Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2022? Lịch nghỉ tết âm mới nhất
Nếu bạn đang thắc mắc còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2024 thì hãy xem tại bài viết này nhé. Mình sẽ tổng hợp thời gian đến tết âm, cũng như lịch nghỉ tết mới nhất cho công nhân viên chức Việt Nam.
Tết Nguyên Đán hay còn gọi là Tết Cổ Truyền. Là một dịp lễ lớn nhất trong năm của Người Việt Nam. Từ khi sinh ra mọi người ai cũng biết đến tết diễn ra như một sự hiển nhiên trong năm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ được nguồn gốc, cũng như những ý nghĩa phong tục của ngày tết.
1. Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết âm 2024?
Đối với Tết Nguyên Đán năm 2024 năm nay đặc biệt do năm 2020 là năm nhuận, và nhuận vào tháng tư nên thời điểm Tết bị lùi lịch lại 1 tháng.
Theo lịch dương thì Tết Tân Sửu 2024 diễn ra vào ngày 01/01/2024 đến ngày 03/01/2024 Âm lịch.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
2. Lịch nghỉ tết âm lịch năm 2024
Đối với cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ làm việc trong cơ quan nhà nước: Nghỉ liền 07 ngày liên tục, từ thứ Tư ngày 10/02/2024 đến hết thứ Ba ngày 16/02/2024 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Canh Tý đến ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu).
Do ngày Mùng 2 và Mùng 3 Tết (tức ngày 13 đến 14-2-2024 Dương lịch) trùng vào ngày thứ bảy và chủ nhật là các ngày nghỉ hằng tuần, nên các công chức, viên chức sẽ nghỉ bù vào ngày Mùng 4 và Mùng 5 tết (tức ngày 15 đến ngày 16(tháng 2 năm 2024 Dương lịch).
Đối với học sinh sinh viên trên cả nước: Tùy vào thời gian biểu của từng địa phương mà sở giáo dục và ban giám hiệu của các Trường Đại Học trên cả nước sẽ có thông báo riêng đến với học sinh, sinh viên ở địa phương đó.
3. Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán là một dịp lễ quan trọng và được coi là dịp lễ lớn nhất trong năm. Ngoài tên gọi như vậy ra, dân ta có nhiều cách gọi khác nhau như: tết cổ truyền, tết ta, tết âm lịch, tết cả….
Việc có nhiều tên gọi như này cũng là do mỗi địa phương có những cách truyền đạt từ đời ông cha cho con cháu khác nhau. Từ “ Tết” chính là “Tiết”. Hai chữ “Nguyên Đán” có nguồn gốc từ chữ Hán, “nguyên” có nghĩa là sự khai mới, “ đán” là buổi sáng sớm. Cả cụm từ này nghĩa là một sự khởi đầu vào buổi sáng sớm trong tiết trời đất dung hòa.
4. Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán là gì?
Tết nguyên đán 2024
Như chúng ta được biết thì nền văn hóa của Việt Nam bị chịu nhiều ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc. Điều này là điều không thể chối cãi, bởi đất nước ta chịu sự Bắc thuộc hơn 1000 năm. Tết Nguyên Đán cũng là một trong những nét văn hóa được du nhập trong thời điểm đó.
Theo lịch sử Trung Quốc, Tết Nguyên Đán có từ thời Tam Hoàng Ngũ Đế và được biến đổi theo từng giai đoạn do các thời vua trị quốc. Cụ thể như sau :
Theo như quan niệm của các vua chúa thời xưa từ đời Nhà Hạ, Nhà Thương, Nhà Chu thì ngày giờ khai thiên lập địa được tính như sau: giờ Tý sinh trời, giờ Sửu sinh đất, giờ Dần sinh loài người, chính vì vậy mà ở mỗi thời lại có cách đặt ra ngày tết khác nhau.
- Nhà Hạ thì chọn tháng Dần tức tháng giêng bây giờ.
- Nhà Thương thì lại lấy tháng Sửu tức tháng chạp.
- Nhưng nhà Chu lại chọn tháng Tý tức tháng mười một để làm tết.
Tuy nhiên sau đó đến đời Đông Chu, Khổng Tử đã đổi ngày Tết vào tháng Dần, cứ như thế đổi qua mấy đời đến năm 140 TCN đời nhà Hán Vũ Đế thì chính thức đặt ngày tết vào tháng Dần và không bao giờ đổi nữa.
Từ đó đã chọn được ra tháng Tết. Tuy nhiên việc đón Tết lúc này không xác định được ngày giờ chính xác. Nên đến đời Đông Phương Sóc, ông cho rằng ngày khai thiên lập địa thì giống gà được sinh ra đầu tiền để cất tiếng gáy đánh thức trời đất, tiếp theo thứ hai là thêm chó để giữ của, thứ ba là thêm lợn, ngày thứ tư sinh dê, ngày thứ năm sinh trâu, ngày thứ sáu sinh ngựa đến ngày thứ bảy mới sinh con người và cuối cùng ngày thứ tám là sinh ngũ cốc.
Đây cũng là một cách lý giải cho việc vì sao một tuần lại có 7 ngày rất thú vị. Dựa vào đây thì đã cho ra được ngày đón tết sẽ bắt đầu từ ngày mồng một đến hết ngày mồng bảy
5. Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán là gì?
Phải khẳng định rằng, Tết Nguyên Đán mang một ý nghĩa vô cùng lớn đối với người dân Việt Nam. Nó không chỉ là thời điểm thể hiện sự giao thoa hòa quyện giữa đất trời và con người, mà theo quan niệm của người phương Đông còn là mối liên kết giữa hai cõi âm dương. Không chỉ vậy đối với mỗi người Việt nó giống như hồi chuông báo thức mọi người trở về để đoàn tụ cùng gia đình.
À, mình vừa cập nhật ứng dụng "còn bao nhiêu ngày nữa đến tết âm" ở trên, nếu mọi người chưa biết ngày tết thì quay lên trên cùng để xem nhé.
Mỗi dịp Tết đến, hòa quyện với đất trời tươi mới, con người để lại những hối hả của cuộc sống, những lo toan vất vả từ bốn ngả phương trời để trở về sum họp dưới mái ấm gia đình. Đơn giản là ngồi lại với nhau kể cho nhau nghe những chuyện vui buồn của năm qua để chuẩn bị đón một năm mới với nhiều ước vọng mới.
Như đã nói ở trên chỉ cần nhắc đến chữ “ Tết” là mỗi người Việt Nam như được đánh thức bởi một tiếng chuông đầm ấm và chan chứa tình cảm. Lúc này cũng chính là lúc mọi người nhớ về cội nguồn của mình, nơi mà có hai đấng sinh thành của mình. Từ đó thúc giục mỗi người thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn.
Theo góc nhìn tâm linh và sâu xa hơn thì Tết Nguyên Đán mang một ý nghĩa vô cùng thiêng liêng và trang trọng. Đó là sự tiễn đưa năm cũ và đón chào năm mới. Bỏ lại những điều chưa tốt gán lại cho năm cũ để năm mới đón nhiều sức khỏe tài lộc. Cũng là thời điểm để con người thể hiện tâm thành của mình đối với thần linh thổ địa…. cầu cho mưa thuận gió hòa thuận lợi làm ăn. Người Việt có câu “ Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” Mọi người luôn tin vào tín ngưỡng tâm linh để phần âm được yên đẹp, phần dương được tốt lành.
Cũng chính vào đức tin kết hợp với sự tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn của ông cha, nên Tết Nguyên Đán là một dịp để con cháu thể hiện tấm lòng bằng những mâm lễ vật dâng lên bàn thờ tổ tiên. Đồng thời cũng là sự hòa quyện âm dương để tổ tiên có thể nhận được lòng thành từ đó mà phù hộ độ trì cho con cháu được mạnh khỏe, làm ăn ổn định, trong năm tới.
Ngoài ra, Tết Nguyên Đán còn một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đó chính là giữa con người với con người trong hiện tại, đây là cơ hội để mọi người trở nên gắn kết gần gũi với nhau. Đối với những mối quan hệ đang tốt đẹp thì là cơ hội để giúp mối quan hệ đó được phát triển hơn. Còn đối với những mối quan hệ chưa tốt đẹp hoặc đổ vỡ, thì chính là một cơ hội để hòa giải chia sẻ những mâu thuẫn bất đồng để giải quyết êm đẹp hơn. Từ đó giúp cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
6. Những phong tục trong ngày Tết Nguyên Đán
Vậy là chỉ còn mấy ngày nữa là đến tết nguyên đán, anh em cũng tìm hiểu những phong tục trong ngày lễ để làm theo nhé.
Người Việt xưa truyền tai nhau những câu chuyện rất ly kỳ và hấp dẫn về ngày Tết. Từ những câu chuyện đó áp dụng vào đời sống con người để xây dựng nên những văn hóa phong tục mang ý nghĩa to lớn, cùng mình điểm qua một số phong tục đã có từ lâu đời trong lễ Tết Nguyên Đán của người Việt nhé!
Mâm ngũ quả và bàn thờ gia tiên
Trong mỗi gia đình người Việt luôn giữ đức tin vào tâm linh, Nên thông thường mỗi gia đình thường có một ban thờ. Trên ban thờ này thường thờ ông thổ công, thổ địa, thần linh coi quản đất nhà. Cũng là nơi để con cháu thờ những người đã khuất trong gia đình.
Chính vì vậy mà đây được coi là nơi tâm linh nhất trong gia đình. Mỗi dịp Tết đến, nhà nào cũng chuẩn bị một mâm ngũ quả để dâng lên thần linh và gia tiên. Vừa để tỏ lòng thành kính đa tạ các ngài và tổ tiên đã gia hộ suốt một năm qua vừa là cầu bình an hạnh phúc, no đủ cho cả gia đình trong năm mới.
Nhiều bạn đặt câu hỏi tại sao lại là mâm ngũ quả - tức là mâm chứa 5 loại quả, thì bạn có thể hiểu theo quan niệm của người phương Đông, mọi vật chất đều được tạo nên từ 5 yếu tố kim, mộc, thủy, thỏa, thổ gọi là ngũ hành tương quan.
Đây là nét đẹp trong phong tục xưa đến nay vẫn đang được kế thừa. Về 5 loại quả, thì tùy vào điều kiện của mỗi gia đình sẽ thờ cúng những loại quả khác nhau. Tuy nhiên cũng có những loại quả thuộc danh sách kiêng kỵ khi dâng lên bàn thờ.
Vì vậy mà mọi người thường truyền tai nhau đến 5 loại quả để bày lên mâm là mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Với quan niệm 5 loại quả trên sẽ giúp đưa lên ước nguyện của con cháu với một năm mới cầu nguyện cho cuộc sống sung sướng, vật chất thì đầy đủ để tiêu xài. Ý nghĩa của mâm ngũ quả này thật hay phải không nhỉ? Tết Nguyên Đán năm 2024 bạn hãy chuẩn bị cho gia đình mình một mâm ngũ quả như ý nhé.
Xông nhà
Theo quan niệm của người Việt, người đầu tiên xông nhà năm mới tức là người đầu tiên bước vào nhà mình sau thời điểm giao thừa chính là vị thần may mắn của gia đình. Chính vì vậy mà mọi người thường nhờ Thầy xem giúp cho người hợp tuổi hợp mệnh với chủ nhà để nhờ xông đất. Cầu nguyện cho một năm mới gặp nhiều may mắn do vía tốt của người xông nhà mang đến.
Chọn hướng xuất hành
Sau thời điểm giao thừa, nhiều người lựa chọn xuất hành du xuân luôn. Từ đó mà họ thường lựa chọn một hướng hợp với mệnh tuổi mình để xuất hành đón được nhiều tài lộc và có ơn trên che chở.
Mừng tuổi
Đây được coi là niềm vui của mọi người. Cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán đến, mọi người lại thường chuẩn bị những bao lì xì để tặng cho nhau. Với nhiều mong muốn khác nhau.
Ví dụ như lì xì mừng tuổi người già, người lớn tuổi để chúc họ có sức khỏe dồi dào sống lâu trăm tuổi để hưởng phúc cùng con cháu. Còn một tầng lớp rất thích điều này chính là lớp trẻ con. Chúng rất háo hức để nhận những phong bao lì xì từ người lớn kèm với những câu chúc như hay ăn chóng lớn, ngoan ngoãn, học giỏi…. Ngoài ra thì đối với những chủ nhà có điều kiện kinh tế, họ thường lì xì cho cả những vị khách đến nhà mình chúc tết với mong muốn sự vui vẻ và phấn khởi cho không khí ngày Tết.
Lễ chùa và xin thẻ
Vào những ngày đầu năm mọi người thường đi lễ chùa để thắp nén hương, cúng dường và công đức cho chùa với mong muốn khẩn cầu tâm linh gia hộ độ trì cho có sức khỏe và bình an trong cuộc sống. Cũng trong dịp này mọi người thường chọn ngày đẹp để lễ chùa đồng thời xin thẻ đầu năm. Thẻ ở đây như một sự tin tưởng và xem được những biến động trong năm tới. Tuy nhiên không phải tất cả đều đúng hết nên không thể dựa vào đó mà suy nghĩ. Mà có thể chỉ là một niềm tin cho mọi người vào thế giới tâm linh.
Sự thay đổi theo thời đại
Ngoài những phong tục nổi bật bên trên và vẫn được đời sau kế thừa đến đời nay. Người xưa còn để lại rất nhiều phong tục khác như Sêu Tết, trồng và hạ cây nêu ngày tết, gánh nước, xin câu đối, xin chữ. Tuy nhiên những phong tục đến nay không còn phù hợp nên được mọi người loại bỏ và giữ lại những phong tục không mang tính mê tín dị đoan.
Như vậy trong bài viết này, mình đã cùng các bạn tìm hiểu và có được những thông tin vô cùng bổ ích giúp các bạn trả lời được những câu hỏi thắc mắc về Tết Nguyên Đán như:
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết 2024 tết nguyên đán
- Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết âm
Chúc bạn thành công!