CĂN BẢN
SERVER
MYSQL
MONGODB
MODULE
CÁC CHỦ ĐỀ
BÀI MỚI NHẤT
MỚI CẬP NHẬT

Xây dựng NodeJS Server đơn giản

Để chạy được ứng dụng NodeJS thì bạn phải lập trình cho nó một cái Server, việc cài đặt server này sẽ thông qua những đoạn mã javascript chứ không phải thông qua phần mềm. Và trong bài này mình sẽ hướng dẫn cài đặt một chương trình in ra một câu chào lên trình duyệt web.

test php

banquyen png
Bài viết này được đăng tại freetuts.net, không được copy dưới mọi hình thức.

1. Xây dựng cấu trúc file NodeJS Server

Trước khi tạo NodeJS Server thì bạn thực hiện các bước sau:

Tạo cấu trúc folder:

Bạn tạo một thư mục tên là nodejs-server nằm trong ổ đĩa D, sau đó tạo một file tên là server.js (xem hình).

nodejs server structure png

Trong hình này thì thư mục nbproject là thư mục của netbeans tự tạo ra, vì vậy bạn đừng quan tâm nó nhé.

Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]

Xây dựng file package.json:

File package.json là file lưu trữ thông tin cấu hình cho dự án NodeJS, file này mình đã giới thiệu ở trong bài tạo project cho chuyên đề học NodeJS.

Bạn đi đến thư mục D:/nodejs-server và click chuột phải và chọn Git Bash Here (Xem bài cài đặt Git Bash để học NodeJS).

nodejs server structure 1 png

Một cửa sổ hiện ra, bạn gõ npm init và làm theo hướng dẫn, trường hợp bạn chưa biết làm thì hãy tới bài mà mình đã đưa link ở trên để xem nhé. Sau khi bạn tạo xong sẽ xuất hiện một file tên package.json với nội dung tương tự như sau:

{
  "name": "nodejs-server",
  "version": "1.0.0",
  "description": "NodeJS Server Simple",
  "main": "server.js",
  "scripts": {
    "test": "echo \"Error: no test specified\" && exit 1",
    "start": "node server.js"
  },
  "keywords": [
    "NodeJS",
    "NodeJS",
    "Server"
  ],
  "author": "TheHalfHeart@gmail.com",
  "license": "ISC"
}

Chạy NodeJS Server thử:

Bạn vào file server.js và gõ nội dung sau vào:

console.log('The server is runing ...');

Bạn vào Git Bash và gõ lệnh sau:

npm start

Nếu kết quả xuất hiện chữ "The server is runing ..." thì ta đã xây dựng cấu trúc file thành công.

2. Xây dựng NodeJS Server căn bản

Thông thường chúng ta có hai giao thức đó là httphttps nên trong NodeJS có cung cấp cho chúng ta hai module tương ứng với hai cái tên đó luôn đó là httphttps. Như vậy để tạo server giúp việc giao tiếp giữa client và server thì ta sẽ thông qua hai module này, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này mình chỉ hướng dẫn sử dụng http thôi nhé.

Mã code:

Trước tiên bạn mở file server.js lên và nhập vào nội dung sau:

// Bước 1: Import module http
var http = require('http');

// Bước 2: Khởi tạo server
var server = http.createServer(function(request, response){
    // Biến request: là biến lưu trữ thông tin gửi lên của client
    // Biến response: là biến lưu trữ các thông tin trả về cho client
    
    // Thiết lập Header
    response.writeHead(200, {
        "Context-type" : "text/plain"
    });
    
    // Show thông tin
    response.write('Your URL is ' + request.url);
    
    // Kết thúc
    response.end();
});

// Bước 3: Lắng nghe cổng 300 thì thực hiện chương trình
server.listen(3000, function(){
    console.log('Connected Successfull!');
});

Để tạo NodeJS Server thì bạn phải thực hiện ba bước gồm:

  • Bước 1: Import thư viện http
  • Bước 2: Khởi tạo server. Chúng ta sử dụng hàm http.createServer và tham số truyền vào là một callback function, trong hàm callbackfunction có hai tham số truyền vào nữa đó là request và response,
  • Bước 3: Thiết lập cổng kết nối

Trong bước 2 bạn để ý đoạn code thiết lập header:

// Thiết lập Header
response.writeHead(200, {
    "Context-type" : "text/plain"
});

Đây chính là phần khai báo các tham số của trang web như thông tin định dạng file trả về, kích thước file ... Còn mã code 200 tức là truy cập thành công.

Chạy Server:

Bây giờ bạn bật Git Bash lên và gõ lệnh sau:

npm start

Và nếu giao diện xuất hiện như hình dưới đây thì tức là bạn đã khởi chạy Server thành công.

nodejs server structure 2 png

Chạy trên browser:

Bây giờ bạn mở trình duyệt ra và gõ vào URL http://localhost:3000/ thì sẽ xuất hiện giao diện như sau:

nodejs server structure 3 png

Bạn hãy thay đổi phần URL phía dau để xem thành quả nhé.

3. Truy cập một file trên Server

Bây giờ bạn tạo một file tên là about.html nằm trong project, sau đó pass nội dung dưới đây vào.

<!DOCTYPE html>
<html>
    <head>
        <title>freetuts.net - NodeJS Server căn bản</title>
        <meta charset="UTF-8">
        <meta name="viewport" content="width=device-width, initial-scale=1.0">
    </head>
    <body>
        <div style="padding: 50px; background: blue; color: #FFF">Xin chào, rất vui khi được chia sẻ kiến thức NodeJS</div>
    </body>
</html>

Tiếp theo bạn sửa lại file server.js như sau:

// Bước 1: Import module http và fs
var http = require('http');
var fs = require('fs');

// Bước 2: Khởi tạo server
var server = http.createServer(function(request, response){
    // Biến request: là biến lưu trữ thông tin gửi lên của client
    // Biến response: là biến lưu trữ các thông tin trả về cho client
    
    // Kiểm tra URL truy cập phải trang about ko
    if (request.url == '/about.html')
    {
        // Thiết lập Header
        response.writeHead(200, {
            "Context-type" : "text/html"
        });
        
        // Show thông tin trang about
        fs.createReadStream('./about.html').pipe(response);
    }
    else // trường hợp ngược lại ko tìm thấy file
    {
        // Thiết lập Header
        response.writeHead(404, {
            "Context-type" : "text/plain"
        });
        
        // Show lỗi không tìm thấy trang
        response.write('404 Not Found ' + request.url);
        
        // Kết thúc
        response.end();
    }
});

// Bước 3: Lắng nghe cổng 300 thì thực hiện chương trình
server.listen(3000, function(){
    console.log('Connected Successfull!');
});

Trong đoạn code này mình có sử dụng một module tên là fs, đây là module thao tác với file của NodeJS.

Bạn vào Git Bash và nhấn Ctr + C để hủy bỏ những thiết lập trước đó, sau đó chạy lại lệnh npm start nhé.

nodejs server structure 5 png

Bây giờ bạn chạy lên và nhập vào URL như sau http://localhost:3000/about.html thì sẽ thấy kết quả như hình là mọi thứ OK rồi đấy.

nodejs server structure 6 png

4. Lời kết

Như vậy trong bài này mình đã hướng dẫn các bạn tạo một NodeJS Server căn bản, hy vọng qua bài này bạn sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về NodeJS và cũng như có tiền đề để học những bài nâng cao tiếp theo. Bài này mình dừng tại đây nhé, bài tiếp theo mình sẽ tìm hiểu cách truy cập một file HTML trên Server.

Cùng chuyên mục:

Cách gửi mail trong NodeJS có file đính kèm

Cách gửi mail trong NodeJS có file đính kèm

Crawl dữ liệu website bằng NodeJS cơ bản

Crawl dữ liệu website bằng NodeJS cơ bản

CORS là gì ? Xử lý CORS trong NodeJS

CORS là gì ? Xử lý CORS trong NodeJS

Chắc hẳn trong quá trình xử lý các request tới server thì một vài trường…

Xử lý form trong Express

Xử lý form trong Express

Xây dựng URL trong Express

Xây dựng URL trong Express

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về cách xây…

Populate trong Mongoose

Populate trong Mongoose

Error Handling & Debugging trong Socket.io

Error Handling & Debugging trong Socket.io

Namespaces & Rooms trong Socket.io

Namespaces & Rooms trong Socket.io

Middleware trong Mongoose

Middleware trong Mongoose

Create / Read / Update / Delete trong Mongoose

Create / Read / Update / Delete trong Mongoose

Validation trong Mongoose

Validation trong Mongoose

Subdocuments trong Mongooose

Subdocuments trong Mongooose

Documents trong Mongoose

Documents trong Mongoose

Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu về documents trong Mongoose

Models trong Mongoose

Models trong Mongoose

SchemaTypes trong Mongoose

SchemaTypes trong Mongoose

Schemas trong Mongoose

Schemas trong Mongoose

Mongoose trong NodeJS

Mongoose trong NodeJS

Làm việc với Table MySQL sử dụng Nodejs

Làm việc với Table MySQL sử dụng Nodejs

Kết nối với MongoDB trong NodeJS

Kết nối với MongoDB trong NodeJS

Giới thiệu MongoDB trong NodeJS

Giới thiệu MongoDB trong NodeJS

Top