Trang phục bóng đá là gì? Những vai trò và các quy định chung
Trang phục bóng đá khác hoàn toàn so với những trang phục của những môn thể thao khác. Thông thường cầu thủ sẽ được mặc áo, quần, đeo tất và giày. Tuy nhiên đôi khi họ còn được đem theo phụ kiện do vị trí thi đấu hoặc các trường hợp ngoại lệ. Không phải dài dòng nữa, hãy cùng trực tiếp bóng đá tìm hiểu chi tiết trang phục bóng đá là gì qua bài viết dưới đây.
1. Trang phục bóng đá là gì?
Trang phục bóng đá luôn là thành phần quan trọng của mỗi trận đấu
Khi xem bóng đá bạn có thể thấy cầu thủ sẽ ra sân với những bộ trang phục riêng biệt. Nó thực chất được gọi là trang phục bóng đá, hiểu đơn giản tức những chiếc quần, chiếc áo, đôi giày…dành riêng cho người chơi môn thể thao này.
Trang phục bóng đá trong tiếng Anh được gọi là Kit. Cụ thể hơn thì nó những bộ quần áo cùng thiết bị mà cầu thủ mặc khi tham gia vào các trận đấu hay lúc tập luyện. Như đã nói, trang phục gồm nhiều thành phần khác nhau như áo, quần, tất, giày. có thể kèm phụ kiện như ốp cổ tay, cổ chân, máy trợ tim…
Trang phục bóng đá được làm bằng các loại chất liệu có khả năng thoáng khí, đàn hồi và thoải mái để cầu thủ có thể hoạt động tốt trên sân cỏ. Phổ biến nhất là Polyester, tác dụng của loại vải này là kháng nước, khả thoáng khí và nhanh khô mồ hôi.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Hiện nay, một số hãng thời gian như Puma hay Adidas còn thường dùng chất liệu Microfiber. Nó khá mềm mại và mịn màng, giúp tạo sự thoải mái và giảm ma sát khi cầu thủ di chuyển. Bên cạnh đó còn kết hợp với Mesh làm tăng khả năng thoát hơi, giúp cầu thủ duy trì cảm giác mát mẻ trong suốt trận đấu.
Áo đấu thường là áo cộc tay có màu sắc và thiết kế độc đáo cho riêng từng đội bóng, giúp người theo dõi phân biệt được đội A với đội B nhanh chóng. Trong khi đó, quần đấu thường có cùng màu sắc với áo đấu để tạo sự thống nhất cho trang phục. Trên cả áo và quần đều có số hiệu cầu thủ, logo và các chi tiết nhỏ khác.
Tất và giày cũng có nhiệm vụ quan trọng, cụ thể là tạo cảm giác chơi bóng cho cầu thủ. Tất thường dùng sẽ là tất cao, giày thường dùng là giày đinh. Ngoài ra thủ môn còn được mang thêm găng tay cao su. Trong 1 số trường hợp nếu muốn cầu thủ có thể mang thêm băng ống khuyển, máy trợ tim, băng cổ tay, băng đô đầu, mặt nạ…
2. Những vai trò của trang phục bóng đá
Trang phục bóng đá càng có chất liệu tốt càng đem lại hiệu quả thi đấu
Nhìn thì đơn giản nhưng những bộ quần áo, phụ kiện mà cầu thủ mang trên người đem lại nhiều tác dụng hơn bạn nghĩ. Không phải cứ ra sân với quần đùi, áo số là sẽ được thi đấu.
Đầu tiên phải nói tới tác dụng khi thi đấu của trang phục bóng đá, nó giúp cầu thủ thoải máu chạy nhảy, đánh đầu, luồn lách mà không bị vướng víu. Chính vì vậy mà áo và như đã nói chúng thường có chất liệu mềm, bóng, làm giảm ma sát. Độ bền của nó cũng không hề kém nhờ công nghệ sản xuất hiện đại.
Trang phục bóng đá mang ý nghĩa nhận diện lớn. Trên áo đấu có tên của cầu thủ, số áo và cả logo in nổi. Nhìn vào khán giả có thể biết người này đang chơi cho đội bóng nào ngay.
Ngoài ra, trang phục bóng đá cũng là một chiến lược quảng cao tốt. Chắc có lẽ bạn từng thấy những dòng chữ như Fly Emirates hay Sharp được in trước áo của 1 số câu lạc bộ lớn.
Một số phụ kiện như bọc ống chân, bọc tay có tác dụng làm giảm chấn động khi va chạm và giúp cầu thủ tránh được 1 số chấn thương nguy hiểm. Trong khi đó găng tay thủ môn giúp người thi đấu ở vị trí này bắt bóng chính xác và không gây tổn hại tới của mình cùng những cầu thủ xung quanh.
Ở một số giải đấu, người ta còn cho cầu thủ dùng máy trợ tim, mắt kính, mũ lưỡi trai hay mặt nạ bọc đầu vì sợ ảnh hưởng tới sức khỏe khi thi đấu. Nói chung trang phục bóng đá có nhiều tác dụng khác nhau chứ không phải chỉ được mặc vào là xong
3. Các quy tắc chung về trang phục bóng đá
Trang phục bóng đá của mỗi đội luôn khác nhau
Theo quy định mới nhất của FIFA 2024, trong các trận đấu tập thể, 2 đội thường phải mặc áo và quần có màu sắc khác nhau. Ví dụ, nếu đội A mặc màu đen, đội B không thể mặc màu quá tối như xanh đậm hoặc tím, thay vào đó, họ phải chọn màu sắc tương phản. Cũng vì vậy, thường mỗi đội sẽ chuẩn bị 3 bộ áo cho cả sân nhà cùng sân khách để dự phòng để tránh trùng màu.
Cầu thủ phải mặc áo có số thứ tự ở phía sau lưng, bao gồm từ 1 đến 99. Ngoài ra, trong các giải đấu chính thức cho đội tuyển quốc gia hoặc câu lạc bộ, tên của cầu thủ cũng phải được in dưới số trên áo, tuy nhiên, các cuộc đấu đấu giao hữu, điều này có thể không cần thiết để tránh tiết lộ chiến thuật.
Bất kỳ thông điệp quảng cáo nào trên đồ đội cũng phải tuân thủ các quy định của giải đấu và liên đoàn bóng đá. Vi phạm về chính trị, văn hóa hoặc đạo đức là cấm kỵ. Kích thước của những thông điệp quảng cáo này cũng không được quá lớn.
Thủ môn phải mặc áo khác hoàn toàn so với cả các cầu thủ đồng đội lẫn đối thủ. Thường thì họ hay mặc các áo có màu xanh lá cây, màu xanh da trời hoặc đen… Thủ môn có thể sử dụng găng tay làm từ cao su để tránh gây tổn thương cho người khác trong lúc va chạm.
Cầu thủ không được phép đeo các vật phẩm có thể ảnh hưởng đến người khác trên sân như đồng hồ, khẩu trang, hoặc dây chuyền. Tuy nhiên, một số giải đấu cho phép một số phụ kiện như máy trợ tim, mũ bảo hiểm hoặc kính bảo vệ.
Đối với các cầu thủ dự bị, quy định về trang phục cũng không có nhiều khác biệt. Duy nhất là họ phải mặc thêm một lớp áo ngoài, thường là có màu sáng hơn để phân biệt với các cầu thủ trên sân, có thể tháo ra khi vào thi đấu. Bên cạnh đó với các buổi đấu tập cầu thủ không cần phải chú ý tới quá nhiều về quy tắc trang phục.
4. Những kiến thức khác về trang phục bóng đá
Chiếc giày của Gotze vẫn được nhắc tới cho tới tận hôm nay
Xem trực tiếp bóng đá các bạn có thể dễ dàng nhận ra đỏ luôn là một màu được lựa chọn phổ biến. Nó thường được sử dụng làm màu nền chính trên các bộ trang phục bóng đá của nhiều đội bóng lớn như Manchester United, Liverpool và Bayern Munich... Tuyển Hàn Quốc, Indo, Thụy Sỹ… cũng dùng màu này in lên áo.
Đỏ thường được xem là biểu tượng của sự quyết tâm và nhiệt huyết. Ngay cả đội tuyển quốc gia Việt Nam cũng chọn nó làm màu chính trên áo đấu của mình. Thông tin thêm là trang phục thi đấu của tuyển nước nhà hiện do thương hiệu Jogarbola tài trợ, đây chính là một hãng thuộc tập đoàn thể thao Động Lực.
Một số bộ áo đấu và vật phẩm có ý nghĩa lịch sử đã từng được đấu giá với giá cực kỳ cao trong quá khứ. Ví dụ, bộ áo đấu mà Pelé mặc trong trận chung kết World Cup 1970 đã được bán với giá hơn 400,000 đô la. Hoặc như chiếc giày mà Gotze đã ghi bàn trong trận chung kết World Cup 2014 với Argentina được bán với giá lên tới 2 triệu euro.
Các hãng thời trang thể thao nổi tiếng như Nike, Adidas, Puma và Under Armour thường là những nhà sản xuất chính cho nhiều đội bóng lớn trên toàn thế giới. Họ chiếm thị phần lớn và gần như độc quyền so với các hãng thời trang thể thao nhỏ khác, nhưng không thể phủ nhận rằng các thương hiệu này luôn thiết kế những bộ trang phục xuất sắc.
Hy vọng, sau những chia sẻ bên trên của trực tiếp bóng đá hôm nay các ban đã hiểu được trang phục bóng đá là gì? Có thể nhận ra rằng, những bộ quần áo cầu thủ mặc ra sân không chỉ giúp cho việc thi đấu tốt hơn mà còn mang nhiều ý nghĩa khác.