VPS là gì? Nên mua VPS ở đâu?

Trong bài này mình sẽ giới thiệu khái niệm VPS là gì, so sánh nó với Hosting và chọn một VPS để thực hành trong quá trình học, mình khuyên bạn nên mua tại link mà mình cung cấp bởi như vậy bạn sẽ được hỗ trợ ở cuối khóa học này, mình chỉ hỗ trợ cho những bạn mua qua link của mình.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

# VPS là gì?

VPS hay còn gọi là máy chủ ảo, là chữ viết tắt của Virtual Private Server, nó được tạo ra từ một máy chủ vật lý bằng cách sử dụng các phần mềm ảo hóa (virtualization software).

vps servers png

VPS được xem như là một server thực thụ, sự khác biệt đó là nó được tạo ra từ một server chính, nên nó có đầy đủ các tính chất của một server. Lý do người ta chia server ra thành nhiều VPS đó chủ yếu là họ muốn bán server với chi phí cực rẻ, phù hợp với những khách hàng không có điều kiện để mua server.

VPS chạy độc lập với nhau giống như hai máy tính tách biệt nên không có chuyện bị tấn công local attack, giúp mã nguồn website của bạn được an toàn hơn. Bạn có đầy đủ quyền như khởi động VPS, tắt VPS, tạo ra HOSTING để bán lại cho các khách hàng khác.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Mỗi VPS đều sở hữu thông số RAM, CPU và HDD tách biệt nhau, vì vậy bạn hoàn toàn có quyền sử dụng full tài nguyên đó, bạn có quyền tạo ra các gói Shared Hosting và đương nhiên chúng sẽ sử dụng chung cấu hình RAM và CPU đó. Ví dụ server có 6 cores/12 threads và bạn chia thành 3 VPS, mỗi VPS sẽ là 2 cores/4 threads, giả sử bạn tạo ra 50 gói shared host cho mỗi VPS thì 50 gói hosting đó sẽ sử dụng chia sẻ trong phạm vi 2 cores/4 threads.

Nếu ban là người không rành sử dụng VPS thì ban có thể mua thêm gói control pannel như CPanel, Direct Admin để quản trị với giao diện web rất trực quan, còn nếu bạn rành thì có thể tự mình cài đặt web server, cấu hình tạo các gói shared host bằng lệnh command line, đây chính là mục đích trong series học VPS này.

# Một số lưu ý khi mua VPS

Trước khi mua VPS bạn cần phải nắm rõ một số thông tin nhu cầu sử dụng của mình để từ đó chọn gói phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí nhất, và dưới đây là một số câu hỏi mình liệt kê ra để bạn tham khảo.

Dung lượng ở cứng bao nhiêu?

Bạn phải xem nhu cầu sử dụng ổ cứng là bao nhiêu, nên sử dụng HDD hay SSD (đa số hiện nay đã lên SSD). Thường khi bạn cài đặt hệ điều hành thì tốn trong khoảng 1GB dung lượng, vì vậy bạn phải cộng nó vào nữa nhé. Giả sử nhu cầu bạn sử dụng là 15GB thì bạn phải mua gói tầm 20Gb là quá OK. Nếu website của bạn sử dụng nhiều hình ảnh và video thì mình nghĩ ban phải mua dư nhiều nhiều ra, vì trong quá trình sử dụng sẽ upload lên rất là nhiều.

Bạn cần bao nhiêu RAM?

Máy tính nào cũng cần có RAM để hoạt động, và thông số của RAM càng nhiều thì máy tính của bạn hoạt động tốt hơn. VPS cũng vậy, nó là một máy tính ảo thu gọn nên cũng rất cần RAM, càng nhiều RAM thì tốc độ xử lý tính toán càng nhanh, lưu trữ cache càng nhiều. Thường thì tối thiểu RAM cho 1 VPS phải trên 512MB, nên khi ban mua phải xem kỹ cấu hình này.

Bạn cần bao nhiêu CPU CORES

Nếu website của bạn chạy chậm thì bạn phải xem xét VPS bao nhiêu CORE, nếu 1 CORE thì bạn sẽ nâng lên thành 2 CORE. Nó giống nhu RAM vậy, CORE càng nhiều thì tốc độ xủ lý càng nhanh và website chạy càng mượt hơn. Bạn nên chọn gói tối thiểu là 1GB RAM cho 1 CORE, ví dụ bạn chạy gói 2 CORE thì bạn nên mua 2GB RAM, nếu có điều kiện thì mua 2GB RAM cho 1 CORE.

Tốc độ băng thông là bao nhiêu?

Hiện nay đa số băng thông là unlimited, tuy nhiên bạn cần xem kỹ là tốc độ họ giới hạn tối đa cho việc truyền tải là bao nhiêu, các gói rẻ thì tốc độ kết nối càng bị giới hạn, tốc độ lý tưởng là 1Gb/s.

Thường người ta sẽ giới hạn VPS là 100MB/S, chừng đó là hoạt động tốt rồi, nhưng khi website của bạn trở nên chậm thì ban phải nâng nó lên, và thông số lý tưởng đó là 1Gb/s.

VPS có hỗ trợ nâng cấp không?

Điểm này rất quan trọng nhé, nếu họ không cho phép bạn nâng cấp gói VPS trong quá trình sử dụng mà phải mua gói mới thì bạn nên bỏ ngày, tìm một nơi khác để mua.

Hệ điều hành bạn muốn là gì?

Điều này phụ thuộc vào công nghê mà bạn sử dụng để xây dựng website. Giả sử bạn sử dụng PHP thì bạn nên sử dụng Linux, ASP thì sử dụng Window. Trong series này mình sẽ hướng dẫn bạn sử dụng Ubuntu nhé.

Bạn muốn chạy bao nhiêu website trên VPS?

Bạn nên xác định chạy bao nhiêu site trên VPS, nếu chạy nhiều thì phải thực hiện chia tài nguyên ra, lúc này phải chọn gói VPS có cấu hình mạnh. Thường thì 1 gói VPS bạn có thể chạy 8 website nhỏ, nhưng nếu bạn chạy HTML tĩnh thì xem như là không giới hạn số site.

# Một số nơi mua VPS uy tín

Hiện nay có rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ VPS chất lượng, trong nước cũng có và ngoài nước cũng có, và trong phần này mình sẽ gợi ý cho cả trong nước và ngoài nước.

VPS Việt Nam

Bạn có thể sử dụng dịch vụ của AZDIGI, VHOST, HOSTVN, TECHHOST

VPS nước ngoài

bạn có thể sử dụng của DIGITALOCEAN, VULTR. Nghe bảo OVH cũng rất tốt.

# Lời kết

Như vậy trong bài này mình đã giới thiệu xong sơ lược khái niệm VPS là gì, cũng đã hướng dẫn các bạn nên mua VPS ở đâu và nên cân nhắc trước khi chọn mua VPS. Đây là bài đầu tiên trong loạt series hướng dẫn sử dụng VPS nên mình rất hy vọng sẽ gặt hái được nhiều lời cám ơn từ các bạn.

Cùng chuyên mục:

Cách thay đổi mật khẩu tài khoản Root của VPS Linux

Cách thay đổi mật khẩu tài khoản Root của VPS Linux

Bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách thay đổi mật khẩu tài khoản…

Cách kiểm tra thông số VPS / Server bằng lệnh Linux

Cách kiểm tra thông số VPS / Server bằng lệnh Linux

Khi bạn mới mua VPS nhưng không biết liệu nhà cung cấp có cấu hình…

Cách sử dụng phần mềm PuTTY để quản lý VPS

Cách sử dụng phần mềm PuTTY để quản lý VPS

PuTTY là ứng dụng SSH Client, được phát triển trên nền tảng Windows, và là…

Nên mua Hosting / VPS hay Server? Chọn gói nào phù hợp với Traffic?

Nên mua Hosting / VPS hay Server? Chọn gói nào phù hợp với Traffic?

Bạn đang sở hữu website nhưng không biết nên mua VPS hay Hosting gói nào…

Hướng dẫn thanh toán VPS / Hosting bằng Bitcoin thông qua phobitcoin

Hướng dẫn thanh toán VPS / Hosting bằng Bitcoin thông qua phobitcoin

Anh em thường mua Domain, Hosting hay Proxy trên mạng chắc gặp không ít trang…

VPS tốt nhất Việt Nam / VPS nước ngoài nên mua 2024

VPS tốt nhất Việt Nam / VPS nước ngoài nên mua 2024

Hiện nay, nhu cầu sử dụng VPS ngày càng nhiều hơn là hosting, bởi chi…

Hosting tốt nhất 2024: Hosting Việt Nam và nước ngoài

Hosting tốt nhất 2024: Hosting Việt Nam và nước ngoài

Bài khảo sát đánh giá chất lượng dịch vụ VPS/Hosting tại Việt Nam, tại đây…

Thuê hosting tại TinoHost có tốt không?

Thuê hosting tại TinoHost có tốt không?

Thị trường hosting thời 4.0 cực kì sôi nổi với sự ra đời của hàng…

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên hosting Direct Admin

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên hosting Direct Admin

Có rất nhiều phần mềm quản trị hosting nhưng thông dụng nhất vẫn là CPanel…

Những website cung cấp hosting miễn phí tốt nhất 2024

Những website cung cấp hosting miễn phí tốt nhất 2024

Chào các bạn, nói về hosting miễn phí thì hiện nay có trên chục website…

Hướng dẫn đăng ký hosting miễn phí 000webhost và trỏ domain

Hướng dẫn đăng ký hosting miễn phí 000webhost và trỏ domain

Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng cách đăng ký gói hosting miễn phí…

Hướng dẫn đăng ký dùng thử Hosting tại AZDIGI

Hướng dẫn đăng ký dùng thử Hosting tại AZDIGI

Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng ký dùng thử các gói…

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Hosting CPanel

Hướng dẫn cài đặt WordPress trên Hosting CPanel

Chào các bạn, trong bài này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt…

Một số lệnh thường dùng trên VPS Linux

Một số lệnh thường dùng trên VPS Linux

Ở bài trước mình đã giới thiệu sơ lược về cấu trúc folder rồi, vậy…

Cấu trúc Folder trong VPS Linux

Cấu trúc Folder trong VPS Linux

Ở bài trước chúng ta đã được học cách kết nối VPS với Putty và…

Kết nối VPS với Putty - Command line trong VPS Linux

Kết nối VPS với Putty - Command line trong VPS Linux

Như đã giới thiệu ở bài trước, trong bài này mình sẽ giới thiệu command…

Cài đặt phần mềm quản trị VPS trên Windows

Cài đặt phần mềm quản trị VPS trên Windows

Ở bài trước mình đã giới thiệu sơ lược khái niệm Vps là gì rồi…

[VPS Linux] Bài 03: Thao tác với file, thư mục trên VPS

[VPS Linux] Bài 03: Thao tác với file, thư mục trên VPS

Bài trước chúng ta đã học cách truy cập vào server VPS. Trong bài này…

[VPS Linux] Bài 02: Hướng dẫn sử dụng Terminal trên Windows và Linux

[VPS Linux] Bài 02: Hướng dẫn sử dụng Terminal trên Windows và Linux

Ở bài trước mình có giới thiệu cách sử dụng Terminal trên Linux và phần…

[VPS Linux] Bài 01: Hướng dẫn truy cập vào VPS

[VPS Linux] Bài 01: Hướng dẫn truy cập vào VPS

Bài này mình hướng dẫn các bạn cách truy cập vào VPS từ máy Windows…

Top