PANDAS
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Thông báo: Download 4 khóa học Python từ cơ bản đến nâng cao tại đây.

Tìm hiểu Series, DataFrame và Index trong Pandas

Trong bài trước ta đã tìm hiểu về pandas cũng như cách cài đặt thư viện này, vậy thì trong bài này ta sẽ tìm hiểu về Pandas Object, một kiến thức quan trọng khi học Pandas.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Ở mức độ cơ bản nhất thì bạn có thể hiểu Pandas object giống như phiên bản nâng cấp của NumPy Structured Array (bài cuối cùng trong chương NumPy), trong đó các hàng và cột được xác định bằng nhãn (label) thay vì bằng các số nguyên như chỉ mục truyền thống.

Trong bài này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu ba kiểu cấu trúc dữ liệu của Pandas: Series, DataFrameIndex.

1. Pandas Series Object

Series trong Pandas có thể hiểu đơn giản chính là mảng một chiều. Nó có thể được tạo từ một mảng đơn giản như sau:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

In[2]
freetuts_views = pd.Series([1232, 3234, 3250, 2222])

freetuts_views
Out[2]
0    1232
1    3234
2    3250
3    2222
dtype: int64

Như ta có thể ở output, Series bao gồm cả mảng dữ liệu và một mảng chỉ mục (index) mà ta có thể truy cập qua 2 thuộc tính values index.

Với values thì giá trị trả về chính là một mảng NumPy:

In[3]
freetuts_views.values
Out[3]
array([1232, 3234, 3250, 2222], dtype=int64)

Còn index thì giá trị trả về có kiểu object pd.Index (ta sẽ nói rõ ở chương 3):

In[4]
freetuts_views.index
Out[4]
RangeIndex(start=0, stop=4, step=1)

Giống như NumPy, dữ liệu có thể được truy cập theo cách truyền thống như sau:

In[5]
freetuts_views[2]
Out[5]
3250

Hoặc sử dụng array slicing:

In[6]
freetuts_views[0:3]
Out[6]
0    1232
1    3234
2    3250
dtype: int64

Nhìn chung ta có thể thấy rằng Series trong pandas ngoài việc giống như ndarray trong NumPy được tổng quát hoá thì nó còn tiện dụng hơn khá nhiều.

2. Pandas DataFrame Object

Tiếp theo chúng ta sẽ đến với DataFrame. Giống như Series, ta có thể hiểu đơn giản DataFrame chính là một mảng NumPy 2 chiều hoặc là một kiểu dictionary "đặc biệt" trong Python, ta sẽ nói về từng trường hợp cụ thể để dễ hình dung về object này nhé.

DataFrame là mảng NumPy

Nếu như Series trong NumPy có thể hiểu như mảng 1 chiều với việc hỗ trợ chỉ mục linh hoạt hơn, thì DataFrame chính là Series ở dạng mảng 2 chiều, trong đó DataFrame cho phép truy cập vào hàng (bằng chỉ mục) và vào cột (bằng tên cột) rất linh hoạt.

Để tìm hiểu rõ về cơ chế này, đầu tiên ta sẽ tạo một Series chứa dữ liệu dân số của một số tỉnh / thành phố trên Việt Nam:

In[7]
population_dict = {'TP.HCM': 8993, 'Hanoi': 8053, 'Lam Dong': 1297, 'Quang Tri': 623}

population = pd.Series(population_dict)
population
Out[7]
TP.HCM       8993
Hanoi        8053
Lam Dong     1297
Quang Tri     623
dtype: int64

Ta tiếp tục tạo thêm 1 series chứa dữ liệu diện tích của các tỉnh / thành phố tương ứng:

In[8]
area_dict = {'TP.HCM': 2061, 'Hanoi': 3359, 'Lam Dong': 9765, 'Quang Tri': 4746}

area = pd.Series(area_dict)
area
Out[8]
TP.HCM       2061
Hanoi        3359
Lam Dong     9765
Quang Tri    4746
dtype: int64

Sau khi đã có 2 series trên, ta tiến hành tạo một DataFrame với 2 cột "population" và "area" tương ứng:

In[9]
vietnam = pd.DataFrame({'Dân số': population, 'Diện tích': area})

vietnam
Out[9]
	 Dân số	 Diện tích
TP.HCM	 8993	   2061
Hanoi	 8053	   3359
Lam Dong 1297	   9765
Quang Tri 623	    4746

1 png

Như trong bài 1 mình đã đề cập, ta có thể DataFrame khá tương tự với Excel, do vậy các bạn sẽ rất dễ làm quen với nó.

Tương tự như Series, DataFrame cũng có thuộc tính index để truy cập vào mảng chỉ mục:

In[10]
vietnam.index
Out[10]
Index(['TP.HCM', 'Hanoi', 'Lam Dong', 'Quang Tri'], dtype='object')

Thêm vào đó, DataFrame còn có thuộc tính columns, thuộc tính này trả về mảng chứa chỉ mục (nhãn) của từng cột tương ứng:

In[11]
vietnam.columns
Out[11]
Index(['Dân số', 'Diện tích'], dtype='object')

DataFrame là Dictionary

Tương tự như việc hình dung DataFrame là mảng 2 chiều thì điều đó cũng tương tự với kiểu Dictionary trong Python. Với Dictionary ta có cặp key - value tương ứng thì DataFrame map tên cột với series tương ứng. Ví dụ:

In[12]
vietnam['Dân số']
Out[12]
TP.HCM       8993
Hanoi        8053
Lam Dong     1297
Quang Tri     623
Name: Dân số, dtype: int64

Và ta có thể lấy dữ liệu như đang thao tác với mảng bình thường bằng 2 cách:

In[13]
print("Dân số TP.HCM: ", vietnam['Dân số']['TP.HCM'])
print("Dân số TP.HCM: ", vietnam['Dân số'][0])
Out[13]
Dân số TP.HCM:  8993
Dân số TP.HCM:  8993

Các cách để tạo DataFrame

Có khá nhiều cách để tạo nên DataFrame, ta sẽ đến với một số cách tạo phổ biến:

Tạo DataFrame từ một series

In[14]
pd.DataFrame(population, columns=['Dân số'])
Out[14]
        Dân số
TP.HCM	 8993
Hanoi	 8053
Lam Dong 1297
Quang Tri 623

Tạo DataFrame từ List của Dictionary

Ta có thể tạo một DataFrame từ List của Dictionary như sau:

In[15]
data = [{'a': 1, 'b': 2, 'c': 'Freetuts.net'}]

pd.DataFrame(data)
Out[15]
	a	b	c
0	1	2	Freetuts.net

Một điều quan trọng là kể cả khi một vài giá trị bị thiếu, pandas vẫn sẽ tạo ra DataFrame cho ta và các giá trị bị thiếu sẽ được điền là NaN (not a number):

In[16]
pd.DataFrame([{'a': 1, 'b': 2}, {'b': 3, 'c': 'Freetuts.net'}])
          a	b	  c
0	1.0	2	NaN
1	NaN	3	Freetuts.net

Chúng ta sẽ nói về xử lý NaN trong pandas ở các bài sau.

Tạo DataFrame từ một Dictionary chứa các Series

Ta đã nói về cách tạo này ở ví dụ đầu tiên trong phần này. Nếu ta truyền vào một Dictionary thì cặp key - value tương ứng sẽ là cột - series dữ liệu:

In[17]
vietnam = pd.DataFrame({'Dân số': population, 'Diện tích': area})

vietnam
In[17]
              Dân số     Diện tích
TP.HCM	        8993	  2061
Hanoi	        8053	 3359
Lam Dong	1297	9765
Quang Tri	623	4746

Tạo DataFrame từ mảng 2 chiều NumPy

Với một mảng dữ liệu 2 chiều, ta có thể tạo nên DataFrame đi kèm với tham số columns với giá trị là tên của các cột tương ứng:

In[18]
pd.DataFrame([[4324, 1242], [6788, 7334]], columns=['Pandas', 'NumPy'])
Out[18]
       Pandas	NumPy
0	4324	1242
1	6788	7334

Ta có thể truyền thêm tham số index để đặt nhãn cho các hàng tương ứng, chẳng hạn:

In[19]
pd.DataFrame(
    [[4324, 1242], [6788, 7334]], 
    columns=['Pandas', 'NumPy'], 
    index=['download', 'stars'])
            Pandas	NumPy
download    4324	1242
stars	    6788	7334

Tạo DataFrame từ Structured Array của NumPy

Trong chương NumPy ở bài cuối cùng thì mình đã giới thiệu về structured array & module RecordArrays tương ứng. Ta hoàn toàn có thể sử dụng nó để tạo nên một DataFrame trong pandas, ví dụ:

In[20]
import numpy as np

a = np.ones(3, dtype=[('x', 'i8'), ('y', 'S')])
print("a = ", a)

pd.DataFrame(a)
Out[20]
a =  [(1, b'') (1, b'') (1, b'')]

        x	y
0	1	b''
1	1	b''
2	1	b''

3. Pandas Index Object

Sau khi đã tìm hiểu về Series và DataFrame, ta có thể thấy 2 object này đều chứa một thuộc tính là index trong đó nó không phải trả về một mảng bình thường mà là một kiểu dữ liệu riêng biệt, chính vì điều này mà ta có thể thấy index trong pandas là một thuộc tính khá quan trọng.

Bản thân Index object có thể là immutable array (mảng bất biến) hoặc là ordered set (tập hợp sắp thứ tự), do đó có khá nhiều thứ thú vị mà ta có thể làm với Index object, ta sẽ tìm hiểu về các trường hợp cụ thể.

Index là immutable array

Index về cơ bản khá giống với một mảng bình thường, chỉ trừ một điều duy nhất là nó có tính bất biến "immutable" (không thay đổi được giá trị), ví dụ:

In[21]
ind = pd.Index([1, 2, 4, 7, 10, 12, 15])
ind[2] = 3
Out[21]
---------------------------------------------------------------------------
TypeError                                 Traceback (most recent call last)
<ipython-input-21-96a8e236cac8> in <module>
      1 ind = pd.Index([1, 2, 4, 7, 10, 12, 15])
----> 2 ind[2] = 3

~\anaconda3\lib\site-packages\pandas\core\indexes\base.py in __setitem__(self, key, value)
   4079 
   4080     def __setitem__(self, key, value):
-> 4081         raise TypeError("Index does not support mutable operations")
   4082 
   4083     def __getitem__(self, key):

TypeError: Index does not support mutable operations

Mục đích của việc để tính bất biến cho mảng Index chính là nhằm đảm bảo an toàn Còn lại nhìn chung thì nó có hầu hết các đặc điểm của một mảng NumPy, chẳng hạn:

In[22]
print("Chỉ mục truyền thống: ", ind[0])

print("Array slicing: ", ind[::1])
Out[22]
Chỉ mục truyền thống:  1
Array slicing:  Int64Index([1, 2, 4, 7, 10, 12, 15], dtype='int64')

Và chứa các thuộc tính của mảng NumPy:

In[23]
print(ind.size, ind.shape, ind.ndim, ind.dtype)
Out[23]
7 (7,) 1 int64

Index là ordered set

Index object tuân theo nhiều quy ước giống như sets trong Python (vốn tuân theo lý thuyết tập hợp), vậy nên các phép toán như hợp, giao, hiệu và các phép toán khác có thể được dùng như sau:

In[24]
indexA = pd.Index([1, 2, 3, 5, 7, 9])
indexB = pd.Index([1, 3, 8, 9, 10, 11])

print("Index A: ", indexA)
print("Index B: ", indexB)

print("Giao: ", indexA & indexB)

print("Hiệu: ", indexA - indexB)

print("Hợp: ", indexA | indexB)

print("Hiệu số đối xứng: ", indexA ^ indexB)

print("A <= B and A != B: ", indexA < indexB)
Index A:  Int64Index([1, 2, 3, 5, 7, 9], dtype='int64')
Index B:  Int64Index([1, 3, 8, 9, 10, 11], dtype='int64')

Giao:  Int64Index([1, 3, 9], dtype='int64')
Hiệu:  Int64Index([0, -1, -5, -4, -3, -2], dtype='int64')
Hợp:  Int64Index([1, 2, 3, 5, 7, 8, 9, 10, 11], dtype='int64')
Hiệu số đối xứng:  Int64Index([2, 5, 7, 8, 10, 11], dtype='int64')
A <= B and A != B:  [False  True  True  True  True  True]

4. Tổng kết

Trong bài này chúng ta đã tìm hiểu về 3 object chính trong Pandas - Series, DataFrame và Index. Nhìn chung thì các khái niệm như Series hay DataFrame đều không quá khó hiểu, nó cũng là nền tảng cho toàn bộ series Pandas này.

Trong bài tiếp, chúng ta sẽ tìm hiểu về Data Indexing và Selection nhé, hẹn gặp bạn ở bài tiếp theo.

Cùng chuyên mục:

Cách thêm Progress Bar trong Python với chỉ một dòng Code

Cách thêm Progress Bar trong Python với chỉ một dòng Code

Toán tử Walrus Operator- Tính năng mới trong Python 3.8

Toán tử Walrus Operator- Tính năng mới trong Python 3.8

Cách nạp dữ liệu Machine Learning từ File trong Python

Cách nạp dữ liệu Machine Learning từ File trong Python

Hướng dẫn sử dụng Google Sheets API với Python

Hướng dẫn sử dụng Google Sheets API với Python

Xây dựng  web Python tự động hóa Twitter | Flask, Heroku, Twitter API & Google Sheets API

Xây dựng web Python tự động hóa Twitter | Flask, Heroku, Twitter API & Google Sheets API

Xây dựng Web Machine Learning đẹp mắt với Streamlit và Scikit-learn trong Python

Xây dựng Web Machine Learning đẹp mắt với Streamlit và Scikit-learn trong Python

Hướng dẫn tạo Chatbot đơn giản bằng PyTorch

Hướng dẫn tạo Chatbot đơn giản bằng PyTorch

11 mẹo và thủ thuật để viết Code Python hiệu quả hơn

11 mẹo và thủ thuật để viết Code Python hiệu quả hơn

Hướng dẫn làm ứng dụng TODO với Flask dành cho người mới bắt đầu trong Python

Hướng dẫn làm ứng dụng TODO với Flask dành cho người mới bắt đầu trong Python

Hướng dẫn viết Snake Game bằng Python

Hướng dẫn viết Snake Game bằng Python

Cách sử dụng chế độ interactive trong Python

Cách sử dụng chế độ interactive trong Python

Cách sử dụng Python Debugger với hàm breakpoint()

Cách sử dụng Python Debugger với hàm breakpoint()

Xây dựng ứng dụng Web Style Transfer với PyTorch và Streamlit

Xây dựng ứng dụng Web Style Transfer với PyTorch và Streamlit

Cách cài đặt Jupyter Notebook trong môi trường Conda và thêm Kernel

Cách cài đặt Jupyter Notebook trong môi trường Conda và thêm Kernel

Hướng dẫn xây dựng ứng dụng dự đoán giá cổ phiếu bằng Python

Hướng dẫn xây dựng ứng dụng dự đoán giá cổ phiếu bằng Python

Hướng dẫn tạo ứng dụng AI hội thoại với NVIDIA Jarvis trong Python

Hướng dẫn tạo ứng dụng AI hội thoại với NVIDIA Jarvis trong Python

Hỗ trợ Async trong Django 3.1

Hỗ trợ Async trong Django 3.1

8 mẹo tái cấu trúc Python giúp mã sạch hơn và Pythonic

8 mẹo tái cấu trúc Python giúp mã sạch hơn và Pythonic

Ý nghĩa của if __name__ ==

Ý nghĩa của if __name__ == "__main__" trong Python

Cách xóa phần tử trong danh sách Python

Cách xóa phần tử trong danh sách Python

Top