Áp dụng Yargs NodeJS vào ứng dụng quản lý học sinh
Như vậy là bạn đã hiểu được phần nào về module Yargs và các cấu hình options trong Yargs rồi đấy. Vậy trong video này ta sẽ vận dụng những gì đã học để làm một bài tập nho nhỏ có sử dụng những hàm đã làm ở bài xây dựng chức năng quản lý học sinh. Ở bài đó chúng ta sử lý thêm dữ liệu bằng code nên không hay lắm, vì vậy trong bài này ta sử dụng module Yargs để lấy thông tin nhập vào từ bàn phím thông qua lệnh command line.
1. Copy thư viện quản lý học sinh
Vì chúng ta chưa học cách import các thư viện nên tạm thời bạn hãy copy tất cả các hàm nằm trong file node-persist.js
(các hàm xử lý học sinh) vào file yargs-demo.js
. Lúc này file sẽ có nội dung như sau:
var storage = require('node-persist'); storage.initSync({ dir : "mydata", ttl : false }); function getAllStudents() { var students = storage.getItemSync('students'); if (typeof students === "undefined"){ return []; } return students; } function showStudents() { var students = getAllStudents(); for (var i = 0; i < students.length; i++) { console.log('Student: ' + students[i].fullname + "(" +students[i].id+ ")"); } } function addStudent(studentId, studentName) { var students = getAllStudents(); students.push({ id: studentId, fullname : studentName }); storage.setItemSync('students', students); } function removeStudent(studentId) { var students = getAllStudents(); for (var i = 0; i < students.length; i++) { if (students[i].id === studentId){ students.splice(i, 1); } } storage.setItemSync('students', students); } function editStudent(studentId, studentName) { var students = getAllStudents(); for (var i = 0; i < students.length; i++) { if (students[i].id === studentId){ students[i].fullname = studentName; } } storage.setItemSync('students', students); }
Bài viết này được đăng tại [free tuts .net]
2. Xử lý các option của chương trình
Chúng ta có 4 action chính là thêm, xóa, sửa và hiển thị danh sách học sinh.
Lưu ý là tất cả những đoạn code dưới đây bạn khai báo lần lượt phía dưới của file
yargs-demo.js
nhé. Đầu tiên chúng ta se khởi tạo đối tượng Yargs mới.
Khởi tạo đối tượng Yargs.
var yargs = require('yeags');
Options hiển thị danh sách, thêm, xóa, sửa
Một số lưu ý trước khi code:
- Option hiển thị danh sách: Chỉ hiển thị danh sách nên mình không cần ràng buộc gì cả
- Option thêm: Cần hai tham số là
id
vàfullname
,id
là kiểuint
vàfullname
kiểu string, cả hai đều bắt buộc nhập. - Option xóa: Cần một tham số là
id
cần xóa - Option sửa: Cần hai tham số
id
(để biết sửa sinh viên nào) vàfullname
, id là kiểu int vàfullname
kiểustring
, cả hai đều bắt buộc nhập.
Sau đây là toàn bộ code:
var argv = yargs .command("list", "Get List Student", function(yargs){ // Nothing }) .command('create', 'Create a Student', function(yargs){ return yargs.options({ id : { demand : true, type : "number" }, fullname : { demand : true, type : "string" } }); }) .command('delete', 'Delete a Student', function(yargs){ return yargs.options({ id : { demand : true, type : "number" } }); }) .command('edit', 'Edit a Student', function(yargs){ return yargs.options({ id : { demand : true, type : "number" }, fullname : { demand : true, type : "string" } }); }) .argv;
3. Xử lý action của chương trình
Tên action ta sẽ lấy dựa vào key _
của biến argv
(xem lại bài module node-persist).
Chúng ta sử dụng lệnh kiểm tra điều kiện if để xử lý action dạng như sau:
// Lấy tên action var action = argv._[0]; if (action === 'list'){ // list } else if (action === 'create'){ // create } else if (action === 'delete'){ // delete } else if (action === 'edit'){ // edit } else{ // Not found }
Và đây là code xử lý tương ứng cho mỗi action.
// Lấy tên action var action = argv._[0]; if (action === 'list'){ showStudents(); } else if (action === 'create'){ addStudent(argv.id, argv.fullname); console.log('Add Successfully!'); showStudents(); } else if (action === 'delete'){ removeStudent(argv.id); console.log('Delete Successfully!'); showStudents(); } else if (action === 'edit'){ editStudent(argv.id, argv.fullname); console.log('Edit Successfully!'); showStudents(); } else{ console.log('Command not found!'); showStudents(); }
4. Tổng code của file yargs-demo.js
Sau đây là toàn bộ nội dung của file yargs-demo.js.
/*THƯ VIỆN STUDENT*/ var storage = require('node-persist'); storage.initSync({ dir : "mydata", ttl : false }); function getAllStudents() { var students = storage.getItemSync('students'); if (typeof students === "undefined"){ return []; } return students; } function showStudents() { var students = getAllStudents(); for (var i = 0; i < students.length; i++) { console.log('Student: ' + students[i].fullname + "(" +students[i].id+ ")"); } } function addStudent(studentId, studentName) { var students = getAllStudents(); students.push({ id: studentId, fullname : studentName }); storage.setItemSync('students', students); } function removeStudent(studentId) { var students = getAllStudents(); for (var i = 0; i < students.length; i++) { if (students[i].id === studentId){ students.splice(i, 1); } } storage.setItemSync('students', students); } function editStudent(studentId, studentName) { var students = getAllStudents(); for (var i = 0; i < students.length; i++) { if (students[i].id === studentId){ students[i].fullname = studentName; } } storage.setItemSync('students', students); } /*OPTIONS ACTION*/ var yargs = require('yargs'); var argv = yargs .command("list", "Get List Student", function(yargs){ // Nothing }) .command('create', 'Create a Student', function(yargs){ return yargs.options({ id : { demand : true, type : "number" }, fullname : { demand : true, type : "string" } }); }) .command('delete', 'Delete a Student', function(yargs){ return yargs.options({ id : { demand : true, type : "number" } }); }) .command('edit', 'Edit a Student', function(yargs){ return yargs.options({ id : { demand : true, type : "number" }, fullname : { demand : true, type : "string" } }); }) .argv; /*XỬ LÝ ACTION*/ // Lấy tên action var action = argv._[0]; if (action === 'list'){ showStudents(); } else if (action === 'create'){ addStudent(argv.id, argv.fullname); console.log('Add Successfully!'); showStudents(); } else if (action === 'delete'){ removeStudent(argv.id); console.log('Delete Successfully!'); showStudents(); } else if (action === 'edit'){ editStudent(argv.id, argv.fullname); console.log('Edit Successfully!'); showStudents(); } else{ console.log('Command not found!'); showStudents(); }
5. Chạy thử
Bây giờ bạn hãy bật NodeJS Prompt lên và chạy các lênh sau:
Hiển thị danh sách
node yargs-demo.js list
Thêm
node yargs-demo.js create --id 12 --fullname Chuong
Sửa
node yargs-demo.js edit --id 12 --fullname cuong
Xóa
node yargs-demo.js delete --id 12
Nếu bạn truyền không đầy đủ tham số thì nó sẽ thông báo lỗi lên màn hình và các action sẽ không được kích hoạt.
6. Lời kết
Như vậy là chúng ta đã thực hành xong ứng dụng quản lý học sinh bằng NodeJS, đây được coi là một hệ thống API dành cho ứng dụng và các chương trình sẽ gửi request đến kèm các tham số tương ứng cho mỗi action.
Bài này mình dừng tại đây, hẹn gặp lại các bạn bài tiếp theo của series học NodeJS miễn phí này.