Mạng WLAN là gì? WLAN có phải là Wifi không?
Mạng WLAN là gì? WLAN có phải là Wifi không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết này nhé!
Mặc dù thuật ngữ WLAN và Wi-Fi thường xuyên được sử dụng để thay thế cho nhau, nhưng hai công nghệ không dây này khá khác biệt. Về cơ bản thì Wi-Fi chỉ là một loại mạng WLAN.
1. Mạng WLAN là gì?
Wireless local area network (WLAN) được dịch ra tiếng Việt là “mạng cục bộ không dây”. Thay vì truyền thông tin giữa các thiết bị điện tử qua dây cáp (mạng Ethernet) thì mạng WLAN là phương thức kết nối mạng không dây, sử dụng sóng vô tuyến tần số cao để truyền dữ liệu qua không khí và thường bao gồm một điểm truy cập Internet.
Mạng WLAN cho phép người dùng di chuyển quanh vùng phủ sóng, thường là nhà hoặc văn phòng nhỏ, trong khi vẫn duy trì kết nối mạng.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
2. WLAN có phải là Wifi không?
WLAN đôi khi được gọi là mạng không dây cục bộ (LAWN). Mặc dù nghe thoạt qua thì nhiều người có thể nhầm lẫn WLAN với nhãn hiệu Wi-Fi của tổ chức Wi-Fi Alliance.
Trước hết mặc dù đôi khi có thể sử dụng thuật ngữ “Wi-Fi” và “WLAN” thay thế cho nhau nhưng vẫn có một số khác biệt về ngữ nghĩa nhất định.
Trong đó “Kết nối Wi-Fi” đề cập đến một kết nối không dây nhất định mà một thiết bị sử dụng, thì WLAN chính là mạng Network. Ngoài ra “Wi-Fi” không phải là một thuật ngữ kỹ thuật, nó được mô tả như một tập hợp của tiêu chuẩn IEEE 802.11 và đôi khi được sử dụng thay thế cho tiêu chuẩn đó.
Không phải mọi thiết bị Wi-Fi đều nhận được chứng nhận Wi-Fi Alliance mặc dù Wi-Fi được hơn 700 triệu người sử dụng thông qua khoảng 750.000 điểm phát kết nối Internet.
3. Điểm truy cập WLAN và cách hoạt động
Mọi thành phần kết nối với mạng WLAN được coi là một trạm và thuộc một trong hai loại: điểm truy cập (AP) và máy khách.
- Access points (AP): Các điểm truy cập sẽ phát và nhận tín hiệu tần số vô tuyến với các thiết bị đã kết nối với nó; chúng thường hoạt động như bộ định tuyến (Router).
- Mặt khác thì người dùng có thể sở hữu nhiều loại thiết bị (client - máy khách): Chẳng hạn như PC / Laptop, điện thoại thông minh và các thiết bị di động khác để kết nối vào các AP này.
Tất cả các trạm có thể giao tiếp với nhau được gọi là basic service sets (BSS), trong đó có hai loại: độc lập và cơ sở hạ tầng.
Các BSS độc lập (IBSS) tồn tại khi hai máy khách giao tiếp mà không sử dụng AP, nhưng không thể kết nối với bất kỳ BSS nào khác. Các mạng WLAN như vậy được gọi là mạng ngang hàng hoặc mạng WLAN đặc biệt.
BSS thứ hai được gọi là BSS cơ sở hạ tầng. Nó có thể giao tiếp với các trạm khác nhưng chỉ trong các BSS khác và nó phải sử dụng các AP.
4. Các mạng WLAN mới nổi và sự phổ biến của các mạng WLAN
Vào đầu những năm 1990, mạng WLAN rất đắt và chỉ được sử dụng khi cơ sở hạ tầng không thể lắp đặt kết nối có dây.
Vào cuối những năm 1990, hầu hết các giải pháp WLAN và các giao thức độc quyền đã được thay thế bằng các tiêu chuẩn IEEE 802.11 (nhiều tiêu chuẩn khác nhau do tổ chức IEEE công bố, các chuẩn khác nhau được ký hiệu từ "a" đến "n"). Từ đó thì giá WLAN cũng bắt đầu giảm đáng kể.
Khi công nghệ phát triển, mạng WLAN ngày càng trở nên dễ dàng hơn trong việc thiết lập và quản trị. Điều đó dẫn đến sự xuất hiện của ISP WLAN, lúc này rất nhiều mạng nội bộ nhỏ chủ yếu được điều phối bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet chứ không phải do người dùng tự thiết kế tại chỗ.
Trong những kiểu thiết lập ISP WLAN này, modem của ISP là điểm truy cập và nó cũng đóng vai trò là bộ định tuyến. Tất cả những gì người tiêu dùng phải làm là cắm bộ định tuyến, sử dụng mật khẩu bảo mật được cung cấp và kết nối các thiết bị gia đình với mạng WLAN Home.
Bạn có thể gọi đây là “mạng cục bộ không dây như một dịch vụ” (WLANaaS) hoặc tham khảo mô hình mạng cục bộ không dây “plug-and-play”. Trong mọi trường hợp thì WLAN rất thuận tiện cho hộ gia đình.
Mặc dù ISP thường không quảng cáo sản phẩm của họ dưới dạng mạng LAN gia đình nhưng đó là những gì họ đang có. Một số loại dịch vụ ISP nói về việc sử dụng modem làm “cổng” vào Internet, điều này ngụ ý rằng mạng WLAN của bạn nằm ở phía bên kia của cổng đó.
Người dùng mạng WLAN gia đình thường xuyên kết nối các thiết bị như điện thoại, TV, máy tính và máy in với các hệ thống WLAN phát triển, ISP thường sẽ cung cấp một số bảng điều khiển trực quan hóa cho mạng WLAN.
Ngoài ra còn có một số cải tiến đối với mạng WLAN ngang hàng hoạt động mà không cần điểm truy cập xác định. Nói cách khác, tất cả các thiết bị đều hoạt động độc lập để kết nối mạng với nhau.
Điều này thách thức quan điểm truyền thống rằng mạng WLAN được tạo ra từ các điểm truy cập và máy khách như đã thảo luận ở trên. Đồng thời trong kiến trúc máy khách / máy chủ, mô hình mà cách tiếp cận tương tự được sử dụng để thiết kế các dịch vụ Internet, các hệ thống ngang hàng cũng đang thách thức cách xây dựng truyền thống đó.
Khi IoT (Internet vạn vật) mở đường cho kết nối nâng cao, WLAN cung cấp giải pháp tuyệt vời “mạng con” đó và cải thiện hoạt động của mạng Wi-Fi cục bộ.