REACT NATIVE CĂN BẢN
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

FlatList trong React Native

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về FlatList trong React Native, giúp bạn tạo danh sách dễ dàng.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Có rất nhiều cách để tạo một danh sách trong React Native nhưng nổi bật và sử dụng nhiều nhất đó là ScrollView và ListView. Mỗi loại đều có điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Từ phiên bản v0.43, React Native cung cấp thêm một component rất hữu ích cho việc tạo một danh sách đó là FlatList.

1. FlatList là gì?

FlatList là một component cho phép tạo một danh sách cuộn một cách nhanh chóng và hiệu quả với API đơn giản. Chức năng của FlatList giống so với ListView nhưng hiệu quả hơn rất nhiều. Khi tạo một danh sách bằng ListView thì các đoạn mã khá dài dòng:

....
export default App = () => {
  const data = [
    {
      id: 1,
      name: "Item 1",
    },
    {
      id: 2,
      name: "Item 2",
    },
    {
      id: 3,
      name: "Item 3",
    },
    {
      id: 4,
      name: "Item 4",
    },
  ];
  return (
    <View style={styles.container}>
      {data.map((value, index) => {
        return <Item name={value.name} key={value.id} />;
      })}
    </View>
  );
};
...

Nhưng đối với FlatList thì không cần phải sử dụng vòng lặp để định dạng lại dữ liệu, chỉ cần truyền vào prop data một mảng dữ liệu là được.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

...
export default App = () => {
  const data = [
    {
      id: 1,
      name: "Item 1",
    },
    {
      id: 2,
      name: "Item 2",
    },
    {
      id: 3,
      name: "Item 3",
    },
    {
      id: 4,
      name: "Item 4",
    },
  ];
  return (
    <View style={styles.container}>
      <FlatList
        data={data}
        renderItem={({ item }) => <Item name={item.name} />}
        keyExtractor={item => item.id}
      />
    </View>
  );
};
...

Có thể khẳng định việc sử dụng FlatList đơn giản hơn nhiều, ở đây có 2 props chính cần được truyền vào đó là datarenderItem.

<FlatList data = {DATA} renderItem = {({item}) => <Component .../> }

2. Sử dụng FlatList trong React Native

Có 2 props chính cần được truyền vào FlatList đó là datarenderItem . Với prop data chúng ta cần truyền vào một mảng dữ liệu dùng để tạo danh sách cụ thể là một array object và props thứ 2 là một function dùng để lấy 1 phần tử riêng lẻ trong array và render component ở bên trong function đó. Đọc đến đây có vẻ hơi khó hiểu nên chúng ta sẽ đi vào một ví dụ cụ thể bên dưới.

Bài viết này chúng ta sẽ xây ví dụ về hiển thị danh sách người dùng từ một danh sách lấy từ API, và sử dụng FlatList để hiển thị thông tin người dùng. Chúng ta sẽ thực hiện gọi API khi component đã được render bằng useEffect hooks.

// file: index.js

import React, { useEffect, useState } from "react";
import { StyleSheet, View, Text, FlatList } from "react-native";
import Item from "./components/Item";
export default App = () => {
  const [data, setData] = useState("");
  const baseURL = "https://5df8a4c6e9f79e0014b6a587.mockapi.io/freetuts/users";

  useEffect(function () {
    fetch(baseURL)
      .then((e) => e.json())
      .then((rep) => setData(rep))
      .catch((err) => {
        setData([]);
      });
  }, []);

  return (
    <View style={styles.container}>
​         <Text style={styles.loadingText}>Loading...</Text>
    </View>
  );
};
const styles = StyleSheet.create({
  container: {
    flex: 1,
    flexDirection: "column",
    marginTop: 20,
    justifyContent: "center",
  },
  loadingText: {
    alignSelf: "center",
  },
});

Để sử dụng life cycle componentDidMount trong một functional component thì chúng ta sẽ sử dụng useEffect và truyền vào một mảng rỗng. Sau khi component đã được update thì chúng ta sẽ thực hiện gọi API lấy người dùng và cập nhật lại state data. Khi data được cập nhật thành công thì sẽ sử dụng FlatList để tạo danh sách.


...
 return (
    <View style={styles.container}>
      {data === "" ? (
        <Text style={styles.loadingText}>Loading...</Text>
      ) : (
        <FlatList
          data={data}
          renderItem={({ item }) => <Item name={item.name} />}
          keyExtractor={(item) => item.id}
        />
      )}
    </View>
  );

..

Prop data sẽ được truyền vào state data, renderItem sẽ được truyền vào một function, chúng ta sẽ gọi component item cần được render ở trong function này. Ở ví dụ này là component Item, đầy đủ của file App.jscomponent/Item.js sẽ như sau.

//file: App.js

import React, { useEffect, useState } from "react";
import { StyleSheet, View, Text, FlatList } from "react-native";
import Item from "./components/Item";
export default App = () => {
  const [data, setData] = useState("");
  const baseURL = "https://5df8a4c6e9f79e0014b6a587.mockapi.io/freetuts/users";

  useEffect(function () {
    fetch(baseURL)
      .then((e) => e.json())
      .then((rep) => setData(rep))
      .catch((err) => {
        setData([]);
      });
  }, []);

  return (
    <View style={styles.container}>
      {data === "" ? (
        <Text style={styles.loadingText}>Loading...</Text>
      ) : (
        <FlatList
          data={data}
          renderItem={({ item }) => <Item name={item.name} />}
          keyExtractor={(item) => item.id}
        />
      )}
    </View>
  );
};
const styles = StyleSheet.create({
  container: {
    flex: 1,
    flexDirection: "column",
    marginTop: 20,
    justifyContent: "center",
  },
  loadingText: {
    alignSelf: "center",
  },
});
//file : components/Item.js

import React from "react";
import { StyleSheet, View, Text } from "react-native";

export default function Item({name}) {
  return (
    <View style={styles.items}>
      <Text style={styles.itemText}>{name}</Text>
    </View>
  );
}

const styles = StyleSheet.create({
  items: {
    backgroundColor: "#fd79a8",
    margin: 10,
    height: 50,
    padding: 15,
    borderRadius: 10,
  },
  itemText: {
    color: "white",
  },
});

Khởi chạy dự án bằng cách mở terminal và gõ dòng lệnh:

npm start

Chúng ta sẽ nhận được một danh sách người dùng như sau:

react native freetuts jpg

Trong bài viết này chúng ta đã cùng nhau đi tìm hiểu về FlatList trong React Native, đây là một component khá hay và rất dễ dàng sử dụng khi chúng ta muốn làm việc với List trong React Native. Rất mong bài viết sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình học tập với React Native.

Cùng chuyên mục:

Image trong React Native

Image trong React Native

Image hỗ trợ việc hiển thị ảnh bằng rất nhiều cách khác nhau bao gồm…

Layout trong Reat Native với FlexBox

Layout trong Reat Native với FlexBox

Trong một ứng dụng thì giao diện là thứ quan trọng và mất khá nhiều…

Thuộc tính Style trong React Native

Thuộc tính Style trong React Native

Các thành phần trong React Native cơ bản nhất

Các thành phần trong React Native cơ bản nhất

Để làm quen với React Native thì chúng ta sẽ phải hiểu một vài khái…

Cài đặt Expo - Môi trường xây dựng ứng dụng React Native

Cài đặt Expo - Môi trường xây dựng ứng dụng React Native

React Native là gì? Có nên học React Native không?

React Native là gì? Có nên học React Native không?

Top