Bài 14: Tìm Hiểu Helper Text Trong Codeigniter
Trong bài này bạn sẽ được học:
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.
- Giới thiệu về helper text.
- Các hàm thông dụng.
Lưu ý:
Tôi sử dụng Codeigniter version 2.1.4.
Tên folder của tôi là citest cho bài viết này.
Nhìn tiêu đề, hẳn các bạn đã đoán ra hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cái gì đúng không nào. Việc xử lý văn bản trong website là một khái niệm rất phổ biến đối với lập trình viên, helper text do CI cung cấp cho chúng ta rất nhiều hàm để làm việc này, do bài viết chỉ cô đọng về lý thuyết sẽ hơi khô khan, nhưng cũng rất mong các bạn kiên trì đọc hết bài nhé. Như vậy ở bài trước chúng ta đã tìm hiểu xong helper date, và hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi qua các hàm của text để xem cách sử dụng từng hàm ra sao.
Đầu tiên để chúng ta cần phải tiến hành khai báo helper bằng cú pháp sau.
$this->load->helper('text');
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
Các hàm thông dụng trong helper text
word_limiter():
Hàm này xóa bỏ các chuỗi với số lượng từ được giữ lại , nó có phần đuôi thêm vào đoạn văn bản sau khi cắt chữ sẽ là ba chấm.
$this->load->helper("text"); $string = "Day la vi du ve word_limiter"; $string = word_limiter($string, 4); echo $string; // Ket qua tra ve la: Day la vi du, tức là cắt chuỗi từ câu thứ 4.
character_limiter():
Hàm này dùng để xóa bỏ chuỗi với số lượng từ được quy định.Nó sẽ duy trì tính toàn vẹn của các từ (có nghĩa là từ có nghĩa hay là từ cách nhau bởi dấu cách)nên số ký tự có thể là nhiều hơn hoặc ít hơn một chút so với con số mà ta chỉ định.
$string = "Day la vi du ve character_limiter"; $string = character_limiter($string, 9); echo $string; // Ket Qua: Day la vi, nó tính luôn khoảng cách nên ko thể cắt tối chỗ du đc.
word_censor():
Hàm này dùng để ẩn đi một số từ xấu, ví dụ như hạn chế người dùng nói tục trên website của bạn, Tham số đầu tiên là chuỗi của văn bản gốc, tham số thứ hai chứa mảng các ký tự sẽ bị ẩn đi, tham số thứ ba, có thể định nghĩa từ thay thế, nếu không nó sẽ hiển thị mặc định là ####
, ở đây tôi sử dụng ký tự ***
cho tham số thứ ba.
$string = "Got damn it shit"; $badword = array('damn', 'fuck', 'shit', 'funny'); echo $string = word_censor($string, $badword, '***');
highlight_phrase():
Hàm này sẽ định nghĩa màu sắc cho một phần trong đoạn văn bản được quy định.
- Tham số thứ nhất là phần văn bản gốc.
- Tham số thứ hai là đoạn văn bản muốn tô màu.
- Tham số thứ ba & tư sẽ chứa phần đóng mở html định dạng màu sắc cho văn bản.
$string = "Freetuts.net la website chia se kinh nghiem lap trinh"; echo $string = highlight_phrase($string, "Freetuts.net", "<span style='color:red;'>", "</span>"); //Ket qua : Freetuts.net sẽ được tô màu đỏ.
Kết thúc bài học:
Helper text chỉ đơn giản là nhiêu đó hàm thôi, còn vài hàm nhưng tôi nghĩ các bạn sẽ chẳng bao giờ sử dụng tới nó, nên tôi sẽ không giới thiệu cách sử dụng các hàm đó, để cắt một chuỗi trong đoạn văn bản thì chỉ nên dùng php thuần xử lý, bản thân framework đã rất chậm, nên tìm cách tối ưu nó, chứ không phải làm nó chậm hơn bằng việc load nhiều helper. Bài viết này mục đích tôi chỉ giới thiệu helper text cũng như cách sử dụng hàm thông dụng, không khuyến cáo các bạn sử dụng nó trong quá trình làm website.