Sự khác nhau giữa Fast Ethernet và Gigabit Ethernet là gì?
Không phải tất cả các kết nối Ethernet đều giống nhau. Ngoài các tiêu chuẩn của tổ chức IEEE thì hiện nay Ethernet thường có hai tiêu chuẩn là Fast Ethernet và Gigabit Ethernet, điểm khác biệt cơ bản của chúng là về tốc độ.
Trong trường hợp bạn cần mua một bộ chuyển mạch Ethernet Switch mới hay một Router, tốc độ của chúng là Fast Ethernet hay Gigabit Ethernet phụ thuộc khá nhiều vào giá thành. Vì thế trong bài viết này mình sẽ chỉ ra những điểm khác biệt giữa hai loại Ethernet này giúp bạn dễ dàng lựa chọn thiết bị mạng phù hợp.
1. Sơ lược về Fast Ethernet và Gigabit Ethernet
Ethernet lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng vào năm 1980 và nó có thông lượng tối đa là 10 megabit / giây. 15 năm sau vào năm 1995, một phiên bản cập nhật của Ethernet được phát hành có tên là “Fast Ethernet” - đôi khi được gọi là “10/100” và nó có thông lượng 100 megabit mỗi giây.
Tuy nhiên chỉ ba năm sau đó, một phiên bản thậm chí còn mới hơn đã được giới thiệu. Nó được đặt tên là “Gigabit Ethernet” - hoặc “10/100/1000” và nó hiện là tiêu chuẩn mới nhất. Gigabit Ethernet có thông lượng tối đa 1.000 megabit / giây (hoặc 1 gigabit/s | 1GBps), do đó có tên như vậy.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Nhiều interface mạng có tốc độ nhanh hơn hiện nay vẫn tiếp tục được phát triển, chẳng hạn như chuẩn kết nối Ethernet có tốc độ 10 gigabit / giây nhưng nó vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm tiêu dùng. Thậm chí những chuẩn kết nối tốc độ 1.000 gigabit mỗi giây (Terabit Ethernet) hiện đang được phát triển, hứa hẹn nhanh chóng ứng dụng vào các sản phẩm thương mại.
STT |
Đặc điểm |
Fast Ethernet |
Gigabit Ethernet |
1 |
Kế thừa |
Fast Ethernet kế thừa công nghệ của 10-Base-T-Ethernet. |
Gigabit Ethernet kế thừa công nghệ của Fast Ethernet. |
2 |
Tốc độ mạng |
Tốc độ Fast Ethernet lên đến 100 Mbps. |
Tốc độ Gigabit Ethernet lên đến 1 Gbps (1000 Mbps). |
3 |
Fast Ethernet có độ trễ cao và Ping không ổn định bằng Gigabit Ethernet |
||
4 |
Giới hạn khoảng cách truyền tín hiệu |
Fast Ethernet giới hạn khoảng cách truyền dữ liệu lên đến 10KM. |
Gigabit Ethernet giới hạn khoảng cách truyền dữ liệu lên đến 70KM. |
5 |
Round trip delay |
Độ trễ khi hoàn thành một vòng chuyển dữ liệu của Fast Ethernet là từ 100 đến 500 lần bit. |
Độ trễ khi hoàn thành một vòng chuyển dữ liệu của Gigabit Ethernet là 4000 lần bit. |
2. Fast Ethernet có thực sự "nhanh"?
Hầu hết modem mà các nhà cung cấp dịch vụ mạng và Router ngày nay đều có kết nối Gigabit Ethernet. Vì vậy không cần nâng cấp thì mạng gia đình của bạn cũng đã được trang bị những thiết bị mạng mới và tốt nhất.
Lúc này nếu bạn kết nối mạng với một thiết bị Fast Ethernet vào hỗn hợp, tốc độ mạng tối đa của bạn ngay lập tức giảm 90%. Đơn giản vì đang sở hữu tốc độ 1000mbps của Gigabit Ethernet -> kết nối thêm thiết bị chỉ có tốc độ 100mbps của Fast Ethernet => Cuối cùng tốc độ bị giới hạn chỉ còn 100mbps.
Vậy để tận dụng tốc độ tối đa của đường truyền mạng, tất cả các thiết bị trong chuỗi truyền tải cần có tốc độ bằng hoặc cao hơn tốc độ bạn muốn.
Ví dụ: Giả sử bạn có một máy chủ đa phương tiện (media server) sở hữu Card mạng Gigabit Ethernet được kết nối với PC / Laptop cũng có card mạng Gigabit, nhưng thay vì kết nối trực tiếp thì chúng ta kết nối hai thiết bị này thông qua một bộ Switch có tốc độ 10/100 (Fast Ethernet).
Cả hai thiết bị sẽ bị giới hạn tốc độ ở mức 100 Mbit / s vì đây là tốc độ tối đa trên Switch. Trong tình huống này, việc nâng cấp Switch sẽ tăng hiệu suất mạng đáng kể.
Có thể bạn chưa biết: Ethernet Switch là gì? Những loại Switch phổ biến hiện nay
Mình từng rơi vào tình huống này khi mua một bộ Ethernet Switch:
Mình đã vào Amazon, tìm kiếm “ethernet switch” và chọn một cái ở gần đầu trang có đánh giá tốt và khá rẻ. Nhưng những gì mình nhận được là một chiếc Fast Ethernet Switch “rùa bò” chậm chạp. Đáng nhẽ mình nên tìm mua Gigabit Ethernet Switch, đó mới thực sự là thứ mình cần cho kết nối mạng hiện tại.
3. Fast Ethernet vẫn tồn tại với một số lý do
Khi bạn tìm kiếm “switch ethernet” trên Amazon, kết quả đầu (ít nhất là đối với mình) là một bộ Fast Ethernet Switch. Khoảng một nửa kết quả trên trang đầu tiên hiển thị toàn thiết bị Fast Ethernet chỉ hỗ trợ giao thức có tốc độ kết nối 10/100.
Mình không hiểu tại sao lại như vậy, đồng ý là nó rẻ và sử dụng ổn định nhưng với tốc độ 10/100 thì đó không phải một lựa chọn tối ưu cho người dùng. Hơn nữa chúng ta đều biết loại tốc độ này đã có từ những năm 1995 quá lỗi thời. Tại sao người bán không cung cấp Switch 1000mbps thay vì loại 10/100 cũ kỹ.
Điều quan trọng hơn là nếu người dùng không biết chính xác những gì họ cần từ một chiếc Switch hay bất kỳ thiết bị mạng Ethernet nào khác, họ có thể vô tình chọn Fast Ethernet trong khi thứ họ thực sự cần là Gigabit Ethernet.
Điều này đặc biệt đúng nếu các giao thức 10/100 hoặc 10/100/1000 không được đề cập trong mô tả nhãn hàng. Ai đó có thể chỉ nhìn thấy từ “Fast Ethernet” và cho rằng đó là giao thức kết nối mạng mới, tốt nhất mà không biết thuật ngữ đó thực sự có nghĩa là gì.
4. Fast Ethernet ảnh hưởng đến kết nối Internet như thế nào?
Thực tế sự chênh lệch giữa tốc độ 100mbps so với 1000mbps là rất lớn, tuy nhiên nó chỉ xảy ra - được nhận thấy trong một số trường hợp sau:
Trường hợp 1: Đối với Internet cáp quang
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) ở Việt Nam thông thường cung cấp gói cước Internet cáp quang có tốc độ trung bình từ 30mbps -> 60mbps.
Lúc này thiết bị mạng Fast Ethernet có khả năng 100 megabit mỗi giây nên nó sẽ xử lý được nhiều hơn những gì kết nối internet của bạn đang cung cấp. Tuy nhiên nếu cáp quang của bạn có tốc độ lớn hơn 100mbps thì đương nhiên “tiền mạng” của bạn sẽ bị hao phí một khoản không nhỏ, cho dù gói cước Internet có nhanh như 5G thì tốc độ kết nối cũng chỉ bị giới hạn trong khoảng 100mbps mà thôi!
Trường hợp 2: Vấn đề trên mạng cục bộ (Mạng LAN)
Nếu bạn có kết hợp các thiết bị Gigabit và Fast Ethernet trên mạng của mình, bạn sẽ bị giới hạn ở tốc độ chỉ ở Fast Ethernet (100 megabit) trong khi mạng của bạn có tốc độ tối đa cao hơn nhiều (gấp 10 lần với tốc độ 1000 megabit). Nếu bạn sử dụng mạng cục bộ để truyền các tệp lớn, sao lưu và các hoạt động tiêu tốn nhiều băng thông khác, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng giữa Fast và Gigabit Ethernet.
Tóm lại lời khuyên của mình là luôn mua thiết bị mạng Gigabit Ethernet thay vì Fast Ethernet, ngay cả khi chúng đắt hơn một chút.
Và hãy đảm bảo rằng bạn đang sử dụng cáp mạng (cáp xoắn đôi) thuộc loại ít nhất là Cat5e hoặc Cat6, để chúng có thể đồng bộ hóa tốc độ với cùng thiết bị Gigabit Ethernet. Mạng cục bộ của bạn sẽ chạy nhanh hơn và nếu có ý định nâng cấp gói mạng Internet của nhà cung cấp dịch vụ ISP trong tương lai, hệ thống mạng của bạn sẽ sẵn sàng xử lý.
Tham khảo: howtogeek