Cầu thủ nhập tịch là gì? Mặt lợi, mặt hại khi sử dụng
Trong thời đại hội nhập thì việc sử dụng hay thậm chí là lạm dụng các chân sút nhập tịch là một điều rất dễ thấy. Bạn có biết rằng cũng với chính sách này mà tuyển Pháp mới có thể thành công lên ngôi vương tại WC 2018 hay tuyển Indo mới đánh bại được chúng ta tại Asian Cup 2023 vừa rồi. Hãy tìm hiểu chi tiết xem cầu thủ nhập tịch là gì qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khái quát chung về cầu thủ nhập tịch
Một cầu thủ nhập tịch bên phía đội tuyển Trung Quốc
Thuật ngữ cầu thủ nhập tịch được sử dụng để ám chỉ các vận động viên bóng đá thuộc quốc tịch nước ngoài, thế nhưng lại chọn một quốc gia khác làm quê hương thứ 2 và họ phải tuân theo các quy định cụ thể liên quan.
Chẳng hạn nếu hay xem V League tại socolive thì bạn có thể biết Phan Văn Santos, Huỳnh Kesley Alves hay Đinh Hoàng Max là những chân sút nhập tịch. Ngoài ra, cần chú ý phân biệt nhập tịch với Việt Kiều, đây là 2 khái niệm khác nhau hoàn toàn.
Ở Việt Nam, cầu thủ có thể được coi nhập tịch khi họ chọn định cư và thi đấu bóng đá tại đất nước chúng ta. Mục tiêu của việc nhập tịch thường là để phát triển sự nghiệp và đóng góp chung cho nền bóng đá Việt Nam.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Để trở thành cầu thủ nhập tịch hợp lệ, các cầu thủ phải tuân thủ các quy định của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam VFF. Điều này bao gồm việc sống và thi đấu tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định, có khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt và tham gia vào các hoạt động xã hội. Nói chung sự chấp thuận từ VFF là bước quan trọng nhất.
Việc có cầu thủ nhập tịch trong đội tuyển quốc gia và các CLB tại Việt Nam có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tăng cường chất lượng và cạnh tranh trong bóng đá, đồng thời thúc đẩy sự đa dạng và phát triển của cộng đồng bóng đá. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội để tạo ra một môi trường thuận lợi cho trao đổi văn hóa cũng như kinh nghiệm giữa các quốc gia.
Dù vậy, những chân sút nhập tịch nếu được quản lý quá lỏng lẻo sẽ dễ xảy ra nhiều vấn đề. Chẳng hạn như việc họ cạnh tranh quá mạnh khiến cầu thủ nội lép vế và cả các vấn đề khác sẽ được tìm hiểu ở phần sau.
2. Những luật lệ chi tiết về cầu thủ nhập tịch
Mỗi quốc gia lại có các quy tắc cầu thủ nhập tịch khác nhau
Để trở thành cầu thủ nhập tịch hợp lệ, yêu cầu các cầu thủ phải sống và thi đấu tại Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định. Theo như VFF thì ít nhất là 2 năm trước khi được gọi vào đội tuyển quốc gia còn chơi cho các CLB thì không lâu như thế.
Cầu thủ nhập tịch cần phải có khả năng sử dụng tiếng Việt để giao tiếp cơ bản và tham gia vào các hoạt động xã hội tại Việt Nam. Bên cạnh đó, vì tinh thần tự tôn dân tộc nên họ phải biết hát Quốc Ca chuẩn chỉnh, tránh những trường hợp như thủ thành Phan Văn Santos trước đây.
Cầu thủ nhập tịch chỉ được phép thi đấu cho các CLB tại Việt Nam sau khi nhận được sự chấp thuận từ VFF. Quá trình tuyển dụng cầu thủ nhập tịch phải tuân thủ các quy trình và quy định của VFF để đảm bảo tính minh bạch cũng như công bằng.
Trong hội nghị lần thứ 70 vào ngày 18/9/2020, FIFA đã thông báo về việc điều chỉnh quy định về nhập tịch cho các cầu thủ quốc tế. Cụ thể nó cho phép các cầu thủ thay đổi đội tuyển mà họ thi đấu cho trong trường hợp họ đã thi đấu không quá 3 trận cho một đội tuyển quốc gia.
Chủ tịch Infantino đã bổ sung thêm, rằng do sự toàn cầu hóa ngày càng gia tăng trong xã hội hiện đại, nhiều cầu thủ có thể sở hữu từ 2 đến 3 quốc tịch trở lên. Điều này cũng là cơ hội cho các cầu thủ muốn đại diện cho quốc gia mà mình yêu thích.
Trước đó, theo quy định cũ, chỉ cần thi đấu 1 trận chính thức cho một đội tuyển quốc gia, cầu thủ sẽ không được phép thi đấu cho bất kỳ đội tuyển quốc gia nào khác. Điều này từng khiến tuyển Việt Nam của chúng ta mất đi ngôi sao Lee Nguyễn.
3. Tác dụng và tác hại của cầu thủ nhập tịch
Cầu thủ nhập tịch là màu sắc không thể thiếu của các nền bóng đá
Cầu thủ nhập tịch thường mang lại chất lượng cũng như kinh nghiệm thi đấu cao nếu đến từ các quốc gia nổi tiếng, giúp nâng cao sức mạnh của đội bóng. Chẳng hạn như nếu họ đến từ Brazil hay Pháp thì chất lượng của họ vẫn cao hơn so với mặt bằng chung.
Sự hiện diện của những cầu thủ này thường tạo ra sự cạnh tranh trong đội hình, thúc đẩy các cầu thủ nội phải nỗ lực hơn để cạnh tranh vị trí trong đội. Bên cạnh đó, HLV sẽ yêu cầu cầu thủ nhập tịch chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức của mình với các những người xung quanh, nhất là khi họ đã ổn định về mặt ngôn ngữ.
Cầu thủ nhập tịch không chỉ có thể chơi cho câu lạc bộ mà có thể được gọi lên cả đội tuyển quốc gia. Với các nền bóng đá yếu thì làm điều này cũng tương đối đúng đắn, như đã nói tuyển Pháp nhờ áp dụng lấy chính sách này nên mới có thể vô địch WC 2018.
Tuy nhiên, việc sử dụng cầu thủ nhập tịch quá ồ ạt có thể làm giảm cơ hội phát triển và tiến bộ của các cầu thủ địa phương. Chẳng hạn như CLB A dùng tới 3 tiền đạo nhập tịch thì các chân sút khác sẽ không còn cơ hội thể hiện mình.
Ngoài ra việc sử dụng nhiều cầu thủ nhập tịch có thể làm mất đi bản sắc văn hóa và danh tiếng của quốc gia đó. Lâu dần, nền bóng đa sẽ bị thui chột và nếu không tìm thấy các nhân tố nhập tịch tốt trong tương lai sẽ rất nguy hiểm.
4. Một số cầu thủ nhập tịch Việt Nam nổi tiếng
Phan Văn Santos trong màu áo ĐTVN trước đây
Cái tên đầu tiên được nhắc đến đó chính là Fabio dos Santos hay còn được gọi là Phan Văn Santos. Anh là thủ thành huyền thoại của Đồng Tâm Long An và từng có 5 trận chơi cho các chiến binh sao vàng. Dù vậy màn hát quốc ca bằng tiếng Brazil vẫn còn là một vết nhơ khó phai của cầu thủ này cho đến cả khi anh đã giải nghệ.
Đoàn Văn Nirut và Đoàn Văn Sakda cũng là những cái tên nhập tích khá nổi danh. 2 người này đều là những nhân tố chính trong thời kỳ hoàng kim của Hoàng Anh Gia Lai, bên cạnh đó ít ai biết Nirut và Sakda từng có thời gian cho cho ĐT Thái Lan.
Ngoài ra chúng ta cũng phảu nhắc tới Đinh Hoàng Max, chân sút đã thi đấu cho nhiều câu lạc bộ Việt Nam khác nhau như Hà Nội T&T, Ninh Bình, Hải Phòng, Hùng Vương An Giang, Than Quảng Ninh, XSKT Cần Thơ, Becamex Bình Dương... Năm 2009, sau khi nhập tịch Việt Nam, anh ra mắt đội tuyển quốc gia trong trận giao hữu với câu lạc bộ Olympiakos của Hy Lạp.
Ngoài ra, trong thời gian gần đây, nếu hay xem bóng đá Việt Nam trên trực tiếp bóng đá socolive bạn có thể biết thêm một vài cầu thủ nhập tịch mới. Có thể kể đến như Nguyễn Trung Đại Dương, Trường An, Trần Trung Hiếu, Hoàng Vũ Samson.
Hy vọng, sau bài viết trên các bạn đã biết chính xác cầu thủ nhập tịch là gì? Nhìn chung thì sự xuất hiện của họ mang lại nhiều mặt lợi hơn là mặt hại, quan trọng là ngày càng có nhiều đội bóng áp dụng chính sách này và liệu bóng đá Việt có làm điều tương tự hay không?