Sửa lỗi không thể chuyển đổi file PostScript trên máy in
Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách sửa lỗi không thể chuyển đổi file PostScript trên máy in, và phương pháp này sẽ áp dụng trên máy tính chạy HĐH [macOS].
Trong quá trình sử dụng máy in, máy tính [Macbook] thường hay gặp phải lỗi không thể chuyển đổi các file PostScript theo định dạng mà máy in có thể đọc được. Đó chính là lý do vì sao khi người dùng in file PDF, thì máy in sẽ phản hồi và đưa ra thông báo lỗi như sau:
Stopped – Unable to convert PostScript file.
Nhiều người khi gặp phải lỗi này thường có thói quen khởi động lại máy tính và rút máy in ra khỏi ổ cắm điện trong vài giây rồi cắm vào lại. Tuy nhiên, cách sửa lỗi này không phải lúc nào cũng thành công và không hẳn là một giải pháp lâu dài mà bạn nên áp dụng.
Do đó, mình sẽ hướng dẫn những phương pháp sửa lỗi tốt nhất mà các bạn nên tham khảo qua bài viết dưới đây.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
1. Thiết lập lại hệ thống máy in
Một trong những phương pháp đầu tiên mà bạn nên thực hiện đó là tiến hành thiết lập lại hệ thống máy in, bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Trên máy tính Macbook, các bạn hãy chuyển đến menu Apple > System Preferences, rồi nhấn vào mục Print & Scan.
Bước 2: Bạn nhấn chuột phải vào chỗ trống trong Printers list., rồi nhấn vào tùy chọn Reset printing system nằm bên cạnh trên menu vừa hiện ra và nhấp vào nút Reset trong cửa sổ xác nhận.
Bước 3: Giờ bạn nhập username và mật khẩu nếu được hỏi. Sau đó bạn hãy đợi trong vài phút cho đến khi hệ thống in được reset lại và danh sách Máy in được làm mới. Sau khi reset xong thì bạn tiến hành khởi động lại máy tính.
Bước 4: Khi máy Macbook đã mở lên lại, bạn hãy truy cập vào System preferences > Print & Scan, rồi nhấn vào nút Add (+) ở cuối danh sách.
Bước 5: Giờ bạn hãy tìm tên máy in mà bạn đang dùng từ trong danh sách máy in và nhấn vào tên của nó. Sau đó, nhấp vào Add để máy tính sẽ thêm máy in của bạn vào hệ thống. Cuối cùng là nhấn vào Print Using rồi chọn tên cho máy in của mình là xong.
2. In file từ công cụ Acrobat hoặc Preview
Để thực hiện phương pháp này, trước tiên bạn hãy mở menu Advanced trong phần mềm [Acrobat] từ hộp thoại Acrobat print dialog và chọn Print As Image.
Với cách làm này, mặc dù chất lượng in của tài liệu có thể sẽ hơi khác so với các tài liệu được in như cách thông thường, nhưng đây được xem là một cách “chữa cháy” hiệu quả khi chẳng may hệ thống máy in của bạn reset không thành công.
3. Cập nhật phiên bản mới của phần mềm Acrobat
Mặc dù phương pháp này nghe qua có vẻ đơn giản nhưng lại không kém phần quan trọng. Cập nhật phiên bản mới nhất của Acrobat là điều rất cần thiết khi bạn muốn phần mềm này tương thích với hệ điều hành macOS.
Để cập nhật phiên bản mới nhất, trước tiên bạn hãy mở phần mềm Acrobat lên, sau đó truy cập vào menu Help và kiểm tra các cập nhật mới nhất trên phiên bản mình đang sử dụng.
Các bạn hãy thực hiện theo các bước trong Updater window để tải về và cài đặt các bản cập nhật mới nhất cho máy tính của mình.
Sau khi đã update các bản cập nhật mới nhất, bạn hãy thử tiến hành in lại và kiểm tra xem lỗi này còn tồn tại hay không.
4. Sửa đổi các cài đặt của PostScript
Ngoài những phương pháp trên, bạn cũng có thể thử truy cập vào print dialog, nhấn vào nút Advanced và sau đó thử sửa đổi tại mục PostScript Option ở đầu hộp thoại.
Sau đó lưu lại và kiểm tra lại xem lỗi đó đã được khắc phục hay không?
5. Xóa bỏ và cài đặt lại driver máy in mới nhất
Driver của máy in luôn cung cấp rất nhiều các tùy chọn mà thậm chí người dùng còn có thể không biết. Khi gặp phải thông báo lỗi trên, thì bạn đừng ngần ngại xóa driver của máy in bằng các bước thực hiện như sau:
Bước 1:Trên máy tính Macbook, các bạn hãy chuyển đến menu Apple > System Preferences, rồi nhấn vào mục Print & Scan.
Bước 2: Lúc này một danh sách các máy in đã được cài đặt driver trên máy tính sẽ xuất hiện trên màn hình, giờ bạn hãy nhấn vào thiết bị máy in mà bạn muốn xóa khỏi máy tính, rồi nhấp vào nút Remove (-) bên dưới danh sách máy in để xóa thông tin máy in này khỏi danh sách và nhấn OK.
Bước 3: Bây giờ bạn hãy đóng cửa sổ Print & Scan window. Sau đó, từ thanh menu trong phần Finder, bạn click vào Go > Go to Folder.
Bước 4: Tại đây, bạn hãy nhấn vào các mục Library, Printers, PPDs, Contents và Resources.
Lúc này một danh sách các driver của máy in sẽ xuất hiện trên màn hình, bạn hãy nhấn và kéo tên driver của loại máy in mà bạn chọn vào thùng rác trong thanh dock.
Bước 5: Tiếp đó bạn nhấn và giữ nút Control trên bàn phím của bạn cùng với đó là nhấn vào icon thùng rác trong thanh công cụ và chọn Empty Trash.
Bước 6: Giờ bạn hãy khởi động lại máy tính để kiểm tra kết quả. Sau đó, truy cập vào trang web sản xuất máy in mà bạn đang sử dụng để tìm kiếm và tải về phiên bản driver mới nhất cho máy in của bạn.
Nếu bạn đã thực hiện hết các phương pháp trên rồi nhưng máy in vẫn đưa ra thông báo lỗi như vậy, thì có lẽ bạn nên mang máy in đi bảo hành hoặc liên hệ với tổng đài của nhà sản xuất để được hỗ trợ.
Vậy là mình đã hướng dẫn các bạn cách sửa lỗi không thể chuyển đổi file PostScript trên máy in đơn giản nhất. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công!