VFF là gì? Tìm hiểu về cơ quan hàng đầu của bóng đá Việt Nam
VFF nhận nhiệm vụ điều hành, quản lý, phát triển tất cả lĩnh vực liên quan đến bóng đá, futsal trong nước. Bên cạnh đó, liên đoàn này còn tổ chức nhiều giải đấu khác nhau tương tự với các liên đoàn nước khác. Vậy thực chất thì VFF là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết sau.
1. VFF là gì? Tổng quan chung về VFF
Bên ngoài cổng chính trụ sở của Liên đoàn bóng đá Việt Nam
VFF đơn giản là tên gọi tắt của Liên đoàn bóng đá Việt Nam. Ngoài ra nó còn được biết đến với tên đầy đủ hơn là Liên đoàn bóng đá nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là tổ chức đóng vai trò quản lý và điều hành mọi hoạt động liên quan đến bóng đá của đất nước.
Hiện tại, VFF là một thành viên uy tín của các tổ chức quốc tế lớn. Chẳng hạn như như Liên đoàn bóng đá Quốc tế (FIFA), Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) và Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF). Trụ sở của VFF đang được đặt tại đường Lê Quang Đạo, phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm Thủ Đô Hà Nội.
Năm 1960, Hiệp hội bóng đá Việt Nam được thành lập ở khu vực miền Bắc. Chủ tịch đầu tiên của tổ chức là ông Hà Đăng Ấn, người đứng đầu Cục Đường sắt và một cựu ngôi sao bóng đá. Ở miền Nam dưới sự quản lý của Việt Nam Cộng hòa, một Hiệp hội tương tự cũng được thành lập để quản lý các hoạt động bóng đá ở đằng trong.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Bóng đá đã có mặt ở Việt Nam từ đầu thế kỷ 20, tuy nhiên do chiến tranh nên nó chưa phát triển thành một phong trào thật sự lớn. Năm 1989, sau công cuộc Đổi mới , thể thao Việt Nam bắt đầu quay trở lại với các giải đấu quốc tế. Sau ba tháng chuẩn bị, tháng 8 năm 1989, Đại hội lần thứ nhất của liên đoàn bóng đá mới diễn ra tại Hà Nội. Ông Trịnh Ngọc Chữ, Thứ trưởng Tổng cục Thể thao được bầu làm Chủ tịch VFF.
Liên đoàn bóng đá Việt Nam chính thức là một thành viên của FIFA vào năm 1961 và AFC vào năm 1978. Tuy nhiên, phải mất 6 năm sau, cụ thể là năm 1984 tổ chức này mới được kết nạp vào AFF.
Sự xuất hiện của VFF là vô cùng cần thiết, bóng đá trong nước cần một tổ chức đứng ra bảo lãnh mọi trách nhiệm chung. Từ đó đến nay, VFF luôn phát triển vững mạnh và họ là một trong những liên đoàn nổi tiếng nhất khu vực Châu Á, thường xuyên được FIFA quan tâm.
2. Logo của VFF là gì và có lịch sử ra đời như thế nào?
Logo của VFF chính thức hiện nay khá đơn giản
Năm 1994, trong kỳ Ban Chấp hành thứ 2 của Liên đoàn bóng đá Việt Nam, cuộc thi thiết kế biểu trưng LĐBĐVN đã được tổ chức. Nó thu hút sự tham gia tích cực từ hơn 20 hoạ sĩ trên khắp đất nước,với tổng cộng 32 tác phẩm được nộp đăng ký.
LĐBĐVN đã mời các họa sĩ nổi tiếng thuộc Hội Mỹ thuật Việt Nam cùng các giảng viên của Trường Mỹ thuật tham gia Ban Giám khảo để đánh giá và chấm điểm các tác phẩm theo quy tắc đã đề ra. Kết quả cuộc thi đã chỉ ra rằng, tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Ngọc Thân đã xuất sắc giành giải Nhất và được lựa chọn làm biểu trưng chính thức.
Biểu trưng này mang đậm đặc tính quốc gia, với nền màu vàng và đỏ tượng trưng cho màu cờ quốc gia, màu xanh ở vòng trong là biểu tượng của sân cỏ. Tên Liên đoàn bóng đá Việt Nam được in đậm nổi bật. Trong hình tam giác màu đỏ, có hình ảnh điệu kỳ của quả bóng đá.Phía bên phải, những đường nét đỏ và vàng hình thành chữ VFF.
Biểu trưng LĐBĐVN đã nhận được sự chấp nhận từ FIFA, AFC, AFF và nhiều Liên đoàn bóng đá quốc gia khác. Tuy nhiên, sau 12 năm sử dụng, LĐBĐVN nhận thức rằng cần phải hoàn thiện logo để thể hiện đầy đủ và sống động hơn bản chất của một tổ chức Liên đoàn quốc gia trong quá trình hội nhập.
Năm 2006, theo Quyết nghị của Ban Chấp hành LĐBĐVN tại kỳ họp lần thứ 3 vào ngày 12/7/2006, cuộc thi sáng tác biểu trưng mới của LĐBĐVN đã được phát động, với sự tài trợ của báo Bóng Đá từ ngày 21/11/2006. Sau gần 3 tháng, cuộc thi đã thu hút 647 tác phẩm dự thi.
Hội đồng giám khảo đã lựa chọn 10 tác phẩm xuất sắc vào vòng chung khảo, sau đó chọn ra 3 tác phẩm nổi bật nhất tại Đại hội thường niên lần thứ 2 năm 2007. Tác phẩm của Nguyễn Công Quang đã đoạt giải Nhất, với hình ảnh cờ Tổ quốc nền đỏ sao vàng, tượng trưng cho sự phát triển và hội nhập của bóng đá Việt Nam.
Logo mới được công bố sử dụng từ ngày 1/5/2008, kết thúc việc sử dụng biểu trưng cũ vào ngày 31/12/2008. Và hiện tại, nếu xem các trận đấu của tuyển Việt Nam trên Xoilac bạn có thể nhìn thấy được logo này dễ dàng trên ngực của cầu thủ.
3. Vai trò và nhiệm vụ của VFF là gì
Vai trò cũng như các nhiệm vụ của VFF là rất nhiều
Gi88 được biết VFF có tới tận 40 liên đoàn cấp tỉnh là thành viên cấu thành. Ví dụ ở khu vực đồng bằng sông Hồng có 3 liên đoàn con là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Cũng vì vậy mà tổ chức này có rất nhiều nhiệm vụ và vai trò khác nhau.
Đầu tiên, VFF chịu trách nhiệm tổ chức các giải đấu bóng đá ở cấp quốc gia như V-League, Cúp Quốc gia và các giải đấu khác. Đồng thời, VFF cũng hỗ trợ và giám sát các giải đấu cấp đội tuyển quốc gia cũng như những đội tuyển trẻ.
VFF hỗ trợ và khuyến khích sự phát triển của bóng đá tại cơ sở, bao gồm việc tạo điều kiện thi đấu cho các câu lạc bộ, trường học và cộng đồng tham gia vào hoạt động bóng đá. Liên đoàn chịu trách nhiệm đào tạo và phát triển các tài năng trẻ, cung cấp cơ hội cho họ tham gia vào các chương trình giúp họ phát triển sự nghiệp bóng đá.
Ngoài ra, VFF là tổ chức đại diện chính thức của bóng đá Việt Nam trên trường quốc tế, liên lạc và hợp tác với các tổ chức quốc tế như FIFA, AFC, AFF để tham gia vào các giải đấu và sự kiện lớn.
Nói chung, VFF thiết lập và duy trì các quy định và chính sách liên quan đến bóng đá ở Việt Nam. Họ luôn đảm bảo tính công bằng và chuẩn mực trong mọi hoạt động liên quan đến môn thể thao này. Cuối cùng VFF hỗ trợ tài chính cho các câu lạc bộ và tổ chức bóng đá cơ sở, giúp đỡ họ trong việc duy trì và phát triển hoạt động.
4. Trần Quốc Tuấn - Vị chủ tịch VFF toàn năng nhất
Trần Quốc Tuấn là niềm tự hào của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Trần Quốc Tuấn thực ra sinh ngày 5/1/1971 tại Tây Sơn, Bình Định. Ông đã có một sự nghiệp đầy thành công và đóng góp to lớn cho bóng đá Việt Nam. Từ năm 2001, ông Trần Quốc Tuấn đã bắt đầu công việc của mình tại Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, khi đó được bổ nhiệm làm Phó Ban Thi đấu.
Đặc biệt, từ tháng 6/2005 đến tháng 02/2012, ông Trần Quốc Tuấn đã đảm nhiệm vị trí Tổng Thư ký Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Người này luôn thể hiện sự nỗ lực và tận tâm trong công việc. Ông cũng có đóng góp quan trọng khi giữ chức Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam từ tháng 3/2014 đến tháng 12/2018.
Ngoài ra, ông Trần Quốc Tuấn còn đại diện cho bóng đá Việt Nam trên trường quốc tế khi là Ủy viên thường vụ Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) từ năm 2011 đến năm 2015. Từ năm 2017 đến nay, ông tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ thống AFC, cụ thể với tư cách là Ủy viên thường vụ và Trưởng Ban Thi đấu Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC).
Thời gian sau, Trần Quốc Tuấn tiếp tục leo lên vị trí lãnh đạo cao cấp của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, từ tháng 12/2018 đến tháng 01/2022 ông giữ chức Phó Chủ tịch. Sau đó, từ tháng 01/2022 đến tháng 11/2022, ông đã đảm nhiệm vị trí Quyền Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.
Từ ngày 6/11/2022 đến nay, ông Trần Quốc Tuấn vinh dự đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam trong khóa IX, nhiệm kỳ 2022-2026 Đồng thời Ông Tuấn tiếp tục ghi dấu ấn của mình trong lịch sử phát triển của bóng đá Việt Nam.
Hy vọng, sau bài viết trên các bạn đã biết được VFF là gì? Đừng quên theo dõi những giải đấu của liên đoàn này như V League hay Cúp Quốc Gia đang được phát trực tiếp trên Xoilac TV nhé.