Cách khắc phục lỗi đầy ổ cứng, full disk 100% trên Windows 10
Trong bài viết này mình xin chia sẻ cách khắc phục lỗi đầy ổ cứng, full disk 100% trên Windows 10 hiệu quả nhất.
Việc máy tính [Windows 10] bị đầy bộ nhớ hày còn gọi là full disk, sẽ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, và để khắc phục được vấn đề này cũng sẽ có rất nhiều cách. Vì vậy, các bạn hãy tham khảo bài viết bên dưới để tìm ra phương pháp fix lỗi phù hợp nhất nhé.
I. Nguyên nhân lỗi đầy ổ cứng full disk trên Win 10
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng máy tính bị tràng ổ cứng.
- Có thể là do Update Windows thường xuyên và đây cũng là nguyên nhân rõ rệt nhất.
- Do ổ cứng máy tính bị phân mảnh quá nhiều.
- Có thể do phần mềm diệt Virus trên máy tính của bạn quá nặng hoặc hệ thống tường lửa bị lỗi.
- Thư mục hệ thống lâu ngày chưa được dọn dẹp và có nhiều file lỗi.
- Cài đặt và sử dụng quá nhiều phần mềm cùng lúc.
- Ứng dụng chạy ngầm quá nhiều cũng là một nguyên nhân.
Biểu hiện của lỗi ful disk.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Đây là lỗi ổ cứng hệ thống máy tính đột nhiên tăng dung lượng lên đến 100% mà bạn không rõ nguyên nhân. Nếu máy tính của bạn xảy ra tình trạng này, thì có nghĩa là chiếc máy tính của bạn đang gặp phải một vấn đề gì đó rất bất thường.
Để tìm hiểu, bạn có thể kiểm tra phần trăm sử dụng tài nguyên của CPU, bằng cách mở Windows Task Manager trên Windows 10.
1. Bạn có thể nhấn chuột phải vào thanh Taskbar và chọn Task Manager hoặc bạn có thể nhấn CTRL + SHIFT + ESC.
2. Hộp thoại xuất hiện, bạn chuyển đến tab Processes, nó sẽ hiển thị phần trăm tài nguyên sử dụng của CPU, Bộ nhớ, Đĩa và Mạng. Nếu mục Disk hiển thị 98% như hình bên dưới, thì máy tính của bạn đã bị lỗi rồi đấy.
Sau khi các bạn đã hiểu được nguyên nhân và biểu hiện của lỗi đầy ổ cứng, thì hãy theo dõi tiếp bài viết để tìm ra hướng giải quyết phù hợp nhất nhé.
II. Sử dụng công cụ fix lỗi full disk 100% trên Windows 10
Đầu tiên hãy thử sử dụng công cụ fix lỗi full disk dưới đây. Hãy tải nó về, sau đó giải nén và chạy dưới quyền của Administrator.
Trước khi tải về các bạn nên tắt các trình diệt virus và Windows Defender của máy tính để không bị Windows nhận nhầm rằng đây là file crack. Nguồn gốc của file này là file .bat
, mình đã sử dụng phần mềm BAT TO EXE chuyển đổi sang dạng tệp thực thi .EXE
. Sau khi chạy xong các bạn nên khởi động lại máy tính để áp dụng thay đổi nha.
Nếu vẫn không khắc phục được thì bạn thử tìm các giải pháp dưới đây, trong đó có giải pháp xấu nhất là nâng cấp ổ cứng :3
III. 12 cách khắc phục lỗi đầy ổ cứng full disk Win 10
Dưới đây mình sẽ hướng dẫn 12 cách fix lỗi ổ cứng bị đầy hiệu quả nhất, mời các bạn tham khảo.
1. Nâng cấp ổ cứng HHD sang SSD
Khi máy tính Windows 10 của bạn đang sử dụng ổ cứng HHD và thường xuyên bị lỗi full disk 100%, thì bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nâng cấp sang ổ cứng SSD. Ổ cứng này có hiệu suất hoạt động mạnh, cho phép bạn cài đặt một lượng lớn phần mềm, thì nó cũng không làm tràn ổ cứng tới mức 100% như vậy được.
Nếu bạn có nhu cầu nâng cấp ổ cứng HHD, thì dưới đây là một số thương hiệu sản xuất ổ cứng SSD nổi tiếng, các bạn hãy tham khảo
Crucial / Samsung / Kingston / Intel / OWC .
Tham khảo thêm cách thay ổ cứng trên máy tính:
- Cách thay ổ cứng cho máy tính để bàn PC đầy đủ nhất
- Cách thay ổ cứng cho Laptop mà vẫn giữ được dữ liệu cũ
Tuy nhiên, nếu bạn không có điều kiện nâng cấp ổ cứng lên SSD để fix lỗi, thì hãy theo dõi cách tiếp theo bên dưới nhé.
2. Nâng cấp bộ nhớ (RAM)
Một điều khác mà bạn nên kiểm tra là xem dung lượng RAM trên máy tính của bạn đã bị chiếm bao nhiêu tài nguyên. Vì Windows 10 vẫn có thể chạy trên các máy tính đời cũ, nên rất nhiều người cài đặt phiên bản Windows mới này lên PC để bàn và laptop xách tay cũ, nhưng bạn cần chắc chắn rằng máy tính của mình phải có dung lượng RAM không dưới 4GB.
Bạn cũng có thể mở Task Manager, nhấn vào Performance và sau đó nhấn vào Memory.
Thông thường, một chiếc máy tính có bộ nhớ 16 GB, thì sẽ có khoảng 6 GB đang được sử dụng. Điều này có nghĩa là nếu bạn có 4GB RAM trên máy tính, tất cả bộ nhớ sẽ cạn kiệt và thiếu hụt, làm cho tất cả các dữ liệu không đủ bộ nhớ để phân vào đĩa cứng. Vì vậy, về cơ bản Windows sẽ sử dụng đĩa cứng của bạn như một thiết bị bộ nhớ tạm thời.
Nếu bạn có nhiều dữ liệu phải ghi vào đĩa, nó sẽ khiến việc sử dụng đĩa cứng của bạn tăng nhanh đột biến và làm máy tính bị chậm lại. Nếu bạn nhận thấy rằng các đường kẻ trong biểu đồ này gần cao tới đỉnh, thì có nghĩa bạn cần phải nâng cấp RAM cho máy tính của bạn.
Tham khảo các bài hướng dẫn nâng cấp RAM:
- <..đang cập nhật link>
- <..đang cập nhật link>
- <..đang cập nhật link>
3. Chuyển sang chế độ hiệu suất cao (High performance)
Với một số máy tính, các ổ cứng thường có chế độ tự động tắt nguồn hoặc thay đổi RPM để tiết kiệm điện. Nghe qua thì có vẻ đây là một tính năng rất tuyệt vời, thế nhưng trên thực tế điều này không hẳn đã tốt.
Để hạn chế vấn đề này, hãy đi tới Power Options và chọn chế độ High Performance. Ngoài ra, bạn nhấn vào Change plan settings và sau đó mở rộng Turn off hard disk after và cài đặt số phút về số 0.
Bạn phải đảm bảo rằng ổ cứng sẽ không bị tắt nguồn hoặc chuyển sang trạng thái năng lượng thấp, vì điều này có thể sẽ gây ra các vấn đề về dung lượng và sử dụng ổ đĩa cứng.
4. Vô hiệu hóa trình diệt virus Windows Defender win 10
Theo mặc định, Windows Defender sẽ tự tắt nếu bạn đã cài đặt phần mềm diệt vi-rút trên hệ điều hành Window 10. Tuy nhiên, điều lại không xảy ra và cả hai chương trình diệt vi-rút này đều hoạt động cùng một lúc. Vì vậy, tình trạng đầy ổ cứng, full disk trên windows 10 đã xảy ra và ảnh hưởng thêm các vấn đề liên quan khác.
Các bước tiến hành vô hiệu hóa Windows Defender để khắc phục lỗi đầy ổ cứng, full disk 100% trên Win 10.
Nhấn vào nút Start Menu => Settings => Update & Security => Windows Defender. Hãy đảm bảo rằng chế độ Real-Time protection và Cloud-based Protection đã được tắt (OFF).
Một lần nữa, bạn CHỈ nên làm điều này nếu bạn đã cài đặt phần mềm chống vi-rút của bên thứ ba trên hệ thống của mình.
5. Vô hiệu hóa dịch vụ thông báo (Notifications)
Đây là giải pháp được chia sẻ phổ biến nhất trên mạng xã hội, nhưng nó có thực sự hiệu quả hay không thì vãn còn một dấu chấm hỏi.Có thể, cách làm này sẽ thành công trên một số phiên bản nhất định của Windows 10. Dù sao đi nữa, việc vô hiệu hóa cũng không gây ảnh hưởng gì đến Windows của bạn. Vì vậy, bạn cũng nên thử thực hiện xem, có khắc phục được vẫn đề không.
Về cơ bản, bạn vô hiệu hóa các thông báo Windows chủ yếu là thông tin về quảng cáo. Và bạn có thể tắt tính năng này như sau.
Bạn đi tới phần cài đặt Settings, sau đó nhấn vào System, rồi chọn Notifications and Actions. Bạn chỉ cần tắt mục Get tips, tricks, and suggestions as you use Windows là xong.
Khi thực hiện xong các thao tác trên, đồng nghĩa với việc là bạn sẽ không còn những thông báo quảng cáo hay những tin tức liên quan nào thừ Microsoft.bạn sẽ loại bỏ được các thông báo quảng cáo từ Microsoft.
6. Kiểm tra lỗi đĩa cứng bằng công cụ CheckDisk
Nếu các cách trên mà bạn thực hiện đều không có kết quả, thì có thể bạn đã gặp vấn đề thực sự với ổ cứng của mình. Trong nhiều trường hợp, bạn có thể sửa lỗi và khắc phục thành công ổ đĩa cứng của mình, nhưng để đảm bảo thì việc thay thế ổ đĩa cứng là việc làm cần thiết và hiệu quả nhất.
Tuy nhiên, các bạn có thể tiến hành kiểm tra như sau.
Bước 1: Mở Command Prompt với quyền quản trị viên, các bạn nhập từ khóa Command Prompt vào hộp tìm kiếm trên Desktop, sau đó chọn Run as Administrator.
Bước 2: Sau khi hộp thoại Command Prompt, các bạn nhập lệnh bên dưới vào và nhấn Enter. Nếu yêu cầu khởi động lại máy tính thì hãy chọn Y => Enter. Hoàn thành.
Bước 3: Sau khi khởi động lái máy tính xong, các bạn kiểm tra xem đã fix được lỗi đầy ổ cứng, full disk 100% trên Windows 10 chưa nhé.
Đây là cách thực hiện cũng khá đơn giản, nếu vẫn chưa khắc phục được, thì các bạn hãy theo dõi tiếp cách khác bên dưới nhé.
7. Thực hiện khởi động sạch trên Windows 10
Khởi động sạch có nghĩa là khi đó cấu hình Windows sẽ chỉ khởi động với các driver và ứng dụng cần thiết của máy tính, còn các ứng dụng không cần thiết thì chúng ta hãy tắt đi và không cho phép chúng hoạt động.
Thực hiện theo cách này sẽ hữu ích khi một số ứng dụng và dịch vụ gặp xung đột và ngăn chặn quá trình cập nhật của người dùng hoặc lỗi đầy ổ cứng. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Trong hộp tìm kiếm, các bạn nhập System Configuration => nhấn Enter.
Bước 2: Nhấn vào tab Services => Tích vào ô Hide all Microsoft services => bấm Disable all.
Bước 3: Chuyển qua tab Startup, sau đó nhấn vào Open Task Manager.
Bước 4: Trên tab Startup nằm trong mục Task Manager > bạn chọn tất cả các mục > bấm Disable. Sau đó đóng cửa sổ Task Manager.
Bước 5: Trên tab Startup của hộp thoại System Configuration => bấm OK => khởi động lại máy tính. Sau đó kiểm tra xem đã hết lỗi chưa nhé.
Nếu hệ thống đã hoạt động tốt khi thực hiện khởi động sạch, thì hãy từng bước bật lại các chương trình mà mình đã tắt trước đó, cho đến khi bạn xác định được chương trình nào làm chậm hệ thống và giảm hiệu xuất hoạt động của máy tính.
Nếu bạn đã phát hiện đúng, hãy gỡ cài đặt hoặc vô hiệu hóa nó. Đối với người mới sử dụng, hãy vô hiệu hóa bất kỳ chương trình chống vi-rut và chống phần mềm độc hại của phần mềm bên thứ ba vì các chương trình đó có xu hướng truy cập vào ổ đĩa bất cứ lúc nào.
Trong các diễn đàn mạng, nhiều người phàn nàn rằng Skype là nguyên nhân làm tăng đột biến dung lượng ổ đĩa cứng. Vì vậy, bạn hãy thử gỡ cài đặt Skype và nhận biết xem nó có thật sư hiệu quả hơn không.
8. Tắt Background apps
Việc tắt tính năng Background apps cũng có thể fix được lỗi đầy ổ cứng, full disk trên Windows 10. Các bước thực hiện như sau.
Bước 1: Nhập ''Background apps'' vào hộp tìm kiếm trên Win 10, sau đó mở Background apps trong kết quả hiển thị.
Bước 2: Trong hộp thoại, tại mục Let apps run in the background các bạn chuyển từ ON sang OFF(tắt).
Sau khi tắt Background apps thành công, các bạn hãy khởi động lại máy tính xem đã hết lỗi chưa nhé.
9. Cài đặt công cụ bộ nhớ ảo Virtual memory
Khắc phục được lỗi đầy ổ cứng, full disk 100% trên Win 10, bằng cách tăng dung lượng bộ nhớ ảo. các bước thực hiện như sau.
Bước 1: Nhập Adjust the appearance and performance of Windows vào trong hộp thoại tìm kiếm của Windows 10.Sau nhấn chọn vào các kết quả tìm kiếm.
Bước 2: Hộp thoại xuất hiện, các bạn chọn tab Advnaced > nhấn vào Change.
Bước 3: Tích bỏ chọn Automatically manage paging file size for all drivers, sau đó tích tiếp vào ô tròn Custom Size.
Lúc này bạn có thể thiết lập dung lượng Ram, chẳng hạn máy tính của bạn có 4 GB RAM thì nhập 2000 và 4000 như trên > nhấn Set > OK. Cuối cùng hãy khởi động lại máy và kiểm tra xem đã fix được lỗi chưa nhé.
10. Tắt các ứng dụng khởi động cùng Windows 10
Các bước thực hiện như sau.
Bước 1: Trên màn hình máy tính, click phải chuột vào thanh Taskbar => Task Manager.
Bước 2: Hộp thoại xuất hiện, tuy cập vào tab Startup => click chuột phải vào ứng dụng muốn tắt => sau đó Chọn Disable.
Xem thêm: Cách bật / tắt chương trình khởi động cùng Windows
11. Gỡ bỏ những phần mềm không cần thiết
Việc gỡ bỏ các phần mềm không cần thiết, cũng có thể khắc phục được lỗi đầy ổ cứng, full disk 100% trên Win 10. Các bước thực hiện như sau.
Bước 1: Truy cập vào Control Panel bằng cách nhập vào ô tìm kiếm của Windows 10.
Bước 2: Chọn mục program
Bước 3: Chọn mục Program and Futures.
Bước 4: Tìm ứng dụng muốn gỡ cài đặt, sau đó click phải vào ứng dụng đó và chọn Uninstall.
Vậy là các bạn đã biết cách gỡ cài đặt ứng dụng trên máy tính.
[TAG]
12. Thực hiện chống phân mảnh ổ cứng
Các bước thực hiện như sau.
Bước 1: Click phải vào This PC => Chọn Properties.
Bước 2: Vào tab Tool => Optimize
Bước 3: Lựa chọn ổ cứng cần fix lỗi, sau đó chọn Optimize
Quá trình fix lỗi sẽ diễn ra xong, các bạn hãy khởi động lại máy tính xem đã hết lỗi chưa nhé.
Xem thêm: Cách khắc phục lỗi phân mảnh ổ cứng trên Windows.
Vậy trên đây là 12 cách giúp bạn fix lỗi đầy ổ cứng, full disk 100% trên Windows 10, các bạn hãy lần lượt thực hiện từng cách, cho đến khi nào fix được lỗi là dừng nhé.
Ngoài ra, các bạn không nên thực hiện những cách sau đây để khắc phục lỗi full disk tren Windows 10 nhé.
-
Vô hiệu hóa dịch vụ BITS: Windows yêu cầu PC của bạn phải được cập nhật và nó sẽ không giúp cho việc vô hiệu hóa chúng.
-
Vô hiệu hóa Tìm kiếm Windows hoặc Superfetch: đây là các dịch vụ cốt lõi của Windows và bạn tốt hơn hết là bạn không nên vô hiệu hóa chúng.
-
Sửa đổi tệp trang: Bạn nên để Windows quản lý các tệp trang và đừng thử cài đặt hay tùy chỉnh gì về chúng.
IV. Một số câu hỏi thường gặp về lỗi đầy ổ cứng, full disk 100% win 10
1. Làm sao để nhận biết máy bị lỗi đầy ổ cứng win 10?
Khi máy tính đột nhiên bị đơ, hoạt động chậm chạp, tốc độ phản hồi lệnh trễ và CPU hiển thị 100% hiệu suất hoạt động.
2. Làm cách nào để biết chắc chắn máy tính bị full disk?
Nếu muốn biết chắc chắn, thì các bạn truy cập vào Task Manager và nhìn thấy ổ đĩa cứng liên tục hiển thị 99 – 100%, thì máy tính của bạn đang bị đầy ổ cứng (full disk).
3. Nguyên nhân dẫn đến lỗi full disk trên windows 10?
Tình trạng lỗi full disk sẽ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như máy tính đã lâu không cập nhật hệ điều hành, tải phần mềm không rõ nguồn gốc, tải và mở nhiều phần mềm cùng một lúc,… Bạn có thể tham khảo thêm "phần 1" của bài viết này nhé.
4. Làm sao để khắc phục lỗi full disk 100 trên windows 10?
Bạn có thể thử tắt Background apps, vô hiệu trình duyệt virus Windows Defender Win 10, gỡ bỏ những phần mềm không cần thiết, chống phân mảnh ổ cứng. Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều cách khác, bạn hãy tham khảo thêm ở "phần 2'' của bài viết này nhé.
Lời kết: Trên đây là tất cả những cách khắc phục lỗi đầy ổ cứng full disk 100% trên Windows 10. Hy vọng, những hướng dẫn trên sẽ thật sự hữu ích, nhằm giúp cho các bạn có thể giải quyết được sự cố trên máy tính của mình. Chúc các bạn thành công!
Danh sách file tải về
Tên file tải về | Pass giải nén |
---|---|
Công cụ khắc phục lỗi full disk trên Windows 10 | freetuts.net hoặc gameportable.net |