hãng sản xuất đã loại bỏ hẳn mẫu đtdđ 16GB và bắt đầu từ 32GB cho chiếc điện thoại rẻ nhất.
Ví dụ 2: Lưu trữ dữ liệu trên PC / Laptop
Ổ cứng máy tính thông thường có dung lượng tối đa từ 120GB - 240GB - 500GB - 1TB - 2TB, v.v. Tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là khoảng 500GB vì nó đáp ứng hầu hết các nhu cầu với giá thành khá hợp lý tùy vào ổ cứng SSD hay HDD.
Với Windows 10 thì hệ điều hành sẽ chiếm khoảng 30 GB và con số này ngày càng tăng lên. Tuy nhiên mình đã cài đặt một số phần mềm văn phòng như microsoft office, Photoshop, Adobe Premiere, v.v để hỗ trợ công việc nên ổ cứng 70GB gần như không còn chỗ trống.
Vì thế nếu bạn đang sử dụng ổ cứng 500GB, chúng ta hãy mặc định dành 100GB để cài hệ điều hành và các phần mềm thiết yếu giúp PC hoạt động ổn định. Mình không sử dụng máy MAC nên nếu bạn nào dùng có thể cho mình ý kiến nhé! Nhưng đa số người dùng máy MAC không quan tâm quá nhiều về ổ cứng, họ cho rằng hệ điều hành Mac OS của Apple có phần gọn nhẹ và ổn định hơn Windows.
Mình sẽ không phân tích sâu về các phần mềm hay trò chơi trên PC / Laptop Windows nữa, vì nó đa dạng hơn các thiết bị di động rất nhiều. Nói chung bộ nhớ trên Windows không bị “thiếu thốn” như các thiết bị di động, hơn nữa nó cũng rẻ và rất dễ nâng cấp - mở rộng bộ nhớ.
Ví dụ 3: Lưu trữ dữ liệu trên thiết bị rời
Nếu đang cần một thiết bị rời (chẳng hạn như ổ cứng rời hoặc USB) thì liệu bạn đã biết được thứ mình đang cần lưu nó sẽ cần bao nhiêu dung lượng hay không?
hay đơn giản hơn là chiếc USB - ổ cứng rời của bạn mua về để sử dụng sẽ chứa được bao nhiêu thứ?
Nhu cầu văn phòng nhẹ nhàng
Giả sử bạn làm công việc văn phòng và chỉ có nhu cầu lưu trữ một vài phần mềm như Microsoft Office, Adobe Photoshop CS6, v.v và một vài tệp văn bản thì một chiếc USB 4GB là quá đủ. Mặc dù hiện nay USB 4GB không còn phổ biến và được cho là “nhỏ bé”, nhưng với chỉ 4GB thôi thì nó cũng đựng được rất nhiều thứ đấy chứ!
Nhu cầu tải nhạc
Giả sử nhu cầu lớn hơn và khá phổ biến là chứa nhạc, chúng ta cùng phân tích xem USB chứa được bao nhiêu bài nhé:
Một bản nhạc phổ biến trên Internet hiện nay với chất lượng 128Kbps có dung lượng khoảng 4MB (megabyte), vậy 1000 bản nhạc sẽ có dung lượng khoảng 4000 MB = 4GB. Như vậy một chiếc USB 4GB cũng đã chứa được rất rất nhiều bản nhạc, thay vì mua một chiếc USB có dung lượng 8GB - 12GB hay 16GB thì bạn chỉ cần USB 4GB cho nhu cầu lưu trữ nhạc thông thường.
Nhu cầu sử dụng USB với dung lượng lớn
Một ví dụ khác với trường hợp mà bạn cần lưu trữ dữ liệu nhiều hơn trên thiết bị rời, chẳng hạn như tạo USB cứu hộ. Ngoài các chương trình cần thiết thường chiếm khoảng 3-5 Gb thì bạn cũng sẽ cần một vài bản Ghost Win. Hầu hết với những ai chuyên đi Ghost Win dạo thì cần nhiều bản ghost khác nhau để phù hợp với từng loại máy, vì thế 5 bản ghost sẽ tốn khoảng 20GB gì đó. Lúc này việc mua một chiếc USB có dung lượng 32GB hoặc 64GB là một lựa chọn hợp lý.
2. Đối với việc truyền tải dữ liệu Internet
Khi nắm được các đơn vị đo lường dữ liệu, bạn cũng có thể dễ dàng hiểu được sức mạnh của các loại mạng phổ biến hiện nay mà không cần trở thành một kỹ sư CNTT.
Ví dụ mạng về mạng không dây
Chẳng hạn mạng di động Internet 3G HSPA+ có tốc độ truyền tải lý thuyết khoảng 42Mb / s nhưng tốc độ thực tế chỉ rơi vào khoảng 6Mb / s. Vậy có nghĩa là trong 1 giây thiết bị kết nối mạng 3G HSPA+ có thể tải được 6Mb (megabit) dữ liệu, tương đương với 0,75 MB (mega byte). Kết quả là thiết bị có thể tải một đoạn video có dung lượng 500MB từ YouTube trong 11 phút.
Video có nhiều chất lượng khác nhau từ HD 720p - FHD 1080p - QHD 1440p, v.v nên mỗi đoạn video clip lại có dung lượng khác nhau.
Giả sử video HD 720p dài 11 phút có dung lượng dưới 500MB thì kết nối 3G HSPA+ có thể đáp ứng được, vì nó có thể tải 500MB trong vòng 11 phút (0,75MB / s).
Thế nhưng video FHD 1080p dài 11 phút có dung lượng khoảng 700MB thì trong quá trình xem chắc chắn sẽ có hiện tượng giật lag.
Ví dụ về mạng có dây (mạng cáp quang)
Hiện nay các nhà cung cấp dịch vụ mạng Internet (ISP) ở Việt Nam thường cung cấp gói cước Internet cáp quang phổ biến có tốc độ khoảng 30Mbps - 60MBps.
Giả sử nhà bạn đăng ký gói Internet tốc độ 30Mbps thì bạn có thể tải một bộ phim 4K dung lượng khoảng 5GB với độ dài “một tiếng” trong chỉ 22 phút - một tốc độ nhanh khủng khiếp.
Cách tính thời gian tải đơn giản như sau:
1. Quy đổi tất cả về cùng một loại đơn vị:
Dung lượng file cần tải: 5GB (Gigabyte) = 5000MB (Megabyte ở dạng thập phân decimal)
Tốc độ download thực tế: 30Mbps (Megabit)= 3,75MB(Megabyte)
2. Lấy dung lượng của file cần tải chia (/) cho tốc độ download thực thế:
5000/3,75 = 1333 (giây) = 22 phút
Như vậy tốc độ truyền tải của cáp quang (thuộc gói cước rẻ - yếu nhất) có thể đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu làm việc - giải trí. Cho dù là xem phim 4K siêu nét cũng “thừa sức” tải cùng lúc vài bộ phim.
* Lưu ý: Băng thông của nhà mạng cung cấp đôi khi bị giới hạn vì một vài yếu tố như vị trí server, hoặc chính những thiết lập từ server đã hạn chế băng thông. Ví dụ như server Fshare hạn chế tốc độ khi download miễn phí chỉ ở vài trăm KB, một số web xem phim chùa cũng có tốc độ thấp tương tự tạo ra tình trạng giật - lag khi xem phim.
V. Sơ lược về một số thiết bị lưu trữ
Những anh em nào thuộc tầng lớp 8x - 9x chắc hẳn còn nhớ trước đây để xem phim thì chúng ta cần một thiết bị gọi là đầu băng, để xem đi xem lại thì chúng ta phải rút băng từ ra đầu và quay đi quay lại để cuộn băng quay trở lại ban đầu.
Đó là một ví dụ thú vị về những thiết bị lưu trữ thông tin cổ điển giúp các bạn dễ hình dung nhất. Tuy nhiên băng từ đã bị khai tử vào cuối thế kỷ 20, mở ra một thời đại mới cho các thiết bị lưu trữ Flash nhỏ gọn như USB, ổ cứng thể rắn.
Nhờ vào những tiến bộ công nghệ của thiết bị lưu trữ thông tin kỹ thuật số, ngày nay các thiết bị điện tử di động thông minh như smartphone, tablet, smartwatch, v.v mới có thể hoạt động mạnh mẽ và sở hữu bộ nhớ khủng lên đến hàng trăm GB.
Loại lưu trữ mới nhất hiện nay là lưu trữ đám mây, về cơ bản thì các nhà cung cấp dịch vụ đám mây sẽ lưu trữ dữ liệu của người dùng trong ổ cứng của họ, nhờ vào tốc độ truyền tải dữ liệu Internet nhanh chóng mà user có thể truy cập vào đám mây để sử dụng dữ liệu bất kỳ lúc nào.
Tham khảo: canto | solutionsreview