CĂN BẢN
SERVER
MYSQL
MONGODB
MODULE
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Crawl dữ liệu website bằng NodeJS cơ bản

Hướng dẫn cách crawl dữ liệu của một website sử dụng Node.js, sử dụng một vài package hỗ trợ, tùy thuộc vào độ phức tạp của dữ liệu của trang web mà có những cách để crawl khác nhau.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

Crawl là một kĩ thuật dùng để lấy dữ liệu từ một website bằng cách bóc tách dữ liệu từ một website nào đó, đây là một kĩ thuật được sử dụng rất nhiều, điển hình là Google bot. Kỹ thuật crawl được sử dụng rộng rãi nhằm mục đích lấy dữ liệu từ các trang web khi không được cung cấp 1 API cho phép lấy dữ liệu trực tiếp.

1. Cần hiểu trước khi Crawl website bằng NodeJS

Có thể nói rằng crawl ( "cào" wink ) dữ liệu của 1 website là một kỹ thuật cho phép thu thập các dữ liệu có trên website. Công cụ crawl sẽ truy cập vào đường dẫn cần lấy dữ liệu, sau đó tiến hành bóc tách để lấy dữ liệu về.

Dữ liệu crawl được từ một website được sử dụng với nhiều mục đích. Có thể là tổng hợp tin tức từ những trang báo mạng để tạo ra 1 trang báo đầy đủ, hay lấy thời khóa biểu từ trang đăng ký học của nhà trường,...Nhưng về luật thì điều này là không được phép, chúng ta cần phải xin phép chủ website.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Có rất nhiều cách để crawl dữ liệu từ một website bằng NodeJS, tùy vào mức độ phức tạp của dữ liệu mà chúng ta sẽ có những cách khác nhau.

Hiện nay ứng dụng web được xây dựng theo 2 loại chính đó là SPA (single page application) và MPA( multiple page application), với mỗi loại sẽ có những cách crawl khác nhau.

Điển hình là Freetuts được xây dựng theo kiểu truyền thống đó là MPA, khi bạn view-source thì chúng ta sẽ thấy tất cả dữ liệu ở trong source.

Còn Zingmp3 thì xây dựng theo kiểu SPA, khi view-source ra thì toàn thấy các đọan mã script. Các trang SPA thì việc crawl đơn giản hơn rất nhiều vì họ sẽ nhận dữ liệu từ API, chúng ta chỉ cần gọi API là có thể lấy dữ liệu. MPA sẽ khó hơn bởi dữ liệu ở dạng HTML nên việc bọc tách sẽ khó hơn, không những thế có những trang web dữ liệu cần lấy khá phức tạp.

2. Crawl dữ liệu website bằng NodeJS

Bài viết này sẽ thực hiện crawl đối với những trang "truyền thống" và điển trong ví dụ này là lấy tên và link của một tutorial trên trang freetuts.net. Trước tiên, chúng ta cần chuẩn bị một vài công cụ hỗ trợ.

Cài đặt công cụ hỗ trợ

Khi thực hiên crawl bằng NodeJS chúng ta cần phải cài đặt một số công cụ, vì trang mình muốn crawl là một trang MPA và dữ liệu cần bóc tách khá đơn giản nên chỉ cần một vài package như:

  • cheerio - hỗ trợ parse DOM giống như là jQuery, nó rất nhẹ và khá quen thuộc. Xem tài liệu về cheerio ở trang chủ.
  • request-promise - hợ trợ việc lấy mã nguồn của trang cần cào, thư viện này được xây dựng dựa trên thư viện request và hỗ trợ promise.
  • fs - thư viện hỗ trợ làm việc với file trong Node.js

Để cài đặt chúng ta chỉ cần mở terminal và gõ dòng lệnh:

npm i cheerio request-promise

Sau khi cài đặt hoàn tất, chúng ta sẽ đi vào phân tích sâu hơn trang web cần bóc tách dữ liệu.

Vì đây là một trang với dữ liệu không quá phức tạp và dữ liệu không thay đổi theo thời gian thực nên mình sử dụng request-promisecheerio, nhưng đối với những web phức tạp thì người ta sẽ dùng puppeteer. Bạn có thể tìm hiểu thêm về nó nhé ! Pupperteer khá mạnh trong khoản crawl này nhưng cũng khá nặng vì nó "vác" luôn hẳn cái trình duyệt vào crying

Phân tích website cần crawl

Chúng ta sẽ thực hiện crawl ở các bài viết ở phần ReactJS căn bản, với những dữ liệu cần thu thập là tên, miêu tả của tutorial và các bài viết trong mỗi chương đó. Sau khi phân tích thì sẽ thấy được vị trí của dữ liệu chúng ta cần lấy:

  • Tên tutorial: nằm trong thẻ h1 có id là main_title.
  • Miêu tả của tutorial: nằm trong class entry-content với thẻ p.
  • Các chương của bài viết sẽ nằm trong một table, với tên chương là table -> thead và các bài viết nằm trong thẻ table -> tbody.

crawl du lieu bang nodejs png

Tiến hành crawl dữ liệu

Sau khi cài đặt các package và phân tích các thành phần chúng ta sẽ tiến hành crawl dữ liệu. Mình sẽ làm việc với file index.js. Trước tiên, chúng ta cần import các module cần thiết.

//file: index.js
const rp = require("request-promise");
const cheerio = require("cheerio");
const fs = require("fs");

const URL = `https://freetuts.net/reactjs/tu-hoc-reactjs`;

const options = {
  uri: URL,
  transform: function (body) {
    //Khi lấy dữ liệu từ trang thành công nó sẽ tự động parse DOM
    return cheerio.load(body);
  },
};

(async function crawler() {
  try {
    // Lấy dữ liệu từ trang crawl đã được parseDOM
    var $ = await rp(options);
  } catch (error) {
    return error;
  }

  /* Lấy tên và miêu tả của tutorial*/
  const title = $("#main_title").text().trim();
  const description = $(".entry-content > p").text().trim();

  /* Phân tích các table và sau đó lấy các posts.
     Mỗi table là một chương 
  */
  const tableContent = $(".entry-content table");
  let data = [];
  for (let i = 0; i < tableContent.length; i++) {
    let chaper = $(tableContent[i]);
    // Tên của chương đó.
    let chaperTitle = chaper.find("thead").text().trim();
  
    
    //Tìm bài viết ở mỗi chương
    let chaperData = []
    const chaperLink = chaper.find("tbody").find("a");
    for (let j = 0; j < chaperLink.length; j++) {
      const post = $(chaperLink[j]);
      const postLink = post.attr("href");
      const postTitle = post.text().trim();
      chaperData.push({
        postTitle,
        postLink,
      });
    }
    data.push({
      chaperTitle,
      chaperData,
    });
  }
  
  // Lưu dữ liệu về máy
  fs.writeFileSync('data.json', JSON.stringify(data))
})();

Như đã phân tích ở trên thì mỗi table sẽ là một chương, bởi vậy chúng ta sẽ dùng cheerio để tìm và phân tích. Sau khi phân tích thành công chúng ta sẽ lưu về dưới dạng JSON. Để chạy dự án sử dụng câu lệnh:

node index

Và đây là kết quả nhận được sau khi crawl thành công:

crawl du lieu bang nodejs 1 png

Trên đây là những kiến thức cơ bản về crawl dữ liệu website bằng NodeJS. Mong bài viết này có thể giúp ích cho bạn cho việc lập trình với NodeJS, cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết này.

Cùng chuyên mục:

Cách gửi mail trong NodeJS có file đính kèm

Cách gửi mail trong NodeJS có file đính kèm

CORS là gì ? Xử lý CORS trong NodeJS

CORS là gì ? Xử lý CORS trong NodeJS

Chắc hẳn trong quá trình xử lý các request tới server thì một vài trường…

Xử lý form trong Express

Xử lý form trong Express

Xây dựng URL trong Express

Xây dựng URL trong Express

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cách xây…

Populate trong Mongoose

Populate trong Mongoose

Error Handling & Debugging trong Socket.io

Error Handling & Debugging trong Socket.io

Namespaces & Rooms trong Socket.io

Namespaces & Rooms trong Socket.io

Middleware trong Mongoose

Middleware trong Mongoose

Create / Read / Update / Delete trong Mongoose

Create / Read / Update / Delete trong Mongoose

Validation trong Mongoose

Validation trong Mongoose

Subdocuments trong Mongooose

Subdocuments trong Mongooose

Documents trong Mongoose

Documents trong Mongoose

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về documents trong Mongoose

Models trong Mongoose

Models trong Mongoose

SchemaTypes trong Mongoose

SchemaTypes trong Mongoose

Schemas trong Mongoose

Schemas trong Mongoose

Mongoose trong NodeJS

Mongoose trong NodeJS

Làm việc với Table MySQL sử dụng Nodejs

Làm việc với Table MySQL sử dụng Nodejs

Kết nối với MongoDB trong NodeJS

Kết nối với MongoDB trong NodeJS

Giới thiệu MongoDB trong NodeJS

Giới thiệu MongoDB trong NodeJS

Insert / Update / Delete / Select MySQL trong NodeJS

Insert / Update / Delete / Select MySQL trong NodeJS

Top