Mạng WAN là gì? So sánh với mang LAN như thế nào?
Trong bài viết này mình sẽ giúp các bạn nắm được thế nào là mạng diện rộng (WAN) cũng như sự khác biệt cơ bản của mạng WAN so với mạng cục bộ LAN.
Qua bài này bạn sẽ phân biệt cách dùng giữa mạng WAN và mạng LAN, sau đó tìm hiểu một chút về kênh thuê riêng leased line và IP tunnels.
1. Mạng diện rộng (WAN) là gì?
Mạng diện rộng (WAN) là một mạng máy tính lớn kết nối các nhóm máy tính trên một khoảng cách lớn. WAN thường được các doanh nghiệp lớn sử dụng để kết nối mạng văn phòng của họ; mỗi văn phòng thường có mạng cục bộ riêng (mạng LAN). Các kết nối đường dài này có thể được hình thành theo nhiều cách khác nhau, bao gồm việc thuê đường dây kết nối riêng, VPN hoặc IP tunnels (xem bên dưới).
Định nghĩa về những gì cấu thành một mạng WAN khá rộng. Về mặt kỹ thuật, bất kỳ mạng lớn nào trải rộng trên khu vực địa lý rộng đều là mạng WAN. Bản thân Internet cũng được coi là một mạng WAN.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
2. So sánh mạng WAN và mạng LAN
Mạng cục bộ (LAN) là mạng được giới hạn trong một khu vực nhỏ. Mạng LAN thường tồn tại trong một khu vực kín và các thiết bị trong mạng LAN sẽ kết nối tới một điểm chia sẻ Internet trung tâm (Modem, Router, Hubs, Switch, v.v).
Mạng WAN được thiết kế để cung cấp kết nối mạng trong khoảng cách xa. Chúng thường được tạo thành từ việc kết hợp một số mạng LAN đang kết nối với nhau.
Một tổ chức thiết lập mạng WAN của riêng mình hầu như sẽ luôn dựa vào cơ sở hạ tầng mạng nằm ngoài tầm kiểm soát của họ. Ví dụ: một công ty có văn phòng ở Paris và New York sẽ phải gửi dữ liệu cho nhau qua cáp ngầm bắt chéo đại Tây Dương.
Thông thường một mạng WAN sẽ bao gồm nhiều bộ định tuyến (Router) và bộ chuyển mạch (Switch).
3. Kênh thuê riêng (leased line) là gì?
Một trong những cách mà doanh nghiệp, tổ chức lớn muốn kết nối các mạng LAN của họ để tạo thành một mạng WAN là sử dụng “kênh thuê riêng”. Kênh thuê riêng là một kết nối mạng trực tiếp được thuê từ một nhà cung cấp mạng lớn như ISP.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng vật lý riêng của một doanh nghiệp: bao gồm dây cáp, thiết bị định tuyến và các điểm trao đổi Internet trên hàng trăm hoặc hàng ngàn dặm - sẽ là một nhiệm vụ gần như không thể đối với hầu hết các doanh nghiệp - tổ chức. Vì vậy thay vào đó, họ thuê kết nối trực tiếp chuyên dụng từ một công ty đã có cơ sở hạ tầng này.
4. IP tunnels là gì? VPN là gì?
Nếu một công ty không muốn trả tiền thuê đường truyền, họ có thể kết nối các mạng LAN của họ bằng cách sử dụng IP tunnels. Trong mạng, IP tunnels là một phương pháp để “đóng gói các gói dữ liệu” bên trong các gói dữ liệu khác để chúng đi đến chính xác một nơi nào đó mà sẽ không đi theo cách khác.
Hãy tưởng tượng gửi một phong bì bên trong một phong bì khác với cả hai phong bì có địa chỉ khác nhau, để phong bì bên trong được gửi thư từ địa chỉ đích của phong bì bên ngoài. Đó là ý tưởng chung về IP tunnels, ngoại trừ dữ liệu được chứa trong các gói (packets) thay vì phong bì.
Một số network tunnels được mã hóa để bảo vệ nội dung của gói tin khỏi bất kỳ ai chặn chúng trên đường đi. Tunnels được mã hóa gọi là VPN hoặc mạng riêng ảo. Kết nối VPN giữa các mạng WAN an toàn hơn các kết nối không được mã hóa. IPsec là một giao thức mã hóa VPN phổ biến.
Hạn chế chính của việc sử dụng Tunnels để kết nối các mạng LAN là chi phí; cần nhiều sức mạnh tính toán hơn và do đó tốn nhiều thời gian hơn để gửi các gói tin theo cách này. Việc đóng gói và mã hóa mỗi gói tin sẽ làm chậm quá trình liên lạc, giống như việc nhồi một phong bì hai lần thay vì một lần sẽ làm chậm tốc độ gửi thư.
Ngoài ra các gói được đóng gói có thể lớn hơn một số bộ định tuyến trên mạng có thể xử lý, dẫn đến phân mảnh và thêm nhiều độ trễ (Ping).
* Ghi chú: Tất cả dữ liệu được gửi qua mạng được chia thành các gói: là các phần dữ liệu nhỏ hơn. Mỗi gói tin bao gồm thông tin về nguồn gốc, điểm đến và vị trí của gói tin trong chuỗi gói tin.
Bài viết chia sẻ về mạng WAN là gì tới đây là kết thúc, mình tin rằng từ giờ bạn đã biết được cách hoạt động của mạng diện rộng cũng như cách hoạt động cơ bản của nó. Nếu thấy bài viết hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ nó để mọi người dùng nâng cao kiến thức nha!
Tham khảo: cloudflare