Cách lắp ráp phần cứng máy tính tại nhà (Case, CPU, RAM, SSD ..)
Trong bài viết này thì mình sẽ hướng dẫn các bạn cách lắp ráp các phần cứng của PC một cách đơn giản nhất.
Sau khi đã mua được những linh kiện theo tiêu chí mà mình đã gợi ý ở bài hướng dẫn nâng cấp PC, xây dựng cấu hình thỏa mãn với nhu cầu công việc / giải trí + học tập thì bước tiếp theo chính là lắp ráp các phần cứng này với nhau để để hoàn tất việc Build PC.
Đây cũng chính là bước 2 trong bài hướng dẫn hướng dẫn Build PC từ A-Z, bạn có thể click vào đường link để xem lại những lưu ý về việc mua linh kiện cũng như biết cách lựa chọn phần cứng phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp PC
Thu thập các dụng cụ bạn sẽ cần sử dụng trong quá trình tháo lắp PC:
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
- Tua vít (đầu một cạnh và 4 cạnh)
- Dao cắt giấy
- Kìm mũi kim (kìm nhọn)
- Kìm chết + Mỏ lết
- Đèn pin nhỏ
- Hộp đựng ốc vít
- Keo tản nhiệt
Bạn có thể không cần tất cả những dụng cụ này trong mỗi lần tháo lắp, cụ thể trong video hướng dẫn ở đầu bài viết mình chỉ cần 1 chiếc tua vít là có thể hoàn thành việc tháo / lắp PC. Nhưng tốt nhất nên có sẵn tất cả chúng trong trường hợp cần dùng.
Cảnh báo: Sử dụng dụng cụ không chính xác với tác dụng (chẳng hạn như vặn ốc vít bằng lưỡi dao) có thể gây hỏng phần cứng, thậm chí lưỡi dao gãy / vỡ gây thương tích cho cơ thể của bạn.
Bước 2: Mở nắp Case
1. Mở vỏ máy tính bằng cách dùng tua vít để vặn các con ốc ở mặt sau thùng case. Sau đó nhẹ nhàng tháo các tấm ở bên, chúng thường được gọi là nắp thùng và làm bằng kim loại.
2. Nhấc nó ra khỏi vỏ (hình 5).
Cảnh báo: Vỏ có thể có các cạnh sắc, bạn hãy xử lý cẩn thận để tránh bị thương.
Bước 3: Chuẩn bị vỏ Case
Ba điều cần thực hiện trước khi bắt đầu lắp ráp:
1. Loại bỏ bất kỳ bộ phận nào còn đóng gói trong quá trình vận chuyển (bên trong vỏ case) (hình 6).
2. Tháo nắp ở phía trước để lộ ra vị trí lắp ổ đĩa quang (ổ đĩa CD/DVD). Trong ví dụ dưới đây, mình đã tháo nắp trên khoang cao nhất để gắn ổ đĩa DVD (hình 7).
Đương nhiên trong video hướng dẫn (ở đầu bài viết) thì mình đã lưu ý rằng máy tính hiện đại ngày nay không cần thiết phải có ổ đĩa quang, vậy bạn có thể bỏ qua bước này.
3. Hãy để ý một số dây cáp có sẵn trong hộp Case. Đây là dây kết nối từ Maniboard ra bảng điều khiển phía trước gồm tính năng như công tắc nguồn, giắc cắm âm thanh và cổng USB.
Nếu chúng không được dán nhãn, hãy tham khảo tài liệu của nhà sản xuất và tự dán nhãn chúng ngay bây giờ trước khi tiếp tục gắn các bộ phận khác vào thùng Case.
Bước 4: Lắp đặt Mainboard
Mainboard và một số linh kiện đi kèm của nhà sản xuất
Ốc vít Mainboard
Chân ốc / lỗ bắt vít cố định main
Để lắp đặt bo mạch chủ (Mainboard), chúng ta cần các bộ phận sau, chúng thường sẽ có kèm trong hộp đựng main của nhà sản xuất:
-
I / O Bezel là một tấm lưới bảo vệ các cổng phía sau, bao quanh các cổng trên bo mạch chủ (xem hình 12).
-
Chân đế được lắp vào các lỗ bắt vít của thùng máy để tạo ra một khoảng chắn ngăn cách thùng máy và bo mạch chủ. Các vít lắp vào chân đế như thể hiện trong hình 13. Vít và chân đế cũng thường được nhà sản xuất gói kèm trong hộp đựng mainboard, nhưng bạn nên đặt mua những mặt hàng này đề phòng chúng không được bao gồm.
Làm theo các bước sau để cài đặt bo mạch chủ trong trường hợp:
-
Lắp tấm bảo vệ I / O Bezel vào lỗ phía sau vỏ Case (hình 14). Đẩy từ trong ra phía ngoài vỏ case.
-
Kiểm tra các vị trí lỗ vít trên bo mạch chủ + lỗ bắt ốc trên vỏ case để biết vị trí chính xác.
-
Hạ bo mạch chủ vào trong hộp case, căn chỉnh với khung bezel I / O và lỗ bắt ốc thật nhẹ nhàng.
-
Lắp các vít - vặn ốc bằng tua vít.
Main sau khi lắp vào vỏ case
Hình 15 cho thấy bo mạch chủ đã được lắp đặt trong hộp case. Tốt nhất là để lỏng các ốc vít cho đến khi chúng ta hoàn tất mọi công việc và bo mạch được căn chỉnh với khung bezel.
Bước 5: Lắp đặt ổ cứng
Khoang chứa ổ cứng
1. Khu vực lắp ổ cứng gồm hai khoang:
- Khoang chứa ổ cứng kích cỡ 5.25 inch
- Khoang chứa ổ cứng 3.5 inch
2. Lắp vị trí vào ổ cứng sau đó vít ốc lại.
Cố định ổ cứng
3. Kết nối dây Sata.
* Lưu ý: Nếu là ổ cứng SSD m.2 nvme thì chỉ cần nhẹ nhàng lắp nó vào mainboard như vậy.
Có thể bạn chưa biết:
- Ổ cứng máy tính: Thương hiệu nào tốt, có những loại ổ cứng nào?
- Ổ cứng SSD loại nào tốt?
- Cách thay ổ cứng cho máy tính để bàn PC
- Khe cắm SATA là gì?
Bước 6: Lắp CPU
1. Kiểm tra điểm đánh dấu trên CPU.
2. Kiểm tra điểm đánh dấu trên Mainboard và tiến hành lắp CPU vào khớp với điểm đó.
Hoặc bạn cũng có thể dựa vào các các cạnh "lồi - lõm" của CPU và mainboard để nhận biết chiều lắp CPU.
3. Khóa chốt bảo vệ CPU.
4. Tra keo tản nhiệt cho CPU: Bạn chỉ cần dỏ vài giọt thôi nhé, không cần tra quá nhiều vì một số loại keo tản nhiệt có thể dẫn điện làm hỏng CPU.
5. Lắp quạt tản nhiệt cho CPU.
Bài viết liên quan: CPU là gì?
Bước 7: Lắp đặt RAM
Khe đánh dấu của RAM chưa trùng với vạch đánh dấu trên mainboard
1. Nếu bạn gặp trường hợp như trong ảnh bên trên, hãy đảo chiều thanh RAM rồi đặt nó lại vào khe cắm.
2. Dùng lực đẩy hai chốt khóa trên dưới để cố định thanh RAM chắc chắn.
Khóa chốt bảo vệ RAM
Có thể bạn chưa biết:
Bước 7: Lắp GPU
Có nhiều loại card đồ họa khác nhau, tuy nhiên cách lắp nó thì đều giống nhau cả.
Bạn chỉ cần tìm đúng khe PCI express để lắp nó vào bằng cách dùng lực đẩy xuống. Với một số card đồ họa mạnh, bạn lưu ý nên lắp thêm nguồn phụ cho nó. Ví dụ như nguồn 4 pin, 6 pin hoặc 8 pin nối từ PSU vào.
Xem thêm: Card màn hình là gì?
Bước 8: Lắp quạt tản nhiệt cho Case
Quạt tản nhiệt sẽ hút và đẩy gió từ trong ra ngoài, vì thế bạn hãy lắp nó một cách khoa học để hút khí nóng từ bên trong PC để tản ra ngoài nha.
Nếu lắp quạt tản nhiệt không đúng cách sẽ khiến hiệu quả tản nhiệt kém, thậm chí còn khiến nhiệt độ linh kiện trong case PC nóng hơn.
Bước 9: Lắp bộ nguồn PSU
Bộ nguồn là một linh kiện quan trọng trong máy tính, vì thế bạn hãy đảm bảo những kiến thức cần có về bộ nguồn của máy tính bằng cách xem bài viết PSU là gì?
Hãy đảm bảo bộ nguồn PSU đủ công suất để vận hành toàn bộ linh kiện có trong PC của bạn.
1. Việc lắp nó vào khoang chứa trong hộp case rất đơn giản, nhẹ nhàng đặt nó vào rồi vít ốc ở phía sau vỏ case.
2. Kết nối các dây cấp nguồn điện theo hai nhóm dây chính sau:
- Nhóm Motherboard Connectors: Dây cấp nguồn điện cho mainboard + GPU, nhóm này thường có đầu kết nối từ 4 Pin -> 6 - 8 Pin cho tới một cụm 24 Pin.
- Nhóm SATA devicec connectors: Dây cấp nguồn điện cho ổ cứng (hình 27).
Bước 10: Kết nối dây Front Panel từ mặt trước của Case vào Mainboard
Dây Power SW, Reset SW, HDD Led. Power led +/-
Đây là những dây điều khiển nối ra nút nguồn, nút reset và các đèn tín hiệu xanh đỏ có sẵn phía trước vỏ case. Vì mỗi loại mainboard đều có cách nối dây khác nhau nên mình sẽ hướng dẫn chi tiết trong bài viết cách kết nối dây Front Panel từ vỏ Case vào Mainboard PC.
Bước 11: Kết nối các linh kiện ngoại vi
Sau khi thực hiện 10 bước trên, bạn hãy đóng nắp vỏ Case và thực hiện kết nối các linh kiện ngoại vi còn lại thông qua các cổng trên Mainboard, bao gồm:
- Chuột
- Bàn phím
- Tai nghe, loa
- Mạng Ethernet (LAN)
- Màn hình (HDMI, VGA, DVI), v.v.
Hoàn tất:
Sau khi lắp ráp xong thì để máy tính hoạt động được, chúng ta vẫn phải thực hiện một vài bước nữa. Bạn hãy tham khảo bài viết hướng dẫn Build PC để được hướng dẫn chi tiết nha!