Shopify là gì? Cách đăng ký tài khoản Shopify miễn phí
Trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về Shopify, đây là nền tảng cho phép tạo ra website bán hàng online, hỗ trỡ đầy đủ các tính năng về thanh toán trực tuyến.
Với sự phát triển của nền tảng Thương mại điện tử, việc tạo một trang web để bán hàng hầu như chưa bao giờ dễ dàng hơn thế. Đối với những ai đang muốn thử sức với kinh doanh online quốc tế, Shopify có thể là lựa chọn tốt nhất. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu xem Shopify là gì nhé
1. Shopify là gì
Là nền tảng thương mại điện tử cho phép bạn tạo website bán hàng online với tính năng giỏ hàng và thanh toán, xử lý đơn hàng, bán hàng đa kênh, marketing automation, …
Với người không am hiểu công nghệ, và chưa có kiến thức về lập trình cũng dễ dàng tạo được một trang web bán hàng chuyên nghiệp chỉ trong thời gian ngắn. Với nhiều tính năng nổi bật và khả năng hỗ trợ của mình cho các website bán hàng trực tuyến, Shopify đã nhanh chóng ghi tên mình vào danh sách nền tảng bán hàng được nhiều công ty, doanh nghiệp ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
2. Các tính năng nổi bật của Shopify
Nền tảng Shopify được thiết kế dành riêng cho các hoạt động mua, bán hàng trực tuyến chính vì vậy nó cũng sở hữu những tính năng quản lý nổi bật chuyên hỗ trợ cho các hoạt động này:
- Hệ thống hàng trăm giao diện bán hàng, quản lý bán hàng với phần lớn là giao diện miễn phí
- Kho ứng dụng lớn với hàng trăm ứng dụng miễn phí thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: Marketing, Sales, Mạng xã hội, Quản lý đơn hàng, Chăm sóc khách hàng…
- Hosting chất lượng với tính năng bảo mật cao và băng thông không giới hạn
- Hỗ trợ trực tuyến 24/7
- Có tích hợp thanh toán PayPal, Visa, MasterCard
- Hệ thống quản lý đặt hàng, đăng sản phẩm chuyên nghiệp,đơn giản, dễ sử dụng.
- ...
3. Ưu điểm và nhược điểm của Shopify
Ưu điểm
- Giao diện trực quan, dễ sử dụng,chuyên nghiệp
- Tối ưu cho các hoạt động marketing
- Hệ thống email trả lời tự động
- Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp
Nhược điểm
Chi phí giao dịch tương đối cao: Bạn không có toàn quyền kiểm soát mọi thứ. Chi phí sẽ tăng cao với phí giao dịch. Các tùy chọn nâng cấp cũng bị giới hạn trong các gói bạn chọn
Shopify lại không có sự linh hoạt và tự do như nhiều nền tảng thương mại điện tử khác cũng như chưa hỗ trợ thẻ nội địa Việt Nam.
Giá của Shopify cũng đắt hơn các giải pháp trên thị trường. Gói cơ bản có giá khởi điểm 29 USD/tháng.
Khó khăn khi muốn thay đổi nền tảng
4. Hướng dẫn tạo shop bán hàng với nền tảng Shopify
Tạo tài khoản
Bước 1: Truy cập trang chủ Shopify tại https://www.shopify.com/ .Điền email của bạn vào khung và nhấn “Start free trial” để đăng ký một tài khoản Shopify.
Bước 2: Shopify sẽ cho phép bạn dùng thử phiên bản 14 ngày, bạn cần điền tiếp passwords và tên shop như hình bên dưới. Lúc này Url trang của bạn là https://[tên shop].myshopify.com
Bước 3: Tiếp theo, bạn cần nhập các thông tin để xác thực và đồng thời để nhận được số tiền thu được từ việc bán hàng. Các thông tin bổ sung bao gồm như hình dưới đây.
Đến bước này là bạn đã hoàn thành xong việc tạo shop bán hàng trên nền tảng Shopify
Cách sử dụng nền tảng Shopify
Chọn theme: Online Store -> Theme và chọn theme miễn phí hay theme có tính phí
Tạo Collection: Products -> Collections ->Create Collections
Tạo menu / navigation: Online store -> Navigation và thiết lập các tùy chọn
Tạo Page/Post: Online Store -> Page/Blog Posts
5. Shopify có tốn kém không?
Điều này phụ thuộc vào loại hình kinh doanh của bạn.Hiện nay, Shopify hỗ trợ 3 gói dịch vụ với 3 mức giá lần lượt là 29$/tháng, 79$/tháng và 299$/tháng ứng với đó là gói cơ bản (Basic Shopify), gói Shopify và gói nâng cao (Advanced Shopify).
6. Mô hình kiếm tiền online với Shopify
Shopify là nền tảng giúp chúng ta có được một cửa hàng online với đầy đủ những tính năng ưu việt của những store bán hàng chuyên nghiệp khác.Việc đăng ký khá đơn giản khi chúng ta vừa tìm hiểu ở trên. Với Shopify, chúng ta có thể kiếm tiền với 2 mô hình sau:
-
Dropshipping: Dropshipping là một hình thức kết hợp giữa Drop và Shipping. Nó có nghĩa là bán hàng nhưng không vận chuyển. Với Shopify, dropship trở nên đơn giản khi bạn có thể tạo website một cách dễ dàng và tự động kết nối đồng bộ sản phẩm từ các nền tảng như Aliexpress, Amazon, eBay,...
Ví dụ: Bạn chọn một sản phẩm của website A với giá 3$ và đăng bán chúng trên website B có giá 7$. Khi có khách hàng đặt hàng, bạn sẽ mua sản phẩm của website A rồi yêu cầu họ vận chuyển cho người mua -
POD (Print on demand): Giống như dropship, bán áo thun print on demand (POD) cũng chưa bao giờ hết hot trong cộng đồng MMO Việt Nam. Có nhiều bạn đã thành công và mua nhà, mua xe với công việc bán áo thun. Trong mô hình bán áo thun POD với Shopify có sự tham gia của các bên:
Người bán, storefront và bán hàng, nhận thanh toán,POD Platform,Nhà in. Có thể kể đến một số platform POD kết nối hệ thống với Shopify như Printful, Printify, Dreamship, Teezily, CustomCat,...
7. Tại sao bạn nên dùng Shopify?
Dù cho bạn bán Dropship, POD hay gì đi nữa thì Shopify đều mang đến giải pháp website một cách hoàn hảo cho bạn.
- Bán hàng đa kênh, quản lý tại một nơi
- Marketing Automation: tiếp thị quảng cáo một cách tự động đến khách hàng.
- Dễ sử dụng và quản lý dành cho người mới
- Hệ thống App Store với hơn 3000 lựa chọn
8. Cách tăng doanh số nhanh chóng với Shopify
- Chọn sản phẩm: lựa chọn mặt hàng mà bạn sẽ bán sao cho phù hợp với khả năng. Hiểu rõ ưu – nhược điểm của sản phẩm, bạn sẽ dễ tư vấn phù hợp với khách hàng
- Gây dựng uy tín: dù bạn kinh doanh mặt hàng nào thì tạo dựng lòng tin với khách hàng là điều không thể thiếu
- Chọn phương thức thanh toán: Có nhiều phương thức thanh toán, giúp cho khách hàng dễ dàng lựa chọn và hài lòng hơn
- Quảng bá thương hiệu: Tối ưu SEO bằng các thẻ meta, keyword, sử dụng trang dành riêng cho thiết bị di động. Tận dụng email khách hàng để gửi các thông tin khuyến mãi, event, kết nối mạng xã hội để mở rộng tệp khách hàng.
9. WooCommerce và Shopify: Nền tảng thương mại điện tử nào tốt hơn?
Cả Shopify và WooCommerce đều là những nền tảng tuyệt vời để xây dựng cửa hàng thương mại điện tử. Bạn có thể chọn được nền tảng phù hợp dựa vào kỹ năng và sở thích cá nhân của mình.
Shopify dễ sử dụng và không yêu cầu cài đặt bất cứ thứ gì. Dễ thiết lập các khoản thanh toán, nhiều gói chi phí dễ hiểu.
WooCommerce là mã nguồn mở cung cấp cho bạn toàn quyền kiểm soát trang web. Xây dựng một cửa hàng online với WooCommerce có chi phí thấp hơn nhiều.Điểm bất lợi của WooCommerce là bạn sẽ phải bảo trì phần mềm. Ngoài ra, khi thiết lập cửa hàng, bạn sẽ gặp một chút khó khăn.
Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp tiết kiệm chi phí và muốn có toàn quyền kiểm soát cửa hàng online của mình thì WooCommerce là nền tảng phù hợp nhất.
Nếu bạn muốn thứ gì đó hoàn toàn không rắc rối có khả năng mở rộng vô hạn thì Shopify sẽ là lựa chọn lý tưởng hơn.Shopify đã trở thành một giải pháp nhanh gọn của các chủ doanh nghiệp.
10. Làm sao để thành công với Shopify?
Để thành công với Shopify, theo mình có những yếu tố sau đây:
- Research/ phân tích sản phẩm: Phân tích sản phẩm mà bạn sẽ bán với những Tools như Google Keywords Planner, Longtail Pro,… trước khi bắt đầu
- Chú trọng khâu design logo, nhận diện thương hiệu, banners,…
- Tạo sự tin cậy cho khách mua hàng:Tất cả các pages quan trọng của bạn như Homepage, collection, product page cần có sự bố trí phù hợp cũng như thêm những trusted badge. Cần có chính sách Returns & Exchange, Quality Guarantee, Terms of Services,… Ngoài ra thì bạn cần build trang facebook, Instagram một thời gian dài để thu thập lượng khách hàng tiềm năng và trung thành sau này.
- Không phải cứ quảng cáo một lần là bạn bán được ngay.Vì hầu hết mọi người sẽ thoát ra khỏi website của bạn mà chưa mua hàng. Đối với khách đã điền form nhưng chưa hoàn tất thanh toán, Shopify có Abandon Cart cho phép bạn gửi email cho những khách đó để hoàn tất. Đối với những khách đã mua, bạn có thể sử dụng Receiptful để khuyến khích họ mua tiếp hoặc giới thiệu cho bạn bè.
- Email Marketing/ Promotions: Bạn có thể gửi email cho khách hàng tiềm năng khi thu thập được email của họ. Ngoài ra còn có những chương trình promo mà bạn tự nghĩ ra hoặc chương trình khách hàng thân thiết,…
Trên đây là những kiến thức cơ bản về Shopify dành cho bạn,Việc dùng Shopify đòi hỏi bạn phải mày mò thêm, vì ở Shopify có khá nhiều chức năng hỗ trợ công việc kinh doanh của bạn. Chúc bạn thành công!