Bài 1: Cấu Trúc Folder Codeigniter
Hẳn khi các bạn đã muốn học tới Codeigniter Framwork thì tôi tin chắc khái niệm Web Server bạn đã biết rồi nên tôi sẽ không hướng dẫn cài đặt làm gì. Nếu bạn chưa biết cài đặt thì đọc bài hướng dẫn cài đặt Vertrigo Server
1. Download Và Cài Đặt
Việc download và cài đặt Codeigniter rất đơn giản. Trước tiên bạn vào trang này để download source (chọn version 3.x).
Sau khi download xong bạn sẽ có được 1 file nén .rar
, bạn vào folder WWW của Web Server tạo một folder mới tên là Codeigniter sau đó copy file vừa download vào trong folder mới tạo này và giải nén tại đó.
Sau khi giải nén các bạn ra trình duyệt gõ localhost/codeigniter, nếu có kết quả xuất hiện thì bạn đã cài đặt thành công, ngược lại bạn cài đặt bị lỗi.
2. Cấu Trúc Folder Codeigniter
Sau khi bạn giải nén Codeigniter sẽ có các thư mục cấu trúc các folder codeigniter như sau:
Trong đó folder System là bộ core của CI, chúng ta không được đụng tới nó, chỉ được phép gọi ra và xài thôi.
Folder user_guide chỉ là folder document, các bạn xóa nó đi vì không cần thiết cho ứng dụng, nếu các bạn muốn để lại tham khảo thì cũng không sao.
Folder Application là folder chứa source web trong quá trình mình phát triển. Mọi file đều nằm trong folder này và tùy vào loại file mà lưu những vị trí khác nhau. Ở những bài tới tôi sẽ hướng dẫn các bạn sau.
Trong Application các bạn thấy có 3 folders quan trọng nhất đó là Controllers, Models và Views. Đây chính là mô hình MVC nổi tiếng ở thời điểm này, có lẽ có nhiều bạn nếu chưa từng làm qua mô hình MVC sẽ bở ngỡ, thì mình khuyên bạn nên tập viết ứng dụng bằng mô hình MVC viết bằng php OOP thuần thì qua đây các bạn sẽ rất dễ học.
Các folder còn lại chúng ta sẽ đề cập sau vì một lúc nói hết các folder các bạn cũng chưa chắc hiểu hết, chỉ khi nào cần dùng folder nào tôi sẽ giới thiệu và các bạn sẽ năm ngay lúc đó.
Kết thúc
Trong bài này mình chỉ giới thiệu sơ lược cấu trúc folder Codeigniter CI thuần vừa mới download về. Trong seria này mình muốn các bạn đọc theo từng bài, chứ không nên nhảy bậc, đó là nguyên tắt viết tuts của mình. Bài tiếp theo chúng ta sẽ học controller trong codeigniter.