Catenaccio là gì ? Triết lý đỉnh cao mà không phải ai cũng biết
Bóng đá không chỉ là sân chơi của các cầu thủ trên sân, mà đó cũng luôn là những toan tính của những huấn luyện viên đẳng cấp. Mỗi người đều có những triết lý riêng để vận hành đội bóng và điều khiển lối chơi của các cầu thủ. Tuy nhiên có một thứ triết lý chiến thuật không phải người hâm mộ bóng đá nào cũng biết, mang ten Catenaccio. Chính vì vậy hãy cùng chúng tôi hôm nay tìm hiểu xem Catenaccio là gì ?
Catenaccio ra đời như thế nào ?
Ông thầy người Áo phát minh ra chiến thuật này
Catenaccio, có nghĩa là then chốt cửa trong tiếng Ý, là một chiến thuật bóng đá nổi tiếng với lối chơi phòng thủ chặt chẽ. Mặc dù thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng Ý, nhưng chiến thuật Catenaccio thực chất không bắt đầu từ Italia. Chính những thông tin này đã giải đáp được cho câu hỏi Catenaccio là gì của những khán giả tại mitom.
Người đầu tiên áp dụng chiến thuật này là huấn luyện viên người Áo Karl Rappan, khi ông dẫn dắt đội tuyển Thụy Sĩ vào những năm 1930-1940. Tuy nhiên, phải đến những năm 1960, dưới thời huấn luyện viên người Argentina Helenio Herrera dẫn dắt Inter Milan, thì Catenaccio mới thực sự được biết đến rộng rãi. Herrera sử dụng chiến thuật này để giành chiến thắng các trận đấu bằng cách phòng thủ chặt chẽ và bảo vệ tỉ số mong manh.
Sự nổi lên của bóng đá Ý nhờ Catenaccio
Chiến thuật phân phối bóng của vị trí libero
Mặc dù hệ thống của Rappan thành công ở Áo, nhưng chính Italy mới là nơi chiến thuật này thực sự phát triển mạnh mẽ. Những năm 1950 là giai đoạn đầy biến động của bóng đá Italia. Thảm họa hàng không Superga năm 1949 đã cướp đi sinh mạng của toàn bộ đội bóng Torino. Đội bóng này vừa giành được 4 chức vô địch Serie A liên tiếp. Trước đó, giải đấu chứng kiến sự thống trị của Juventus, AC Milan và Inter Milan, các đội còn lại chỉ là những kẻ tham gia cho vui.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Do đó, các đội bóng này đang rất cần một hệ thống chiến thuật giúp họ thu hẹp khoảng cách với ba đội dẫn đầu. Trong bối cảnh đó, huấn luyện viên Nereo Rocco của Padova đã chuyển sang sử dụng Catenaccio. Rocco đã từng áp dụng hệ thống này khi dẫn dắt Triestina và giúp họ cán đích thứ 2 tại Serie A.
Ông lặp lại thành công này với Padova, đưa họ lên vị trí thứ 3. Đây là giai đoạn mà các đội bóng hàng đầu ở Italia bắt đầu chú ý đến Catenaccio. Đến năm 1961, AC Milan đặt niềm tin vào Rocco.
Trong thời gian dẫn dắt AC Milan, Rocco sử dụng hai sơ đồ chiến thuật là 1-4-4-1 và 1-4-3-2. Trong sơ đồ này, libero là vị trí duy nhất chơi phía sau hàng hậu vệ 4 người, trong đó một hậu vệ được phép đóng vai trò kiến tạo và dâng cao, điều này có nghĩa là 3 trung vệ còn lại có nhiệm vụ ngăn chặn các cầu thủ chạy cánh.
Hệ thống này giúp AC Milan giành được 10 danh hiệu, bao gồm 2 Scudetto (Serie A), 3 Coppa Italia và 2 cúp C1 châu Âu.
Cách vận hành của Catenaccio
Sơ đồ điển hình của thứ chiến thuật Catenaccio
Nguyên tắc chính của Catenaccio là áp sát kèm người chặt chẽ và sử dụng thêm một hậu vệ, được gọi là "sweeper" hay "libero" (theo tiếng Ý), để tạo thành một hàng phòng thủ kép.
Theo Tỷ số bóng đá ý tưởng đằng sau Catenaccio là rút một tiền vệ ra khỏi vị trí trung tâm và đưa anh ta xuống phía sau hàng thủ, anh ta sẽ hoạt động như một sweeper. Franz Beckenbauer và Lothar Matthaus là những ví dụ hoàn hảo cho vị trí này.
Vai trò của sweeper là quan trọng nhất trong chiến thuật này. Anh ta sẽ vô hiệu hóa các tiền đạo đối phương, thu hồi những pha bóng tấn công của đối phương trong phần sân nhà để bắt đầu tấn công. Và đôi khi vai trò quét dọn khắp trung tâm sân, tương tự như việc các hậu vệ cánh làm ở biên cũng sẽ được đảm nhận bởi một Sweeper.
Vai trò của tiền vệ sẽ là che chắn cho hàng thủ và đôi khi đưa bóng lên phía trước bằng cách nhận bóng từ sweeper. Các tiền đạo cần phải cảnh giác trong các đợt phản công và những đường chuyền dài xuyên tuyến từ những Sweeper.
Sự khác biệt giữa Catenaccio và chiến thuật “dựng xe buýt”
Mourinho người sử dụng chiến thuật “ dựng xe buýt” trong trận Inter Milan vs Barcelona
Chiến thuật "dựng xe buýt" thường được sử dụng trong một số trận đấu quan trọng, chẳng hạn như trận Inter Milan gặp Barcelona tại Champions League mùa giải 2009-2010 trên sân Camp Nou và Chelsea gặp Barcelona ở Champions League mùa giải 2011-2012. Nhiều người cho rằng chiến thuật "dựng xe buýt" giống hệt với Catenaccio. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa hai lối chơi này.
Sự khác biệt chính giữa hai chiến thuật này là việc sử dụng libero (sweeper). Trong Catenaccio, libero không chỉ là một hậu vệ mà còn giúp tổ chức tấn công từ phía sân nhà. Vị trí này thường không có nhiệm vụ phải kèm người (dù có thể tham gia hỗ trợ kèm người trong một số tình huống) mà tập trung thu hồi bóng hỏng và phát động tấn công. Còn chiến thuật "dựng xe buýt" không sử dụng cầu thủ ở vị trí libero.
Catenaccio không chỉ tập trung phòng thủ mà còn dựa vào phản công, trong đó libero đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức tấn công. Đây là đặc điểm của lối chơi mang tính chất của bóng đá Ý. Ngược lại, chiến thuật "dựng xe buýt" chỉ tập trung vào việc không để thủng lưới và cố gắng ghi bàn thắng may mắn. Chiến thuật "dựng xe buýt" rất khó để phá vỡ vì đối thủ khó tìm được khoảng trống, trong khi Catenaccio vẫn có những khoảng trống để khai thác.
Một số người thậm chí còn cho rằng lối chơi kiểm soát bóng của Barcelona mang tính phòng thủ hơn Catenaccio. Họ so sánh lối chơi kiểm soát bóng với "dựng xe buýt" bằng cách nói rằng kiểm soát bóng là chiến thuật phòng thủ khi có bóng, trong khi “dựng xe buýt" là phòng thủ khi không có bóng, còn Catenaccio là chiến thuật phản công.
Có thể thấy 2 chiến thuật này đều là mang tính chất phòng ngự, tuy nhiên việc có bàn thắng từ Catenaccio là dễ hơn, bởi triết lý này đề cao những pha bóng phản công chớp nhoáng sau những pha chuyền hỏng của đối thủ. Còn “dựng xe buýt” đơn thuần chỉ là tìm kiếm một trận hòa trước những đối thủ khó.
Thời kỳ suy thoái của Catenaccio
Lối chơi Catenaccio bắt đầu suy giảm sau khi sự xuất hiện của "Bóng đá tổng lực" với lối chơi tấn công đẹp mắt hơn. Bên cạnh đó, việc các đội bóng không còn sử dụng vị trí libero cũng ảnh hưởng đến chiến thuật này.
Tuy nhiên, một số đội vẫn sử dụng Catenaccio theo từng giai đoạn và gặt hái được thành công. Ví dụ như đội tuyển Ý vô địch World Cup 1982, đội tuyển Đức vô địch World Cup 1990 (với Lothar Matthaus là libero) và gần đây nhất là đội tuyển Ý vô địch World Cup 2006. Gần đây, AS Roma cũng sử dụng một biến thể của chiến thuật này trước khi HLV Luis Enrique đến dẫn dắt đội bóng.
Dù thứ triết lý này đã không còn được sử dụng nhiều bởi các huấn luyện viên nữa, nhưng vẫn có những đội bóng nhỏ tuân thủ thứ triết lý này. Nếu muốn thêm những lần được chứng kiến triết lý Catenaccio huyền thoại thì hãy đến với mitomtv để cùng thưởng thức những trận đấu tại đây. Biết đâu đó bạn sẽ gặp lại được thứ chiến thuật chức danh này một lần nữa.
Trên đây chính là những thông tin giúp trả lời được cho câu hỏi Catenaccio là gì của những người đọc. Từ đó chúng ta có thể hiểu hơn về bóng đá cũng như một trong những triết lý huyền thoại từng có trong lịch sử môn thể thao này.