VPS tốt nhất Việt Nam / VPS nước ngoài nên mua 2024

Tổng hợp danh sách VPS tốt nhất Việt Nam và VPS nước ngoài nên mua 2024 như: Tinohost / Azdigi / Vultr / DigitalOcean .

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng VPS ngày càng nhiều hơn là hosting, bởi chi phí để thuê VPS cao hơn Hosting không bao nhiêu. Hơn nữa nhưng dự án nhỏ sau một thời gian hoạt động sẽ có nhu cầu nâng cấp từ Hosting lên VPS bởi lượng traffic ngày càng đông.

Không phải VPS chỗ nào cũng rẻ và tốt, vì vậy hôm nay mình sẽ tổng hợp một số nhà cung cấp dịch vụ VPS trong và ngoài nước tốt nhất mà bạn có thể tham khảo và đăng ký sử dụng.

I. VPS tốt nhất Việt Nam 2024

Hiện nay, VPS Việt Nam tốt nhất mình thấy có [Tinohost] và [Azdigi].

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Azdigi là thương hiệu được Thạch Phạm phát triển, anh làm một trong những blogger về WordPress đi đầu tại Việt Nam.

Tinohost mới được ra mắt vào năm 2019. Tuy mới sáng lập nhưng họ đã chứng minh được chất lượng dịch vụ cũng như quy trình chăm sóc khách hàng rất chuyên nghiệp.

Ưu điểm khi mua VPS Việt Nam:

  • Dễ dàng thanh toán bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng hoặc thông qua các dịch vụ thanh toán online.
  • Cùng ngôn ngữ nên dễ trao đổi và gửi ticket, cũng như có thể liên hệ trực tiếp đến văn phòng đại diện.

Sau đây là danh sách các nhà cung cấp VPS trong nước tốt nhất.

(1) Tinohost

Tinohost mới thành lập vào đầu năm 2019, với mong muốn trở thành nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất tại Việt Nam nên chất lượng VPS ở đây rất tốt, đặc biệt là bạn sẽ được dùng thử 7 ngày, di chuyển dữ liệu miễn phí.

Mình đang sử dụng hai gói VPS tại đây, đó là gói VPS ProVPS Lite. Điểm mình ưng ý nhất ở đây là nhân viên luôn tôn trọng khách hàng, hỗ trợ ticket không quá 30 phút, đặc biệt nếu bạn cần xử lý gấp thì có thể chát trực tiếp.

Không chỉ có thế, nếu bạn cần mua gấp mà chưa có tiền thanh toán thì có thể chát với nhân viên yêu cầu kích hoạt VPS, và hẹn ngày thanh toán với họ là được.

Hiện họ có hai gói chính, đó là:

  • Cloud VPS dành cho những website lớn, nếu dự án của bạn quan trọng và có traffic lớn thì nên sử dụng gói này nhé.
  • Lite VPS dành cho những website trung bình, thường dành cho những dự án nhỏ hoặc sinh viên đang muốn học cách quản trị VPS.
  • Windows VPS dành cho những dự án muốn chạy trên Windows Server.

Ưu điểm lớn nhất của Tinohost là cơ sở hạ tầng của họ mới đầu tư nên tương đối hiện đại, áp dụng hầu hết các kỹ thuật quản trị và bảo mật tốt nhất.

Khi đăng ký ở đây bạn hãy sử dụng mã TINO30_2020 để được giảm giá 30%.

Vào trang chủ  Lấy mã giảm giá

(2) Azdigi

Vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng VPS tốt nhât Việt Nam là Azdigi.

Azdigi hoạt động đã trên 3 năm nên lượng khác hàng ở đây tương đối lớn, đặc biệt founder của Azdigi là Thạch Phạm, một người rất giỏi trong lĩnh vực WordPress và quản trị Server.

Ngay từ mới thành lập, với tiếng tăm trên cộng đồng WP thì Thạch Phạm đã nhanh chóng đưa dự án đi đến thành công, khách hàng tin tưởng, chất lượng ngày càng được nâng cấp để phục vụ khách hàng.

Dưới đây là một số công nghệ mà họ đang sử dụng:

  • Ổ cứng SSD
  • Ảo hoa KVM
  • Đa dạng các gói
  • Cloud VPS

Ngoài ra còn nhiều tính năng khác mà mình không đề cập đến. Và để mua với giá rẻ thì tốt nhất bạn hãy canh các sự kiện lớn như tết, các ngày lễ để được giảm giá.

Vào trang chủ Lấy mã giảm giá

* Lưu ý: Thứ tự sắp xếp dưới đây được cập nhật 1 ngày một lần so với điểm đánh giá của bạn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm những nhà cung cấp dịch vụ khác như hostvn, hostingviet, ... Tuy nhiên, cá nhân mình thấy hiện nay thì Tinohost vẫn đang là số 1, bởi chất lượng dịch vụ và quy trình chăm sóc khách hàng rất tốt.

II. VPS tốt nhất nước ngoài 2024

VPs nước ngoài được đánh giá là rẻ hơn tại Việt Nam. Tuy nhiên, khi mua ở đây bạn sẽ phải tự làm mọi thứ, họ không hỗ trợ bạn quá nhiều, điều mà các nhà cung cấp VPS Việt Nam vẫn đang làm rất tốt.

Vì vậy, nếu bạn là người có kinh nghiệm sử dụng VPS thì có thể mua VPS nước ngoài, còn không thì hãy mua VPS Việt Nam nhé.

(1) Vultr

Vultr xứng danh là ông trùm trong làng VPS nước ngoài. Lượng khách sử dụng dịch vụ ở đây rất lớn, thậm chí còn lớn hơn cả các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, với những doanh nghiệp lớn họ thuê server thì sẽ chọn VN bởi dễ dàng hơn trong việc làm hợp đồng. Còn anh em làm các dự án bình thường thì đa số chọn ở đây.

Một vài đặc điểm của Vultr:

  • Giá rẻ, chất lượng cũng khá tốt. Chỉ 2.5$/tháng là có được VPS dùng cho một site vừa
  • VPS tính theo giờ nên rất tiện lợi, Khi không muốn dùng bạn tắt VPS đi thì sẽ không tính tiền.
  • Location có mặt khắp thế giới, trong đó có: Singapore Tokyo, Japan là anh em ta yên tâm về tốc độ.

Trang chủ Mã giảm giá

(2) DigitalOcean

DigitalOcean cũng là một trong những nhà cung cấp dịch vụ VPS tốt nhất ở hiện tai.

Điểm mạnh của DigitalOcean  là tài liệu sử dụng khá chi tiết, những bài hướng dẫn cài đặt sẽ giúp bạn dễ dàng sử dụng. Tuy nhiên so với Vultr thì cấu hình của nó vẫn có phần yếu hơn, nên nếu website của bạn vừa phải thì đây cũng là mọt sự lựa chọn tốt.

Location của DigitalOcean có mặt ở 8 vị trí, trong đó có Singapore là cho tốc độ tốt, nên khi đăng ký bạn hãy chọn location này nhé. Nếu bạn chọn nhầm thì có thể liên hệ họ và yêu cầu đổi location.

Trang chủ

(3) Linode

Linode cũng là một nhà cung cấp VPS nước ngoài tốt nhất, đến nay đã hơn 16 năm và hiện đã trở thành một thương hiệu cung cấp VPS nổi tiếng trên thế giới. 

Cấu hình VPS ở đây cũng tương đối cao, tuy nhiên về hệ thống UI/UX cách sử dụng của admin hơi rườm rà nên với những bạn chưa rành về VPS có thể sẽ gặp một chút khó khăn.

Hiện nay họ có 8 vị trí location, trong đó có Singapore và Tokyo là gần Việt Nam nhất.

* Lưu ý: Thứ tự sắp xếp dưới đây được cập nhật 1 ngày một lần so với điểm đánh giá của bạn.

III. VPS là gì?

VPS là gì

VPS là máy chủ ảo, viết tắt của cụm từ Virtual Private Server, được tạo ra từ máy chủ vật lý nên có cấu hình thấp hơn cha của nó nhưng vẫn đầy đủ các chức năng như một máy chủ thực thụ.

Để hiểu rõ hơn về VPS thì bạn phải phân biệt giữa máy chủ vật lý (server) và máy chủ ảo (vps):

  • Server: Là máy tính có cấu hình mạnh, thậm chí laptop của bạn cũng có thể đóng vai trò là một server.
  • VPS: Là máy ảo được tạo ra nhờ các phần cài đặt trên máy chủ. Nếu bạn đã từng sử dụng các phần mềm như ([vm ware], [virtual box]) để tạo ra những máy ảo thì đó cũng có thể được xem là VPS.

Một server có cấu hình cố định, nhưng một VPS thì có thể tùy chỉnh cấu hình như RAM, CPU, Disk, và đương nhiên tổng thông số của tất cả các VPS không được vượt quá thông số của Server.

* Ví dụ: Bạn có một server có Disk là 320GB, bạn chia thành 10 VPS thì tổng số dung lượng Disk của 10 VPS đó không được vượt quá (320GB - dung lượng đã sử dụng của server).

Tóm lại VPS sẽ có một số đặc điểm sau:

  • Server có thể tạo ra nhiều VPS.
  • VPS có thông số thấp hơn Server.
  • Server hoạt động thì các VPS nằm trên server đó mới hoạt động.

IV. Những thông số quan trọng của VPS

Không phải VPS nào cũng cho kết quả giống nhau, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tốt như: thông số cấu hình, vị trí location, các công nghệ áp dụng. Sau đây là những thông tin quan trọng sẽ giúp bạn chọn được VPS tốt nhất.

  • Location: Bạn nên mua những VPS được đặt tại Việt Nam, Singapore, Japan, hoặc một vị trí nào đó gần Việt Nam nhất. Điều này sẽ giúp việc truy cập website từ Việt Nam sẽ nhanh hơn. Đương nhiên nếu dự án của bạn là tiếng Anh thì có thể chọn location bên US, miễn sao gần với đối tượng khách hàng sử dụng website của bạn.
  • RAM: Rất quan trọng, nếu web có traffic nhiều thì RAM quan trọng nhất. Các gói VPS hiện nay có RAM tối thiêu là 1GB, chừng đó là quá đủ cho một websit có traffic dưới 1 triệu / tháng.
  • Hầu hết các gói VPS đều có thể nâng cấp thêm RAM nếu trong quá trình sử dụng bị thiếu.
  • CPU: Là bộ vi xử lý của VPS, nó giúp VPS xử lý các lệnh nhanh hơn. Vì vậy nếu bạn mua gói VPS có CPU càng cao thì tốc độ xử lý càng nhanh. Đa số các gói VPS không cho nâng cấp CPU, thường gói thấp nhất sẽ có CPU 1 core.
  • Disk: Ổ cứng hiện nay hầu hết đã full SSD nên bạn cứ yên tâm về tốc độ. Tuy nhiên bạn phải xem xét dự án của mình có cần nhiều dung lượng không để mua thêm nhé.
  • Bandwidth: Bandwidth hay còn gọi là băn thông, nó là dung lượng giữa các request và response từ server trả về cho client. Hầu hết các gói VPS đều hỗ trợ không giới hạn băng thông, nhưng sẽ bị kìm hãm lại.

V. Phân biệt Hosting - VPS - Server

Phân biệt Hosting - VPS - Server

Để biết cách chọn cấu hình VPS thì bạn phải tìm hiểu thêm một số gói hosting khác, phân biệt được sự khác nhau giữa chúng.

Shared Hosting - Hosting

Shared Hosting là hình thức lưu trữ web phổ biến nhất, và thường dùng dành cho những website - dự án mới mới nên đang còn rất nhỏ. Chi phí mua hosting có thể thấy rất rẻ, nhưng tài nguyên mà bạn nhận được sẽ bị hạn chế rất nhiều so với VPS.

Đúng với tên gọi của nó, shared hosting sẽ chia sẻ các tài nguyên như CPU / RAM / ổ cứng với các hosting khác. Bạn cứ tưởng tượng Server là một chiếc phi thuyền, và bên trong có nhiều phòng khác nhau cho hành khách (hosting). Nếu bạn muốn thuê nguyên chiếc phi thuyền để đi du lịch thì giá rất cao, nên bạn sẽ chọn giải pháp khác là thuê các phòng nhỏ bên trong.

Vì các hosting sử dụng chung tài nguyên nên khi một hosting bất kì bị tấn công, hoặc có lượng truy cập tăng đột biến thì hosting của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng theo.

Dedicated Hosting - Server

Dedicated Hosting là một máy chủ vật lý. Khi bạn thuê server tức là bạn thuê nguyên chiếc máy tính nên mọi tài nguyên về RAM / CPU đều do bạn quản lý. Nếu áp vào ví dụ ở trên thì bạn đã thuê nguyên chiếc phi thuyền rồi đấy.

Vì tự mọi tài nguyên đều do bạn quản lý nên thật hấp dẫn phải không nào? Nhưng bù lại chi phí sẽ đắt hơn rất nhiều so với việc thuê hosting. Gói dedicated hosting này phù hợp với những website có lượng traffic lớn hoặc cần độ bảo mật cao.

Vậy bạn hãy chọn mua server nếu:

  • Website của bạn lớn và có lượng truy cập tăng dần mỗi ngày
  • Bạn cần một nơi để lưu trữ dữ liệu media như phần mềm, video, hình ảnh
  • Bạn cần cài đặt thêm phần mềm hỗ trợ trên hosting
  • Bạn cần sự an toàn / bảo mật cho dự án

VPS Hosting - VPS

VPS là gói đặc biệt nhất, nó nằm giữa hai gói shared và dedicated. Khi bạn chọn VPS thì đồng nghĩa với việc dữ liệu của bạn sẽ được lưu trữ trên cùng một ổ cứng với những VPS khác nằm chung server (chính là gói delicated).

Nghe có vẻ giống với gói shared hosting, nhưng nhìn lại thì nó khác hoàn toàn. Nếu shared hosting dùng chung tài nguyên với nhau thì VPS sẽ được cung cấp một lượng tài nguyên nhấ định, nếu sử dụng, vì vậy giữa các VPS không xảy ra tình trạng gây ảnh hưởng cho nhau.

Khi sử dụng VPS thì bạn sẽ được trải nghiệm như sử dụng một server thực thụ, bởi mọi chức năng đều do bạn quản lý, giá cả lại tương đối rẻ nên rất phù hợp cho những dự án có lượng truy cập trung bình.

Vậy bạn hãy chọn VPS nếu:

  • Bạn sở hữu nhiều website nhỏ nên mua VPS để tiết kiệm.
  • Website của bạn có lượng truy cập nhiều, dữ liệu media nhiều.

VI. Có nên mua VPS không? Mua khi nào?

VPS tốt nhất là như thế nào? VPS là một gói hosting được rất nhiều người chọn mua, tất cả đều do những nguyên dưới đây.

  • Tối ưu hơn: VPS là một máy chủ ảo, được thiết lập lượng tài nguyên cố định và không thể chia sẻ với những VPS khác nên độ an toàn cao hơn hosting. Với hosting, nếu một hosting bất kì bị ddos thì sẽ ảnh hưởng đến tất cả những hosting còn lai. Nhưng với VPS thì mỗi VPS là một IP và tài nguyên riêng biệt nên khi một VPS bị tấn công thì chỉ ảnh hưởng trên chính VPS đó mà thôi.
  • Tự do quản lý dịch vụ: VPS của bạn thì chỉ có bạn mới có quyền can thiệp mà thôi.
  • Bảo mật tốt hơn: Shared hosting thường xảy ra tình trạng local attact, nghĩa là khi một hosting A bị tấn công thì hacker có thể đi vào hosting của bạn một cách dễ dàng. Nhưng VPS thì không có tình trạng này.

Khi nào thì mua VPS?

  • Website của bạn có traffic đang tăng dần: Nếu lượng traffic lớn dần thì bạn không nên sử dụng hosting, không may trong quá trình sử dụng bị quá tải thì web sẽ chậm, thậm chí là bị down time. Lúc này hãy suy nghĩ đến việc nâng cấp lên VPS.
  • Website của bạn chạy quá chậm: Hosting là dùng chung tài nguyên nên nếu một trong những gói hosting nằm chung server sử dụng tài nguyên lớn thì bạn cũng ảnh hưởng theo. Nên khi phát hiện web quá chậm thì hãy thử giải pháp nâng cấp lên VPS nhé.
  • Bạn đang làm dịch vụ website: Nếu bạn đang phát triển website cho nhiều khách hàng thì có thể mua VPS về, chia nhỏ thành từng gói hosting rồi bán lại cho những khách hàng đó. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý và có thể kiếm thêm được một khoảng lợi nhuận.

VII. Các câu hỏi thường gặp về VPS

Nếu những thông tin trên vẫn chưa rõ thì bạn có thể tham khảo một vài câu hỏi mà những người mua VPS thường gặp phải.

(1) VPS có tạo được nhiều gói hosting không?

VPS là một máy chủ ảo nên bản có thể tạo được nhiều gói hosting trên đó, bằng cách tạo ra những package và thiết lập package cho các hosting.

(2) Không VPS thì có sử dụng VPS được không?

Nếu bạn không rành thì tốt nhất là sử dụng control panel như: [cPanel] hoặc [Direct Admin], nó sẽ giúp bạn sử dụng đơn giản hơn.

(3) Nên sử dụng VPS trong nước hay nước ngoài?

Hiện nay VPS tốt nhất nước ngoài vẫn là Vultr, và VPS tốt nhất Việt Nam là Tinohost. Tuy nhiên nếu bạn muốn sử dụng ở Việt Nam thì Tinohost hoặc Azdigi cũng là một giải pháp rất tốt. Nên theo mình nếu bạn sử dụng VPS rành thì có thể sử dụng nước ngoài, còn không thì sử dụng ở Việt Nam, có thể đặt hơn một chút nhưng bù lại bạn được hỗ trợ tốt hơn.

Trên là những chia sẻ để trả lời cho câu hỏi VPS tốt nhất 2024 là gì, có nên mua VPS không và so sánh giữa Hosting - VPS - Server. Chúc bạn chọn được một VPS phù hợp với dự án của mình.

Cùng chuyên mục:

VPS là gì? Nên mua VPS ở đâu?

VPS là gì? Nên mua VPS ở đâu?

Trong bài này mình sẽ giới thiệu khái niệm VPS là gì, so sánh nó…

Cách thay đổi mật khẩu tài khoản Root của VPS Linux

Cách thay đổi mật khẩu tài khoản Root của VPS Linux

Bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thay đổi mật khẩu tài khoản…

Cách kiểm tra thông số VPS / Server bằng lệnh Linux

Cách kiểm tra thông số VPS / Server bằng lệnh Linux

Khi bạn mới mua VPS nhưng không biết liệu nhà cung cấp có cấu hình…

Cách sử dụng phần mềm PuTTY để quản lý VPS

Cách sử dụng phần mềm PuTTY để quản lý VPS

PuTTY là ứng dụng SSH Client, được phát triển trên nền tảng Windows, và là…

Nên mua Hosting / VPS hay Server? Chọn gói nào phù hợp với Traffic?

Nên mua Hosting / VPS hay Server? Chọn gói nào phù hợp với Traffic?

Bạn đang sở hữu website nhưng không biết nên mua VPS hay Hosting gói nào…

Hướng dẫn thanh toán VPS / Hosting bằng Bitcoin thông qua phobitcoin

Hướng dẫn thanh toán VPS / Hosting bằng Bitcoin thông qua phobitcoin

Anh em thường mua Domain, Hosting hay Proxy trên mạng chắc gặp không ít trang…

Hosting tốt nhất 2024: Hosting Việt Nam và nước ngoài

Hosting tốt nhất 2024: Hosting Việt Nam và nước ngoài

Bài khảo sát đánh giá chất lượng dịch vụ VPS/Hosting tại Việt Nam, tại đây…

Thuê hosting tại TinoHost có tốt không?

Thuê hosting tại TinoHost có tốt không?

Thị trường hosting thời 4.0 cực kì sôi nổi với sự ra đời của hàng…

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên hosting Direct Admin

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên hosting Direct Admin

Có rất nhiều phần mềm quản trị hosting nhưng thông dụng nhất vẫn là CPanel…

Những website cung cấp hosting miễn phí tốt nhất 2024

Những website cung cấp hosting miễn phí tốt nhất 2024

Chào các bạn, nói về hosting miễn phí thì hiện nay có trên chục website…

Hướng dẫn đăng ký hosting miễn phí 000webhost và trỏ domain

Hướng dẫn đăng ký hosting miễn phí 000webhost và trỏ domain

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng cách đăng ký gói hosting miễn phí…

Hướng dẫn đăng ký dùng thử Hosting tại AZDIGI

Hướng dẫn đăng ký dùng thử Hosting tại AZDIGI

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng ký dùng thử các gói…

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Hosting CPanel

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Hosting CPanel

Chào các bạn, trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt…

Một số lệnh thường dùng trên VPS Linux

Một số lệnh thường dùng trên VPS Linux

Ở bài trước mình đã giới thiệu sơ lược về cấu trúc folder rồi, vậy…

Cấu trúc Folder trong VPS Linux

Cấu trúc Folder trong VPS Linux

Ở bài trước chúng ta đã được học cách kết nối VPS với Putty và…

Kết nối VPS với Putty - Command line trong VPS Linux

Kết nối VPS với Putty - Command line trong VPS Linux

Như đã giới thiệu ở bài trước, trong bài này mình sẽ giới thiệu command…

Cài đặt phần mềm quản trị VPS trên Windows

Cài đặt phần mềm quản trị VPS trên Windows

Ở bài trước mình đã giới thiệu sơ lược khái niệm Vps là gì rồi…

[VPS Linux] Bài 03: Thao tác với file, thư mục trên VPS

[VPS Linux] Bài 03: Thao tác với file, thư mục trên VPS

Bài trước chúng ta đã học cách truy cập vào server VPS. Trong bài này…

[VPS Linux] Bài 02: Hướng dẫn sử dụng Terminal trên Windows và Linux

[VPS Linux] Bài 02: Hướng dẫn sử dụng Terminal trên Windows và Linux

Ở bài trước mình có giới thiệu cách sử dụng Terminal trên Linux và phần…

[VPS Linux] Bài 01: Hướng dẫn truy cập vào VPS

[VPS Linux] Bài 01: Hướng dẫn truy cập vào VPS

Bài này mình hướng dẫn các bạn cách truy cập vào VPS từ máy Windows…

Top