Sự cháy là gì? Yếu tố hình thành và điều kiện duy trì sự cháy
Sự cháy là gì? Sự cháy là một phản ứng hóa học giữa chất đốt với chất oxy và nguồn nhiệt, cùng tìm hiểu 3 yếu tố hình thành và 4 điều kiện duy trì sự cháy nhé.
Ngày nay, vấn đề cháy nổ ngày càng diễn ra phổ biến và để lại hậu quả nặng nề, tuy nhiên, các bạn có thực sự hiểu sự cháy là gì không? yếu tố nào hình thành nên các đám cháy và điều kiện để nó duy trì là gì? Trong bài viết hôm nay, freetuts sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin liên quan đến sự cháy và cách làm ngừng sự cháy nhé!
Sự cháy là gì? Phân loại sự cháy
Tìm hiểu khái niệm sự cháy.
Định nghĩa sự cháy
Sự cháy thực chất là một phản ứng oxy hóa khử giữa chất cháy (chất đốt) và chất oxy hóa ở điều kiện nhiệt độ cao, tạo ra sản phẩm oxy hóa dạng hơi, dang khói. Trong quá trình cháy, một nguồn năng lượng sẽ được giải phóng làm cho các nguyên tử, phân tử trong chất cháy trở nên kích thích rồi phát sáng.
Ví dụ như các chất cháy như gỗ, xăng, dầu, than khi được tiếp xúc với nhiệt độ cao trong điều kiện oxy bình thường sẽ tạo nên sự cháy, nhiệt độ càng cao, quá trình cháy diễn ra càng mạnh mà lan rộng ra thành đám cháy.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Phân loại sự cháy
Hiện nay, dựa vào trạng thái của chất cháy mà các đám cháy sẽ được phân loại và ký hiệu như sau:
A: Sự cháy do chất cháy dạng rắn gây nên như giấy, gỗ, bông,vải,...
B: Sự cháy do chất cháy ở dạng lỏng gây ra như xăng, dầu, rượu…
C: Sự cháy gây ra do nguyên nhân chập điện, đoản mạch, các thiết bị điện gây ra
D: Sự cháyđược gây ra bởi kim loại, hợp kim dễ cháy.
E: Sự cháy do khí gây ra như gas,...
Vai trò của sự cháy
Sự cháy tạo ra lửa để nấu ăn.
Có thể nói, lửa đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta, nhờ có lửa chúng ta mới có thể tồn tại và phát triển như ngày hôm nay.
- Sự cháy cung cấp nhiệt lượng giúp con người nấu chín đồ ăn, sưởi ấm, xua đuổi thú giữ,...
- Sự cháy còn cung cấp nhiệt năng để chạy các loại máy móc, động cơ.
Rủi ro của sự cháy
Cháy rừng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Tuy đóng vai trò hết sức quan trọng nhưng sự cháy cũng đem lại nhiều rủi ro như:
- Sự cháy gây ra hỏa hoạn thiêu rụi nhà cửa, tài sản và gây ảnh hưởng đến tính mạng của con người, động thực vật,..
- Cháy rừng làm mất cân bằng hệ sinh thái, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Qúa trình cháy thường sản sinh ra những khí có hại như CO2, SO2, khói, bụi làm ô nhiễm môi trường, không khí,...
3 Yếu tố hình thành nên sự cháy
Những yếu tố hình thành nên sự cháy.
Để sự cháy có thể xảy ra thì cần 3 yếu tố quan trọng là chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt.
Chất cháy - Chất tham gia phản ứng
Trong sự cháy, chất cháy (chất đốt) đóng vai trò là chất tham gia phản ứng. Hiện nay, có 2 cách phân loạt chất cháy như sau:
Cách 1: Dựa vào khả năng cháy:
- Chất không cháy: Là những loại chất mà không có khả năng cháy hoặc bắt lửa trong không khí, ví dụ như: H2SO4, Sunphat, muối Photpho, khí Nito, Clo,...
- Chất khó cháy: Là những loại chất chỉ cháy khi gặp nhiệt độ cao, ví dụ như dung dịch amoniac, rượu loãng,...)
- Chất dễ cháy: Là những chất chỉ cần tiếp xúc với nguồn nhiệt là chúng tự bốc cháy, ví dụ như xăng, dầu, rượu, giấy, vải,...
Cách 2: Phân loại theo trạng thái tồn tại
- Chất cháy là chất khí: Là những chất cháy tồn tại ở trạng thái khí như khí H2, CH4,...
- Chất cháy là chất rắn: Là những chất cháy tồn tại ở trạng thái rắn như giấy, vải, bông,...
- Chất cháy là chất lỏng: Là những chất cháy tồn tại ở trạng thái lỏng như dầu, xăng, rượu…
Chất oxy hóa - Chất tham gia phản ứng
Chất oxy hóa có thể là oxy, không khí hoặc các chất khác có khả năng oxy hóa chất cháy. Tùy vào chất cháy khác nhau mà chất oxy hóa cũng có khả năng oxy hóa khác nhau. Những chất oxy hóa khi cháy giải phóng khí oxy là những chất oxy hóa mạnh.
Nguồn nhiệt - Tác nhân
Nguồn nhiệt là nguồn cung cấp năng lượng cho chất oxy hóa và chất cháy để tạo điều kiện cho phản ứng cháy xảy ra và duy trì nó. Nguồn nhiệt có thể bao gồm các tia lửa điện, tia lửa do ma sát, hoặc nhiệt độ từ quá tình phân hủy, lên men sinh học gây ra. Mỗi hỗn hợp chất cháy khác nhau thì sẽ cần nhiệt lượng khác nhau.
4 Điều kiện duy trì sự cháy
Điều kiện duy trì đám cháy.
Như vậy, các bạn đã biết sự cháy là gì rồi đúng không nào và ngoài 3 yếu tố để hình thành nên cháy thì cũng cần phải có thêm một số điều kiện thì đám cháy này mới được duy trì. Cùng tìm hiểu về 4 điều kiện quan trọng cần thiết cho sự cháy bên dưới đây nha.
- Điều kiện đầu tiên đóng vai trò quan trọng nhất để hình thành sự cháy đó chính là chất cháy, chất oxy hóa, nguồn nhiệt phải tiếp xúc với nhau, từ đó mới tạo ra phản ứng hóa học để dẫn đến cháy.
- Để sự cháy có thể xảy ra và duy trì thì nồng độ chất cháy và chất oxy hóa phải đạt một giá trị nhất định, không nhiều quá, không ít quá, khoảng giới hạn này được gọi là vùng nồng độ bốc cháy.
- Một điều kiện quan trọng khác đó chính là hỗn hợp cháy phải được nung nóng tới nhiệt độ tự bốc cháy, lúc này phản ưng oxy hóa mới đủ lớn để giải phóng ra lượng nhiệt giúp xảy ra và duy trì sự cháy.
- Trong quá trình cháy, oxy đóng vai trò vô cùng quan trọng vừa là tác nhân oxy hóa, vừa cung cấp oxy cho phản ứng hóa học xảy ra. Tuy nhiên điều kiện cần là nồng độ oxy trong không khí luôn phải vượt mức 14% thì đám cháy mới được duy trì
Các phương pháp dập tắt sự cháy
Cách dập tắt đám cháy.
Theo nghiên cứu, có 4 phương pháp chính để làm ngừng một đám cháy như sau:
Làm lạnh vùng cháy hoặc chất cháy
Phương pháp này có thể hiểu theo một cách đơn giản là hạ nhiệt độ của vùng cháy xuống thấp hơn với nhiệt độ bốc cháy của nó. Phương pháp này được dùng phổ biến để dập tắt đám cháy ở dạng rắn và không phù hợp để chữa cháy với chất cháy dạng lỏng.
Trong thực tế, người ta sẽ thường dùng nước để làm lạnh và dập tắt các đám cháy, tuy nhiên các bạn cần lưu ý rằng nước sẽ gây ra phản ứng hóa học với các kim loại có tính kiềm, kiềm thổ vì vậy nếu trong các đám cháy có các kim loại này thì không nên sử dụng nước để dập lửa nhé.
Làm giảm nồng độ chất cháy và chất oxy hóa
Làm giảm nồng độ chất cháy và chất oxy hóa hay còn gọi là làm loãng vũng cháy, đây là phương pháp làm giảm nồng độ của các chất oxy hóa và chất cháy xuống thâp hơn nồng độ bốc cháy của chúng. Cách phổ biến là phun nước, phun sương, bột chữa cháy, khí trơ,...
Cách ly chất cháy với oxi
Đây là phương pháp dùng để ngăn cách sự tiếp xúc giữa chất cháy và chất oxy hóa. Các bạn có thể dùng các bình chữa cháy bằng bột để cách ly, ngăn cách chất cháy với oxy. Tuy nhiên cần phối hợp với việc phun nước để ngăn chặn sự cháy trở lại.
Ức chế phản ứng cháy
Phương pháp này được hiểu là làm mất khả năng hoạt động của phản ứng cháy bằng cách sử dụng các loại bột chữa cháy thông dụng.
Như vậy, trên đây freetuts.net đã giúp bạn giải đáp thắc mắc sự cháy là gì? các yếu tố hình thành sự cháy và điều kiện để duy trì sự cháy. Hy vọng đây là những kiến thức bổ ích giúp cho các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cháy. Chào tạm biệt và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo nhé!