Bài 15: Tìm Hiểu Helper Language Trong Codeigniter
Trong bài này bạn sẽ được học:
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.
- Giới thiệu về helper language.
- Các hàm thông dụng.
Lưu ý:
Tôi sử dụng Codeigniter version 2.1.4.
Tên folder của tôi là citest cho bài viết này.
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một helper cũng khá là phổ biến trong quá trình xây dựng website , việc tùy chỉnh ngôn ngữ trên website khá là cần thiết, nếu các bạn đang làm việc với php thuần sẽ khá là đau đầu khi nghĩ đến việc xử lý vấn đề song ngữ. Nhưng với CI thì mọi chuyện trở nên rất là dễ dàng, bộ helper cung cấp cho chúng ta đầy đủ các hàm thông dụng.
Giới thiệu helper language:
Trong bài viết này , chúng ta chỉ tìm hiểu ở khái niệm cơ bản nhất về helper language giống như cách khai báo helper và sử dụng nó như thế nào chứ không đi sâu vào vấn đề thao tác với CSDL, vậy thì các bạn hiểu thế nào là website song ngữ tức là nó có nhiều hơn một ngôn ngữ, ngoài tiếng việt thì nó có thêm ngôn ngữ tiếng anh, tiếng pháp chẳng hạn. Chúng ta sẽ tìm hiểu helper này qua một ví dụ cụ thể như sau.
Cấu hình & sử dụng helper language:
Đầu tiên chúng ta sẽ phải vào folder application/language
và tạo ra một folder mới tên là vietnamese
đây sẽ là folder dùng để lưu trữ file ngôn ngữ chúng ta sẽ sử dụng.
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Sau khi tạo xong folder trên, chúng ta sẽ tạo tiếp file tên là vi_lang.php
dùng để chứa các thông số ngôn ngữ , chú ý là phải có tiền tố lang
ở đằng sau để CI có thể hiểu được nhé.
Tạo xong đầy đủ folder & file trên, chúng ta mở file vi_lang
ra và thêm vào đoạn code sau.
<?php $lang['fullname'] = "Họ tên"; $lang['email'] = "Hòm thư"; $lang['phone'] = "Điện thoại"; $lang['address'] = "Địa chỉ"; ?>
Giải thích cho đoạn code trên , ta chỉ cần 2 tham số
$lang['key'] = 'value'
key tức là cái khóa , value là giá trị ngôn ngữ cần hiển thị, như vậy chúng ta hoàn toàn dễ dàng làm chủ ngôn ngữ riêng cho mình.
Tiếp theo tôi sẽ tạo một controller tên là demolang
, ngay tại action index
tôi tiến hành load helper với cú pháp như sau.
<?php class Demolang extends CI_Controller{ public function __construct(){ parent::__construct(); } public function index(){ $this->lang->load("vi", "vietnamese"); $this->load->view("demolang"); } }
Với cách khai báo này, chúng ta dễ dàng hiểu rằng, ngôn ngữ cần load có tên là vi
và nó nằm trong folder vietnamese
. Tiếp theo chúng ta sẽ gọi chúng ra ngay tại view.
<?php echo $this->lang->line('fullname')." : Hasegawa kaito<br />"; echo $this->lang->line('email')." : hoaiminhit1990@gmail.com<br />"; echo $this->lang->line('address')." : freetuts.net<br />"; echo $this->lang->line('phone')." : 0934567890"; ?>
Hòm thư : hoaiminhit1990@gmail.com
Địa chỉ : freetuts.net
Điện thoại : 0934567890
Ta gọi trực tiếp key khai báo ở file vi_lang
theo cú pháp $this->lang->line('tham_so')
.
Kết thúc bài học:
Các bạn có thể kết hợp sử dụng nó với các thao tác xử lý form cũng được, và bài viết sẽ dừng lại ở mức độ basic và nếu có thời gian chúng ta sẽ tiếp tục đi sâu vào helper này hơn. xử lý với model, load js để hiển thị ngôn ngữ theo ý đồ của bạn.