Nên mua domain ở đâu? Những điều nên biết trước khi mua domain
Bài này mình sẽ chia sẻ một số nhà cung cấp domain uy tín trong và ngoài nước. Bạn nên mua ở đây vì chất lượng và giá tương đối rẻ hơn chỗ khác.
Domain đóng vai trò rất quan trọng, nó là bề mặt cho thương hiệu của bạn trên internet. Khị mọi người tìm đến bạn thì họ sẽ tìm đến website thông qua tên domain, thay vì phải đến trực tiếp văn phòng để tìm hiểu.
Nhưng nói về kỹ thuật thì domain khong quá ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của Website, thay vào đó thì Hosting hoặc VPS sẽ bị áp lực hơn, bởi mọi dữ liệu đều được lưu trữ ở đó, một khi bị mất dữ liệu là coi như website của bạn bị xụp đổ.
* Lưu ý: Bạn phải hiểu domain là gì trước khi đọc bài này nhé.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
I. Mua domain cần quan tâm những gì?
Domain thường có hai trạng thái, đó là domain đã đăng ký và domain chưa đăng ký. Khi domain đã được đăng ký thì bạn không thể mua được, trừ khi chủ của nó chấp nhận sang nhượng lại cho bạn. Vì vậy bạn nên kiểm tra tên domain cần mua đã bị HỐT chưa nhé.
Cách kiểm tra khá đơn giản, bạn hãy truy cập vào tinohost.com để kiểm tra nhé. Giao diện sẽ giống như bên dưới.
Tiếp theo là giá bán. Cá nhân mình thấy nếu domain chính thì bạn mua ở đâu cũng được, miễn là nơi đó bạn cảm thấy uy tín và chất lượng hỗ trợ tốt, và giá ở các nhà cung cấp lệch nhau cũng chả bao nhiêu. Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết mua ở đâu thì hãy xem tiếp ở phần 2 nhé, đó là những NCC mà bạn nên mua.
Một vấn đề nữa mình thấy ít bạn quan tâm và dễ bị mắt lừa, đó là giá gia hạn. Có một số nơi cho bạn mua mới với giá rất rẻ, nhưng khi gia hạn thì giá cao ngất ngưỡng. Để tránh tình trạng này thì bạn nên xem kỹ giá ở những năm tiếp theo nhé. Trường hợp bạn lỡ mua rồi thì có thể [transfer domain] đó sang nhà cung cấp khác.
Và chốt cái quan trọng nhất đó là nhà cung cấp phải có phần quản lý dễ sử dụng, không làm khó khách hàng khi muốn transfer sang nơi khác.
II. Nhà cung cấp domain Việt Nam uy tín nên mua
Mình thì vẫn thích dùng hàng Việt, vì vậy domain của mình đa số mua tại Việt Nam, măc dù giá cao hơn vài chục ngàn nhưng bù lại được hỗ trợ tận tình. Vì vậy mình sẽ list danh sách NCC Việt trước đã nhé.
1. Tinohost
Không chỉ đang đứng đầu về chất lượng Hosting, hiện nay Tinohost cũng là nhà cung cấp domain uy tín và chất lượng, đội ngũ hỗ trợ tận tình, giá cả cũng không quá cao. Dưới đây là bảng giá ở thời điểm hiện tai.
Tên miền quốc tế
Tên miền Việt Nam
Đặc biệt sử dụng mã giảm giá TINO30_2020
bạn sẽ được giảm 30% các dịch vụ tại Tinohost như: Hosting / VPS / Domain/
Truy cập Tinohost Mã giảm giá 30%
2. Azdigi
Kế tiếp không thể không nói đến Azdigi, đây là dịch vụ của Thạch Phạm, một Blogger nổi tiếng trong lĩnh vực WordPress. Với nhiều năm kinh nghiệm làm Web Master, Thạch Phạm rất hiểu nhu cầu của anh em, vì vậy anh đã sáng lập Azdigi với mong muốn trở thành nhà cung cấp hosting / domain tốt tại Việt Nam.
Giá mua mới ở đây có thể cao hơn tinohost, nhưng bù lại phí duy trì hằng năm có thể thấp hơn, được cái này thì mất cái kia.
Bạn có thể xem mã giảm giá azdigi để săn đón những chương trình khuyến mãi hấp dẫn nhé.
3. Mắt Bão
Mua domain ở đây cũng rất uy tín đấy các bạn. Bạn sẽ được làm hợp đồng bài bản, ký và đóng dấu đỏ nhé. Nếu bạn mua online thì sẽ được hướng dẫn ký hợp đồng online.
Nhân viên ở đây tư vấn cũng nhiệt tình, giá cả cũng rất cạnh tranh, thậm chí là rẻ so với các nhà cung cấp khác tại Việt nam. Hiện mình cũng đang mua domain ở đây rất nhiều.
Bạn có thể truy cập vào matbao.net để xem rõ thông tin hơn nhé.
III. Nhà cung cấp domain nước ngoài nên mua
1. Namesilo
Mình rất thích mua domain ở đây bởi giao diện sử dụng khá trực quan, thao tác đơn giản, transfer cực dễ, giá cả phải chăng. Hiện nay rất nhiều anh em đã chuyển hẳn sang sử dụng domain tại Namesilo. Vì vậy theo mình thấy ưu tiên số một là hãy chọn Namesilo nhé.
Được đánh giá là NCC có mức giá ổn định nhất, cho dù bạn đăng ký mới hay gia hạn đều có mức giá gần như là ngang nhau. Điều này hoàn toàn trái ngược với các nhà cung cấp khác như: [GoDaddy], [Namecheap], [Domain.com].
Ngoài ra bạn được ẩn thông tin tên miền miễn phí và vĩnh viễn, điều này rất ít nơi có, thậm chí tại Việt Nam bạn phải bỏ ra một khoảng tiền để mua nó.
Nếu bạn đang sử dụng domain ở một nơi có mức giá quá cao, hoặc bất mãn với dịch vụ thì hãy nhanh tay transfer về Namesilo ngay nhé.
2. Namecheap
Đây là cái tên không xa lạ gì với những anh em đã làm việc lâu trong lĩnh vực Hosting. Namecheap có lượng khách hàng rất đông đảo và rải khắp trên toàn thế giới, lọt vào một trong những nhà cung cấp domain tốt nhất hiện nay.
Namecheap có rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, hỗ trợ live chat nên nếu bạn biết tiếng Anh sẽ trao đổi trực tiếp với nhân viên rất dễ dàng. Nếu không biết tiếng Anh thì bạn có thể sử dụng Google Translate.
Tuy nhiên, nó vẫn có một điểm yếu đó là giao diện quản lý hơi khó sử dụng, nếu bạn là người mới thì sẽ phải mất một chút thời gian để tìm hiểu hết những tính năng ở đó.
Nếu bạn quan tâm đến nhà cung cấp domain quốc tế thì Namecheap cũng là một sự lựa chọn rất tốt.
IV. Các câu hỏi thường gặp khi mua domain
Ok, phần này mình sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn nhé, đây là những thông tin khá hữu ích và quan trọng mà bạn cần phải biết.
Tên miền Việt Nam là gì?
Là tên miền có phần đuôi mở rộng là .vn
, được quản lý bởi Trung tâm Internet Việt Nam, viết tắt là VNNIC. Đây là đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được thành lập ngày 28/04/2000. Tên miền Trung Quốc sẽ là .cn
, tên miền Mỹ là .us
.
Nếu bạn đang bán hàng tại Việt Nam thì bắt buộc phải mua tên miền .vn thì mới được nhà nước bảo vệ khi có vấn đề tranh chấp hay khiếu nại nhé.
Tên miền Quốc Tế là gì?
Là tên miền có phần đuôi mở rộng không dính đến một quốc gia nào cả, cụ thể là: .com
, .net
, .site
, .store
, .biz
... được quản lý bởi ICANN. Khi mua bạn phải khai báo domain quốc tế, nếu không sẽ bị phạt tiền khá nặng đấy.
Tên miền phổ biến nhất là gì?
Vấn đề phổ biến dựa vào phần đuôi mở rộng nhé các bạn. Đây là một số domain thông dụng:
- .com
- .net
- .vn
- .com.vn
- .net.vn
- .edu.
- .edu.vn
Tức chung quy lại thì ta có 3 loại, thứ nhất là .com
, thứ hai là .net
, và cuối cùng là tên miền quốc gia (.vn
).
Tôi có sở hữu được nhiều tên miền không?
Hoàn toàn được nhé, bạn có thể mua một hoặc nhiều tên miền, miễn là bạn có tiền để gia hạn domain.
Muốn bán lại tên miền thì làm thế nào?
Nếu bạn mua tại Việt Nam và có hợp đồng rõ ràng thì khi giao dịch phải đến nhà cung cấp làm hợp đồng để sửa lại tên chủ sở hữu. Còn nếu bạn mua tại các NCC khác như Namecheap, Godady, Namesilo thì chỉ cần giao kèo nội bộ là được. Tuy nhiên sẽ không được pháp luật bảo vệ nếu có vấn đề tranh chấp, lý do là bạn đang giao dịch lậu (không đóng thuế).
Tôi muốn đổi domain từ NCC này sang NCC khác được không?
Hoàn toàn được, thao tác này ta gọi là [Transfer Domain].
V. Lưu ý khi chọn tên domain đẹp và dễ nhớ
Tên domain rất quan trọng của một website, nó là bộ mặt thương hiệu của bạn nên ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề marketing và truyền thông. Vì vậy bạn cần phải xét đến các tiêu chí như sau:
- Tên domain không quá dài: Những tên domain quá dài thường sẽ không hấp dẫn và rất khó nhớ. Vì vậy bạn nên chọn domain không quá 12 ký tự sẽ giúp ích rất nhiều.
- Không có dấu và gạch ngang: Tên domain mà có dấu sẽ rất khó nhớ, và theo thói quen thì không ai gõ tiếng Việt có dấu cả nhé.
- Chọn phần mở rộng thông dụng: Bạn nên mua .com / .net / .vn vì nó quen thuộc. Không ai nghĩ tới domain .site, .store ... trừ khi bạn mua domain cho site vệ tinh.
- Tên phải dính đến lĩnh vực hoặc thương hiệu: Khi đọc cái tên là người dùng sẽ biết là bạn đang bán gì sẽ giúp ích rất nhiều. Ví dụ bạn bán tinh bột nghệ thì mua domain có từ tinhbotnghe là khách hàng biét bạn bán gì liền.
Trên là 4 tiêu chí mà mình thấy nên áp dụng khi chọn mua domain, bởi nó giúp ích rất nhiều cho vấn đề marketing và SEO.