Cấu trúc Folder trong VPS Linux

Ở bài trước chúng ta đã được học cách kết nối VPS với Putty và cũng tìm hiểu sơ lược về lệnh Command Line trong VPS, vậy thì trong bài này chúng ta sẽ tìm hiểu một phần cũng không kém quan trọng đó là xem cấu trúc folder của một VPS Linux.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

1. Cấu trúc thư mục VPS Linux

Trong hệ thống Linux có rất nhiều thư mục và mỗi thư mục có một nhiệm vụ khác nhau. Nói là nhiều nhưng so sánh với Windows thì linux đơn giản hơn rất nhiều, và thao tác với nó đa số thông qua command line nên nhìn rất chuyên nghiệp. VPS cũng là một máy tính nên khi bạn cài Linux xong nó cũng có đầy đủ các folder đó.

Để xem danh sách các folder thì bạn cần phải đăng nhập vào VPS, sau đó chạy trỏ đến thư mục home bằng lệnh cd /.

cau truc folder linux 1 png

Các bạn để ý kỹ ở hai dòng trong hình nhé, dấu ~ thể hiện là bạn đang ở thư mục của user root, còn dấu / thể hiện là bạn đang ở thư mục gốc (home) của Linux.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Để xem danh sách các folder thì tại thư mục home thì bạn thực hiện lệnh sau ls.

xem folder thu muc home png

Trong danh sách các folder đó bạn cần quan tâm đến một số folder như trong hình sau:

filesystem structure png

Ok, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu chức năng của các folder đó.

2. Chức năng của các folder trong VPS Linux

Sau đây là phần giải thích một số folder ở phần 1.

Thư mục gốc /

Đây là thư mục có cấp thấp nhất, nó chứa tất cả những thư mục và file làm việc của VPS. Tại thư mục này chỉ có user root mới có quyền làm việc trên nó.

Lệnh chuyển tới cd /.

/bin

Đây là thư mục chứa các tập tin thực thi các lệnh của Linux như lệnh ls, nano, grep ... ngoài ra nó cũng chứa các lệnh do user tự định nghĩa. Tất cả các người dùng trên hệ thống đều có quyền sử dụng các lệnh này.

Lệnh chuyển tới: cd /bin.

/sbin

Thư mục chứa các tập tin thực thi của hệ thống, nó cũng có chức năng giống như thư mục bin, tuy nhiên sự khác biệt đó là nó chỉ dành cho người quản trị viên dùng để quản trị hệ thống. Các thư mục thực thi đó là iptables, reboot, fsck, ...

Lệnh chuyển tới: cd /sbin

/etc

Thư mục chứa các tập tin cấu hình của hệ thống và chạy cho tất cả các chương trình trên Linux, cấu hình cho chương trình khởi động hoặc các chương trình đơn lẻ khác như /etc/ssh/sshd_config, /etc/my.cnf.

Lệnh chuyển tới: cd /etc

/dev

Chứa các tập tin thiết bị như thiết bị đầu cuối USB, hoặc bất kì một thiết bị nào được gắn vào hệ thống, ví dụ /dev/sda, dev/usbmon0.

Lệnh chuyển tới: cd /dev

/proc

Thư mục chứa thông tin về tiến trình của hệ thống, các tập tin này sẽ chứa các tiến trình đang chạy.

Lệnh chuyển tới cd /proc

/var

Đây là các tập tin biến đổi, dung lượng của nó sẽ lớn dần theo thời gian. Ví dụ các tập tin hệ thống như log, tập tin lưu trữ dữ liệu, thư điện tử, hàng đợi, ...

Lệnh chuyển tới cd /var

/tmp

Thư mục chứa các tập tin tạm thời, các tập tin tạm sẽ bị xóa khi hệ thống khởi động lại.

Lệnh chuyển tới cd /tmp

/usr

Chứa các tập tin thực thi, thư viện, tài liệu mã nguồn cho các chương trình mức độ thứ hai.

Lệnh chuyển tới cd /usr

/home

Thư mục của người dùng, chứa các tập tin dùng cho hệ thống theo người dùng. Ví dụ /home/freetuts.

Lệnh chuyển tới cd /home

/boot

Chứa các tập tin của chương trình khởi động máy.

Lệnh chuyển tới cd /boot

/lib

Chứa các tập tin thư viện của hệ thống, các tập tin này hỗ trợ cho các tập tin trong thư mục /bin/sbin.

Lệnh chuyển tới cd /lib

/opt

Chứa các ứng dụng tùy chọn hoặc thêm.

Lệnh chuyển tới cd /otp

/media

Chứa các tập tin thiết bị tháo lắp, ví dụ /media/cdrom cho CD-ROM; /media/floppy cho ổ đĩa mềm; /media/cdrecorder cho ổ đĩa ghi CD.

Lệnh chuyển tới cd /media

/srv

Chứa dữ liệu liên quan đến dịch vụ trên máy chủ.

Lệnh chuyển tới cd /srv

Như vậy có rất nhiều thư mục phải không các bạn, và để nhớ hết thì tương đối đơn giản, bạn chỉ cần làm việc với nó một thời gian là sẽ nhớ, hoặc bạn suy diễn ý nghĩa của từng thư mục dựa vào tên tiếng Anh của nó.

3. Các folder cần chú ý trên VPS

Có rất nhiều folder, tuy nhiên khi làm việc với VPS thì chúng ta chỉ cần chú ý tới một số folder sau.

Thư mục Ý nghĩa
/ Thư mục gốc
/etc Chứa các file cấu hình của VPS
/var Chứa các thư mục dữ liệu được sử dụng bởi các ứng dụng trên VPS
/home Chứa dữ liệu của từng user đang sử dụng VPS, ngoại trừ user root
/tmp Chứa file tạm
/usr Những file mã nguồn và nó sẽ không thay đổi nội dung sau khi cài đặt
/bin Chứa các lệnh Linux

Trong danh sách 7 thư mục trên thì chúng ta chủ yếu làm việc với ba thư mục đó là:

  • /etc
  • /home
  • /var

4. Tự thực hành xem các file trong từng folder

Bây giờ để dễ nhớ thì bạn hãy sử dụng lệnh cd để di chuyển qua các folder, sau đó sử dụng lệnh ls để xem các file của từng folder đó. Như trong hình là mình xem cho thư mục /bin.

xem cac file trong folder png

5. Lời kết

Như vậy là mình đã giới thiệu xong danh sách các folder quan trọng trong hệ điều hành Linux nói chung và VPS nói riêng. Đối với VPS thì bạn chỉ cần chú ý đến một số thư mục mà ở mục 3 mình đã liệt kê nhé. Bài này mình xin dừng ở đây, bài tiếp theo mình sẽ giới thiệu danh sách các lệnh hay dùng để thao tác trên Linux và VPS.

Cùng chuyên mục:

VPS là gì? Nên mua VPS ở đâu?

VPS là gì? Nên mua VPS ở đâu?

Trong bài này mình sẽ giới thiệu khái niệm VPS là gì, so sánh nó…

Cách thay đổi mật khẩu tài khoản Root của VPS Linux

Cách thay đổi mật khẩu tài khoản Root của VPS Linux

Bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thay đổi mật khẩu tài khoản…

Cách kiểm tra thông số VPS / Server bằng lệnh Linux

Cách kiểm tra thông số VPS / Server bằng lệnh Linux

Khi bạn mới mua VPS nhưng không biết liệu nhà cung cấp có cấu hình…

Cách sử dụng phần mềm PuTTY để quản lý VPS

Cách sử dụng phần mềm PuTTY để quản lý VPS

PuTTY là ứng dụng SSH Client, được phát triển trên nền tảng Windows, và là…

Nên mua Hosting / VPS hay Server? Chọn gói nào phù hợp với Traffic?

Nên mua Hosting / VPS hay Server? Chọn gói nào phù hợp với Traffic?

Bạn đang sở hữu website nhưng không biết nên mua VPS hay Hosting gói nào…

Hướng dẫn thanh toán VPS / Hosting bằng Bitcoin thông qua phobitcoin

Hướng dẫn thanh toán VPS / Hosting bằng Bitcoin thông qua phobitcoin

Anh em thường mua Domain, Hosting hay Proxy trên mạng chắc gặp không ít trang…

VPS tốt nhất Việt Nam / VPS nước ngoài nên mua 2025

VPS tốt nhất Việt Nam / VPS nước ngoài nên mua 2025

Hiện nay, nhu cầu sử dụng VPS ngày càng nhiều hơn là hosting, bởi chi…

Hosting tốt nhất 2025: Hosting Việt Nam và nước ngoài

Hosting tốt nhất 2025: Hosting Việt Nam và nước ngoài

Bài khảo sát đánh giá chất lượng dịch vụ VPS/Hosting tại Việt Nam, tại đây…

Thuê hosting tại TinoHost có tốt không?

Thuê hosting tại TinoHost có tốt không?

Thị trường hosting thời 4.0 cực kì sôi nổi với sự ra đời của hàng…

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên hosting Direct Admin

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên hosting Direct Admin

Có rất nhiều phần mềm quản trị hosting nhưng thông dụng nhất vẫn là CPanel…

Những website cung cấp hosting miễn phí tốt nhất 2025

Những website cung cấp hosting miễn phí tốt nhất 2025

Chào các bạn, nói về hosting miễn phí thì hiện nay có trên chục website…

Hướng dẫn đăng ký hosting miễn phí 000webhost và trỏ domain

Hướng dẫn đăng ký hosting miễn phí 000webhost và trỏ domain

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng cách đăng ký gói hosting miễn phí…

Hướng dẫn đăng ký dùng thử Hosting tại AZDIGI

Hướng dẫn đăng ký dùng thử Hosting tại AZDIGI

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng ký dùng thử các gói…

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Hosting CPanel

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Hosting CPanel

Chào các bạn, trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt…

Một số lệnh thường dùng trên VPS Linux

Một số lệnh thường dùng trên VPS Linux

Ở bài trước mình đã giới thiệu sơ lược về cấu trúc folder rồi, vậy…

Kết nối VPS với Putty - Command line trong VPS Linux

Kết nối VPS với Putty - Command line trong VPS Linux

Như đã giới thiệu ở bài trước, trong bài này mình sẽ giới thiệu command…

Cài đặt phần mềm quản trị VPS trên Windows

Cài đặt phần mềm quản trị VPS trên Windows

Ở bài trước mình đã giới thiệu sơ lược khái niệm Vps là gì rồi…

[VPS Linux] Bài 03: Thao tác với file, thư mục trên VPS

[VPS Linux] Bài 03: Thao tác với file, thư mục trên VPS

Bài trước chúng ta đã học cách truy cập vào server VPS. Trong bài này…

[VPS Linux] Bài 02: Hướng dẫn sử dụng Terminal trên Windows và Linux

[VPS Linux] Bài 02: Hướng dẫn sử dụng Terminal trên Windows và Linux

Ở bài trước mình có giới thiệu cách sử dụng Terminal trên Linux và phần…

[VPS Linux] Bài 01: Hướng dẫn truy cập vào VPS

[VPS Linux] Bài 01: Hướng dẫn truy cập vào VPS

Bài này mình hướng dẫn các bạn cách truy cập vào VPS từ máy Windows…

Top