SOCKET.IO
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Tạo môi trường làm việc với Socket.io

Trong bài viết này chúng mình sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cách khởi tạo môi trường làm việc với Socket.io, đây cũng là một bài khá quan trọng để các bạn có thể làm việc với Socket.io hiệu quả hơn. Bài này sẽ có trọng tâm là cài đặt socket.io kết hợp với express và sử dụng module nodemon trong quá trình làm việc hiểu quả hơn.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

1. Khởi tạo môi trường làm việc

Để bắt đầu phát triển bằng cách sử dụng Socket.io, bạn cần cài đặt Node.js và npm. Nếu bạn không có những thứ này, bạn cần phải cài đặt Node.js trước tiên. Hãy chắc chắn rằng Node.js và npm được cài đặt bằng cách chạy các câu lệnh :

node -v 
npm -v

Nếu máy bạn đã được cài đặt Node.js và có npm thì bạn sẽ nhận được phiên bản của chúng như sau :

socketio can ban khoi tao moi truong png

Cài đặt socket.io

Như trong bài trước, mình cũng đã giới thiệu qua cho các bạn cách để cài đặt socket.io, bài này mình sẽ nhắc lại thêm một lần nữa. Bạn cần phải cài đặt socket.io ở 2 phía đó là ở server và client:

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Cài đặt socket.io trên server

Để cài đặt socket.io trong server bạn tiến hành vào thư mục cần cài và mở terminal gõ dòng lệnh :

npm install ---save socket.io

Cài đặt socket.io trên client

Bạn chỉ cần import thư viện socket.io vào clients, thư viện này sẽ được tạo tự động khi bạn khởi tạo socket.io server

<script src="/socket.io/socket.io.js"></script>        	

Cài đặt Express

Ngoài socket.io bạn cần phải cài đặt express, express cho phép chúng ta khởi tạo HTTP Server một cách đơn giản và dễ dàng hơn. Freetuts cũng có một seri về Express Framework, bạn có thể tham khảo thêm để hiểu về express. Đi vào vấn đề chính, để cài đặt express bạn chỉ cần mở terminal lên và gõ dòng lệnh:

npm install ---save express

Sau khi cài đặt thành công, bạn có thể sử dụng express kết hợp với Socket.io trong dự án của mình.

Cài đặt Nodemon

Nodemon là một tiện ích sẽ theo dõi mọi thay đổi trong mã nguồn của bạn và tự động khởi động lại máy chủ.. Điều này giúp ích rát nhiều cho bạn không phải tự refresh server khi chỉnh bất cứ gì đó. Nodemon là một công cụ hữu ích trong quá trình làm việc với các dự án Node.js. Để cài đặt bạn chỉ cần mở terminal và gõ dòng lệnh :

npm install --save-dev nodemon

Nodemon đươc các lập trình viên sử dụng khá nhiều trong quá trình lập trình bởi nó có mội vài điểm nổi bật như :

  • Tự động khởi động lại ứng dụng.
  • Phát hiện phần mở rộng tập tin mặc định để theo dõi.
  • Hỗ trợ mặc định cho node & coffeescript, nhưng dễ dàng chạy bất kỳ tệp thực thi nào (như python, make, v.v.).
  • Bỏ qua các tập tin hoặc thư mục cụ thể.
  • Xem các thư mục cụ thể.
  • Hoạt động với các ứng dụng máy chủ hoặc tiện ích chạy một lần và REPL.
  • Sử dụng trong các ứng dụng node. Nguồn mở và có sẵn trên github.

Thêm vào đó, bạn có thể khởi tạo các biến môi trường trong quá trình làm việc với Node.js. Mình cũng có một bài viết về biến môi trường .env trong Node.js, bạn có thể tham khảo thêm.

2. Khởi tạo Socket.io

Sau khi đã cài đặt các module cần thiết, chúng ta sẽ đi xây dựng một ứng dụng sử dụng Socket.io đơn giản với chỉ chức năng kết nối =))))

Trước tiên, chúng ta sẽ khởi tạo HTTP Server bằng cách tạo một file có tên app.js :

var app = require('express')();
var http = require('http').createServer(app);
var io = require('socket.io')(http);

app.get('/', function(req, res){
  res.sendFile(__dirname + '/views/index.html');
});

io.on('connection', function(socket){
  console.log('a user connected');
});

http.listen(3000, function(){
  console.log('listening on *:3000');
});

Ở tên mình sử dụng 3 module chính đó là express, http, và socket.io để khởi tạo server. Khi bạn truy cập vào route /, trình duyệt sẽ nhận về nội dung của file nằm trong đường dẫn /views/index.html

Khi khởi tao server thành công, nó sẽ tự động tạo ra một thư viện cho clients sử dụng ở địa chỉ http://localhost:3000/socket.io/socket.io.js . Đây là thư viện mà socket.io bên server tạo ra dành cho clients. Bạn chỉ cần import thư viên này vào.

Tiếp theo, chúng ta sẽ khởi tạo clients bằng cách tạo files index.html nằm trong thư mục views/

<!DOCTYPE html>
<html lang="vi">
<head>
    <meta charset="UTF-8">
    <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0">
    <title>Socket.io Freetuts.net</title>
</head>
<body>
    <!-- Thêm thư viện socket.io mà server cung cấp -->
    <script src="/socket.io/socket.io.js"></script>

    <script>
        //Khởi tạo kết nối
         var socket = io();
    </script>
</body>
</html>

Bây giờ bạn chỉ cần khởi chạy server bằng cách mở terminal và gõ dòng lệnh:

nodemon app.js

khi này bất cứ thay đổi nào từ file server sẽ tự động refresh lại. Truy cập vào đường dẫn http://localhost:3000/, khi này server sẽ nhận được kết nối :

socket io connected freetutst png

Trên đây là những kiến thức cơ bản về cách khởi tạo môi trường làm việc với Socket.io. Mong bài viết này có thể giúp ích cho bạn cho việc lập trình với Socket.io, cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết này.

Cùng chuyên mục:

Cách gửi mail trong NodeJS có file đính kèm

Cách gửi mail trong NodeJS có file đính kèm

Crawl dữ liệu website bằng NodeJS cơ bản

Crawl dữ liệu website bằng NodeJS cơ bản

CORS là gì ? Xử lý CORS trong NodeJS

CORS là gì ? Xử lý CORS trong NodeJS

Chắc hẳn trong quá trình xử lý các request tới server thì một vài trường…

Xử lý form trong Express

Xử lý form trong Express

Xây dựng URL trong Express

Xây dựng URL trong Express

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cách xây…

Populate trong Mongoose

Populate trong Mongoose

Error Handling & Debugging trong Socket.io

Error Handling & Debugging trong Socket.io

Namespaces & Rooms trong Socket.io

Namespaces & Rooms trong Socket.io

Middleware trong Mongoose

Middleware trong Mongoose

Create / Read / Update / Delete trong Mongoose

Create / Read / Update / Delete trong Mongoose

Validation trong Mongoose

Validation trong Mongoose

Subdocuments trong Mongooose

Subdocuments trong Mongooose

Documents trong Mongoose

Documents trong Mongoose

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về documents trong Mongoose

Models trong Mongoose

Models trong Mongoose

SchemaTypes trong Mongoose

SchemaTypes trong Mongoose

Schemas trong Mongoose

Schemas trong Mongoose

Mongoose trong NodeJS

Mongoose trong NodeJS

Làm việc với Table MySQL sử dụng Nodejs

Làm việc với Table MySQL sử dụng Nodejs

Kết nối với MongoDB trong NodeJS

Kết nối với MongoDB trong NodeJS

Giới thiệu MongoDB trong NodeJS

Giới thiệu MongoDB trong NodeJS

Top