Sơ lược về tổ chức Wi-Fi Alliance (Liên Minh WIFI)
Wi-Fi Alliance là gì? Chứng nhận “Wi-Fi Certified” của tổ chức nào và nó có vai trò quan trọng ra sao trong các thiết bị mạng không dây?
Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về tổ chức Wi-Fi Alliance và cách mà họ chuẩn hóa các thiết bị phát Wifi như thế nào.
1. Wi-Fi Alliance là gì?
Wi-Fi Alliance (Liên minh Wi-Fi) là một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy sự phát triển các công nghệ truyền tín hiệu không dây và khả năng tương tác của thiết bị điện tử.
Liên minh Wi-Fi hiện hoạt động trên phạm vi toàn cầu, họ kiểm tra và cấp chứng nhận cho sản phẩm từ các nhà sản xuất khác nhau trên cơ sở tiêu chuẩn IEEE 802.11, hầu hết là các thiết bị mạng không dây. Mục tiêu của Wi-Fi Alliance là đạt được một tiêu chuẩn toàn cầu duy nhất cho mạng cục bộ không dây tốc độ cao (WLAN). Tính đến năm 2011, tổ chức Wi-Fi Alliance bao gồm khoảng 300 công ty thành viên.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Tổ chức đã khởi động chương trình Wi-Fi CERTIFIED vào tháng 3 năm 2000. Nó đưa ra một chỉ định được công nhận rộng rãi về chất lượng và khả năng tương tác của thiết bị mạng không dây, đồng thời đảm bảo rằng các sản phẩm hỗ trợ Wi-Fi được chứng nhận sẽ cung cấp chất lượng và trải nghiệm người dùng tốt nhất. Cho đến nay, Wi-Fi Alliance đã chứng nhận hơn 10.000 thiết bị, thúc đẩy việc sử dụng mở rộng các dịch vụ và sản phẩm Wi-Fi.
Trước năm 1999 thì liên minh Wi-Fi được gọi là “Liên minh tương thích Ethernet không dây” - Wireless Ethernet Compatibility Alliance (WECA).
Danh sách thiết bị đạt được chứng nhận Wi-Fi Certified rất lớn bao gồm PC / Laptop, Smart TV, máy chơi game (Game Console), điện thoại thông minh, máy tính bảng, đồng hồ thông minh, v.v.
Có thể bạn chưa biết: Ethernet là gì?
Tiêu chuẩn mới nhất mà liên minh wifi công bố: Wi-Fi 6
2. Nhiệm vụ của Wi-Fi Alliance
Ngoài việc thúc đẩy sự phát triển của việc truyền dữ liệu không dây nói riêng và CNTT nói chung, liên minh WiFi còn lap truc vào những mục tiêu sau:
- Phát triển thị trường Wi-Fi trên nhiều phân khúc thị trường, khu vực địa lý và trên các thiết bị khác nhau
- Phát triển các chương trình hỗ trợ thị trường
- Hỗ trợ các thông số kỹ thuật và tiêu chuẩn của ngành
- Mang lại trải nghiệm người dùng tối ưu bằng cách chứng nhận các sản phẩm có tính năng Wi-Fi
Wi-Fi Alliance chứng nhận các sản phẩm tuân theo các tiêu chuẩn về khả năng tương tác, bao gồm tốc độ, tần số phát sóng cũng như độ ổn định của thiết bị. Nhưng do các chi phí liên quan đến việc chứng nhận, không phải mọi thiết bị tuân thủ 802.11 đều được đệ trình lên Wi-Fi Alliance.
Việc có đem sản phẩm đến tổ chức Wi-Fi Alliance để chứng nhận hay không là quyền của nhà sản xuất.
Chứng nhận Wi-Fi Certified chỉ có thể được gắn trên nhãn mác của những thiết bị vượt qua thử nghiệm của tổ chức, dựa trên khả năng tương tác giữa dữ liệu và định dạng vô tuyến.
Nó cũng phụ thuộc vào các giao thức bảo mật cũng như các thử nghiệm tùy chọn về chất lượng dịch vụ và giao thức quản lý điện năng. Các sản phẩm được chứng nhận Wi-Fi phải chứng minh rằng chúng hoạt động tốt trong các loại mạng Internet và Network khác nhau.
Các bài kiểm tra nghiêm ngặt được thực hiện để xác nhận rằng các sản phẩm từ các nhà cung cấp khác nhau tương tác với nhau trong khi cấu hình không giống nhau. Khả năng tương thích ngược cũng được thử nghiệm.
Bạn có thể truy cập vào trang chủ của tổ chức Wifi Alliance tại đây, sau đó nhập tên - model của thiết bị vào ô tìm kiếm để kiểm tra - check xem thiết bị có thực sự đạt được chứng nhận Wi-Fi Certified hay không. Nếu không tìm thấy thì khả năng cao bạn đã mua phải hàng giả rồi đó :)
3. Tạm kết
Liên minh Wi-Fi là một tổ chức lớn và quan trọng trọng ngành công nghiệp mạng không dây, giúp các thiết bị mạng từ các nhà sản xuất khác nhau có thể hoạt động nhịp với nhau theo một tiêu chuẩn duy nhất.
Vì thế sau khi biết chứng nhận “Wi-Fi Certified” là gì, chắc hẳn bạn sẽ không tìm mua những thiết bị mạng chưa được chứng nhận bởi tổ chức này. Có thể nó rẻ hơn đấy nhưng hãy cẩn thận “tiền mất tật mang”!
Bài viết tới đây là kết thúc, nếu bạn thấy thông tin này hữu ích thì đừng ngần ngại chia sẻ nó để mọi người cùng nâng cao kiến thức nha.
Tham khảo: techopedia