GDP là gì? Cách tính GDP như thế nào?
Bạn muốn tìm hiểu GDP là gì và các yếu tố ảnh hưởng đến GDP? Hãy cùng mình khám phá xem nó có gì đặc biệt.
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng một lần nghe qua thuật ngữ GDP. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ GDP có ý nghĩa như thế nào và cách tính ra sao. Vậy thì hãy cũng tìm hiểu thuật ngữ này và những vấn đề liên quan trong bài viết này nhé!
I. GDP là gì?
GDP là viết tắt từ cụm từ tiếng Anh Gross Domestic Product, có nghĩa là tổng sản phẩm quốc nội (tổng sản phẩm nội địa). Đây là một chỉ số dùng để đánh giá về tốc độ tăng trưởng chung của một nền kinh tế hay còn đươc goi là mức độ phát triển của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nào đó trong môt khoảng thời gian nhất đinh.
GDP là một thuật ngữ chuyên ngành trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, được tính dựa vào giá trị của tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ được tạo ra trên một quốc gia, một vùng lãnh thổ.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Các yếu tố chính của GDP bao gồm sự tiêu thụ, đầu tư, xuất khẩu ròng và chi tiêu chính phủ, hàng tồn kho.
Chúng ta cũng rất hay nghe qua GDP bình quân trên đầu người nhưng không hiểu nó là gì? Đây chính là một trong những chỉ tiêu thống kê kinh tế thể hiện kết quả sản xuất kinh doanh tính bình quân trên đầu người của một đất nước trong một năm. Chỉ tiêu này được dùng để so sánh và đánh giá sự phát triển kinh tế của một người trong một khoảng thời gian.
Sau khi có đươc số liệu về tổng GDP của môt đất nước, ta lấy số này chia cho tổng số dân của quốc gia, đất nước đó thì sẽ ra GDP bình quân đầu người.
II. Ý nghĩa của GDP là gì?
GDP được xem là tiêu chuẩn để đo sức mạnh của một nền kinh tế. Nếu GDP càng lớn thì có nghĩa là nền kinh tế nước đó càng có tiềm năng.
Ngoài ra, các quốc gia, các doanh nghiêp lớn trước khi đầu tư vào môt quốc gia nào đó họ thường dựa vào chỉ số này để xác đinh có nên đầu tư hay không. Bởi vì nếu một đất nước có GDP cao thì có nghĩa là nền kinh tế nước đó đang tăng trưởng nhanh, nếu đầu tư thì cơ hội thu lợi nhuân sẽ nhanh chóng và an toàn hơn.
Còn nếu GDP giảm trong môt thời gian dài thì chứng tỏ nền kinh tế của nước đó đang châm phát triển, tình trạng làm phát xảy ra ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty, doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Nhiều người nghĩ rằng GDP cao thì mức sống của người dân cao và ngược lại. Điều này không hoàn toàn đúng vì GDP không phải là tiêu chuẩn để đo của mức sống mà nó chỉ phản ánh một cách tương đối mức sống của người dân mà thôi.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến GDP
Sau khi hiểu được GDP là gì chắc hẳn các bạn đã xác đinh đươc những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GDP là gì rồi đúng không nào? Đó là những yếu tố sau:
- Dân số: Dân số là yếu tố quan trong không thể thiếu với GDP bởi vì dân số không những là nguồn cung cấp lao động cho đất nước mà còn là đối tượng tiêu thụ các các sản phẩm, các loại hình dịch vụ do chính con người tạo ra.
- FDI: là một hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc tổ chức có nguồn gốc nước ngoài. Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến GDP. Nếu có nhiều doanh nghiêp, tổ chức nước ngoài đầu tư vào môt quốc gia và phát triển mạnh mẽ thì chỉ số GDP trong nước đó sẽ cao hơn.
- Lạm phát: Thông thường, nếu kinh tế của môt nước phát triển càng nhanh thì mức độ lạm phát sẽ càng cao. Làm phát cao sẽ ảnh hưởng đến GDP và dẫn đến khủng hoảng kinh tế.
IV. Cách tính GDP thế nào?
Hiên nay, có rất nhiều cách tính GDP, nhưng ba cách được sử dụng phổ biến nhất là:
1. Tính GDP dựa vào chi tiêu
Đây là phương pháp được tính bằng cách tính tổng của tất cả những số tiền mà các hô gia đình trong một quốc gia đã sử dụng để mua sắm, sử dụng dịch vụ.
Công thức như sau:
- GDP = Chi tiêu tiêu dùng + Chi tiêu đầu tư trang thiết bị, nhà xưởng, … + Chi tiêu của chính phủ cho giáo dục, y tế, ... + Xuất khẩu ròng
Phương pháp này được thực hiện bằng cách cộng tt cả số tiền mà các hộ gia đình trong một quốc gia đã sử dụng để mua sắm, sử dụng dịch vụ.
2. Tính GDP dựa vào thu nhập
Phương pháp này được tính bằng cách tính tính tổng tiền lương, tiền lãi, lợi nhuận và tiền thuế được tạo ra trong một nền kinh tế của quốc gia.
Công thức:
- GDP = Tiền lương + Tiền lãi + Tiền thuê + Lợi nhuận + Thuế gián thu + Khấu hao tài sản cố định
3. Tính GDP dựa vào giá trị gia tăng
Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách tính tổng các giá trị gia tăng của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
Công thức:
GDP = giá trị tăng thêm + thuế nhập khẩu
Hoặc GDP = giá trị sản xuất – chi phí trung gian + thuế nhập khẩu
Trong đó, giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế sẽ bao gồm:
- Thu nhập của người lao động như tiền lương, tiền công, tiền hiện vật, tiền bảo hiểm, tiền công đoàn…
- Thuế sản xuất gồm thuế hàng hóa và các chi phí khác.
- Khấu hao tài sản cố định.
- Giá trị thặng dư.
- Thu nhập khác.
V. Có các hình thức GDP nào?
Có hình thức GDP phổ biến đó là: GDP danh nghĩa và GDP thực tế.
1. GDP danh nghĩa (Nominal GDP)
GDP danh nghĩa được hiểu là tổng sản phẩm quốc nội theo giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành. Tức là sản phẩm sản xuất ra theo thời kỳ nào thì tính theo giá của thời kỳ đó. GDP danh nghĩa hoàn toàn bỏ qua yếu tố lạm phát.
2. GDP thực tế (Real GDP)
GDP thực tế hay còn gọi GDP theo giá so sánh, đây là tổng sản phẩm nội địa tính theo giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả được tính theo năm gốc.
Với 2 phương thức này, các nhà kinh tế học có thể dễ dàng so sánh GDP của một quốc gia tại nhiều thời điểm khác nhau, từ đó họ có thể biết được rằng nền kinh tế ấy có thực sự tăng trưởng hay không
Thường thì GDP thực tế sẽ thấp hơn so với GDP danh nghĩa vì tỉ lệ lạm phát luôn là một con số dương, khi đó người ta sẽ gọi là lạm phát tăng và trong trường hợp ngược lại, đó sẽ là lạm phát giảm nếu GDP thực tế cao hơn.
Vậy là bạn đã hiểu GDP là gì rồi phải không nào? Hy vọng sẽ giúp bạn có được những kiến thức cơ bản xung quanh hai chỉ số đánh giá kinh tế quan trọng nhất của một quốc gia là GDP và GNP.