Bandwidth là gì? Các thuật ngữ liên quan đến bandwidth
Trong bài này mình sẽ giải thích khái niệm Bandwidth là gì? Qua đó giúp bạn lựa chọn VPS có băng thông phù hợp với dự án của mình.
Khi bạn tìm mua VPS hoặc Hosting thì sẽ thấy một thông số được nhắc đến rất nhiều, đó là Bandwidth. Thông số này khá quan trọng, nó quyết định đến dung lượng truyền tải dữ liệu giữa máy chủ và máy khách trong một khoảng thời gian nào đó. Nếu hosting bị hết băng thông thì máy khách không thể truy cập vào website được.
Ok, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn nhé.
1. Bandwidth là gì?
Theo định nghĩa quốc tế, Bandwidth được hiểu là “the width of a band of electromagnetic frequencies” , tạm dịch là “độ rộng của một dải tần số điện từ”.
Theo Wikipedia, bandwidth là từ dùng để nói đến các khái niệm sau:
- Băng thông (xử lý tín hiệu) hoặc băng thông tương tự (analog bandwidth), băng thông tần số (frequency bandwidth) hoặc băng thông vô tuyến (radio bandwidth), là đại lượng để chỉ một thước đo chiều rộng của một dải tần số, đơn vị là hertz.
- Băng thông là đại lượng đặc trưng cho tốc độ truyền dữ liệu, tốc độ bit hoặc thông lượng (throughput), đơn vị là bit/s.
- Độ rộng vạch phổ (spectral linewidth)
Theo ngôn ngữ web (đặc biệt trong lĩnh vực VPS, máy chủ), thuật ngữ này dùng để chỉ lượng dữ liệu được truy cập trong một đơn vị thời gian
Theo ngôn ngữ mạng máy tính: Bandwidth là lưu lượng của tín hiệu được truyền qua thiết bị truyền trong một giây.
2. Có những loại bandwidth nào?
Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng của tất cả mọi người đều được đáp ứng, phụ thuộc vào mỗi phương tiện và tiêu chí khác nhau mà Bandwidth được chia thành các loại như sau:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Dựa theo phạm vi sử dụng:
- Bandwidth trong nước: Được dùng để trao đổi, truyền dữ liệu giữa các máy chủ trong cùng một nước. Thích hợp cho mạng nội bộ.
- Bandwidth quốc tế: Được dùng giữa các máy chủ giữa nhiều quốc gia. Đây là lý do mà mỗi khi cáp quốc tế bị đứt, bạn sẽ không truy cập được các website nước ngoài. Hoặc bạn vẫn truy cập được nhưng tốc độ truy cập chậm hơn bình thường rất nhiều lần.
Ví dụ như, khi cáp quang biển quốc tế bị đứt, việc truy cập vào Facebook tại Việt Nam cũng sẽ bị ảnh hưởng, chậm và lag hơn khá nhiều.
Dựa theo lưu lượng sử dụng:
- Bandwidth được cam kết: Cũng giống như 3G, mỗi tháng bạn sẽ được cung cấp một lượng băng thông nhất định được ghi trên hợp đồng. Nếu dùng hết, người dùng sẽ phải trả thêm phí để có thể duy trì sử dụng.
- Bandwidth được chia sẻ: Có thể dùng cho nhiều máy chủ khác nhau để hạn chế tình trạng server bị đơ.
- Bandwidth riêng: Người mua chỉ cần trả phí cho phần dung lượng mình sử dụng.
3. Nguyên lý hoạt động của bandwidth
Các băng thông đều được hoạt động trên cùng một nguyên tắc giống nhau. Nếu một kết nối dữ liệu có băng thông càng lớn thì lượng dữ liệu được trao đổi sẽ càng nhiều
4. Đơn vị đo lường băng thông
Đơn vị đo lường cơ bản nhất của băng thông là Bps hay Bite/giây. Nhưng các liên kết mạng ngày nay có dung lượng lớn hơn, nên nó thường được đo bằng hàng triệu bits mỗi giây (Mbps). Hoặc thậm chí hàng tỷ bits mỗi giây (Gbps).
- Kilobit = 1.000 bits.
- Megabit = 1,000 kilo = 1.000.000 bits.
- Gigabit = 1.000 mega = 1.000.000.000 bits.
5. Cách tính băng thông của Website
Có hai cách để bạn có thể tính băng thông một cách chính xác đó là:
- Xác định số lượng băng thông mạng có sẵn
- Xác định mức sử dụng trung bình theo yêu cầu cụ thể
Thông thường,băng thông của 1 trang web được tính theo công thức sau:
Băng thông website = Kích thước trung bình của trang × Số lượng người truy cập trung bình mỗi tháng × Số lần truy cập trang trung bình của mỗi khách.
Ví dụ: Kích thước trang chủ: 3MB. Tổng số bài viết ngẫu nhiên trên website: 30 bài, tương ứng dung lượng 35MB.
Như vậy, kích thước trung bình của trang là: (35MB + 3MB) ÷ 30 trang = 1,7MB
Từ đó, ta có thể chọn gói băng thông từ nhà cung cấp dịch vụ cung cấp internet phù hợp nhất.
6. Phương pháp đo băng thông
Đối với các hộ gia đình sử dụng internet, người dùng có thể tận dụng công cụ kiểm tra băng thông trực tuyến như DSLReports, để biết mức độ kết nối đã đúng với gói dịch vụ đăng ký với ISP chưa.
Đối với doanh nghiệp, người dùng nên sử dụng tiện ích Test TCP (TTCP), PRTG Network Monitor:
- TTCP: Tiện ích này có khả năng đo được thông lượng mạng IP giữa 2 server. Trong đó, 1 server là bên nhận, server còn lại là bên gửi. Sau đó, mỗi máy chủ sẽ hiển thị số byte được truyền tải, cùng thời gian chuyển 1 chiều của gói tin.
- PRTG: Tiện ích giúp cung cấp biểu đồ, giao diện đồ họa một cách trực quan để thể hiện xu hướng của băng thông trong một khoảng thời gian dài.
7. Tầm quan trọng của Bandwidth
Với doanh nghiệp, bandwidth càng lớn sẽ giúp cho một lượng lớn khách hàng có thể truy cập vào hệ thống website của họ trong cùng một thời điểm mà không bị tắc nghẽn.
Với người dùng, sử dụng hệ thống mạng có băng thông càng lớn thì thời gian hoàn thành công việc sẽ càng nhanh.
Băng thông càng lớn thì khả năng hoàn thành các tác vụ, đặc biệt là xử lí yêu cầu của khách hàng càng nhanh. Đồng thời nó cũng cho phép lượng lớn người dùng truy cập vào trang Web của bạn trong cùng một thời điểm mà không gặp phải bất kỳ vấn đề gì.
8. Sự khác nhau giữa Băng thông và tốc độ website?
Tốc độ website có thể hiểu là thời gian cần thiết để website hiển thị đầy đủ nội dung, thông tin trên một trang cụ thể hoặc là thời gian để trình duyệt của bạn nhận được dữ liệu đầu tiên từ máy chủ web.
Qua đó, ta nhận thấy sự khác biệt: Băng thông là lượng dữ liệu được trao đổi giữa 2 máy tính trong 1 giây, còn tốc độ website là tốc độ nhanh hoặc chậm của dữ liệu truyền tải đó
9. Các thuật ngữ liên quan đến băng thông
Băng thông rộng(Broadband):
Là đường truyền tải dữ liệu có khả năng truyền nhiều tín hiệu và đường truyền trong cùng một lúc. Trong đó, đường dẫn truyền tồn tại ở nhiều dạng như cáp quang, cáp đồng trục, cáp xoắn đôi, và radio.
Hiện nay, băng thông rộng trong internet được dùng để chỉ bất kỳ cách thức truy cập internet tốc độ cao có kết nối xuyên suốt và nhanh.
Giới hạn băng thông (Bandwidth Limit):
Cho phép người dùng hạn chế hoạt động download/upload của khách truy cập internet, nhằm đảm bảo đường truyền luôn hoạt động ổn định.
Độ trễ băng thông
Nếu chỉ số này càng nhỏ thì tốc độ internet càng nhanh, tương ứng với đó là độ trì hoãn truy cập càng ít. Ngược lại, độ trễ càng cao thì mạng càng chậm.
Độ trễ cao làm cho dữ liệu không sử dụng hết khả năng của mạng internet nên dẫn đến việc giảm băng thông tương đối nhiều. Có nhiều nguyên do dẫn đến độ trễ cao như đứt cáp quang,quá tải truy cập, sự cố máy chủ, nhiễm virus, …
Cách phòng và khắc phục tình trạng bóp băng thông
Việc bóp băng thông có thể diễn ra ở nhiều thiết bị khác nhau. Đôi khi cũng xảy ra ở các trang Web hoặc dịch vụ bạn đang sử dụng.Bạn dùng mạng riêng ảo (Virtual Private Network – VPN) để hạn chế lại việc này. Với VPN, các gói dữ liệu được mã hóa nên khó nhận diện. Do đó, nhà mạng sẽ không phát hiện dấu vết truy cập internet của bạn, khi đó, họ không thể áp dụng được kỹ thuật bóp băng thông
Để tăng dung lượng băng thông của web server, bạn có thể áp dụng các cách sau:Nén các tập tin dữ liệu website,Tối ưu hình ảnh…
Trong bài viết này, mình đã giới thiệu cho bạn biết bandwidth là gì và các khái niệm khác liên quan đến băng thông. Hy vọng thông qua những thông tin trên bạn sẽ hiểu được vai trò quan trọng của bandwidth đối với website. Chúc bạn thành công!